Thuyết Minh Về Bình Dương ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bình Dương

Thuyết Minh Về Bình Dương ❤️️ 15 Bài Giới Thiệu Bình Dương ✅ Tuyển Tập Văn Mẫu Chọn Lọc Viết Về Những Cảnh Đẹp Nổi Tiếng Tại Vùng Đất Nơi Đây.

Giới Thiệu Về Bình Dương Chi Tiết – Bài 1

Bài văn thuyết minh Giới Thiệu Về Bình Dương Chi Tiết được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ sau đây, cùng đón đọc ngay nhé!

Bình Dương là một tỉnh thuộc miền Đông Nam Bộ của Việt Nam, phía Bắc giáp Bình Phước, phía Tây giáp Tây Ninh, phía Đông giáp Đồng Nai và phía Nam giáp Thành phố Hồ Chí Minh.

Bình Dương có các vùng đất đỏ thuận lợi cho trồng cây cao su và cà phê; vùng đồng bằng sông bồi đắp, nơi có nhiều ruộng lúa và vườn cây ăn trái. Hệ thống sông ngòi với nhiều kênh rạch, sông nhánh với các con sông lớn chảy qua địa bàn tỉnh như sông Đồng Nai, sông Sài Gòn và Sông Bé.

Có hai mùa rõ rệt trong năm: mùa khô bắt đầu từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau; mùa mưa bắt đầu từ tháng 5 đến tháng 10. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 270C.

Nông nghiệp giữ vai trò là kinh tế quan trọng của tỉnh nhà. Mặt khác Bình Dương cũng là điểm đến thu hút các ngành công nghiệp sản xuất hàng hóa trong 6 tháng đầu năm 2008, Bình Dương là tỉnh đứng đầu trong việc thu hút đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

Bình Dương là khu vực với nhiều loại đất khác nhau thích hợp cho phát triển các loại cây công nghiệp, các công trình dân dụng, và phát triển công nghiệp. Ngoài ra Bình Dương cũng có nhiều nguồn tài nguyên khoáng sản đặc biệt như đá macma, trầm tích và một số loại đá phong hóa.

Các loại nguyên liệu này cung cấp cho ngành công nghiệp truyền thống của tỉnh nhà như gốm sứ, vật liệu xây dựng, và khai thác khoáng sản. Theo khảo sát của các nhà thổ nhưỡng học, trong 82 loại mỏ khai khoáng được tìm thấy thì Bình Dương có đến 9 loại khoáng chất như là cao lanh, đất sét, đá xây dựng (khoáng bùn, đá granite, sa thạch), cát xây dựng, sỏi, đá ong và than bùn.

Được thiên nhiên ưu đãi và có truyền thống văn hóa lịch sử trên 300 năm, Bình Dương có nhiều danh lam thắng cảnh dọc theo Sông Sài Gòn, những địa danh lịch sử, các lễ hội truyền thống, và các làng nghề truyền thống.…

Hiện tại, Bình Dương có nhiều khu du lịch đẹp như khu du lịch Phương Nam, Dìn Ký, Thanh Cảnh, Hàn Tam Đẳng, Huỳnh Long, Sài Gòn, Bình An, làng du lịch lịch sinh thái Sông Quê,khu du lịch Đại Nam Văn Hiến …

SCR.VN tặng bạn 💧 Giới Thiệu Về Một Danh Lam Thắng Cảnh 💧 17 Bài Văn Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Bình Dương Điểm 10 – Bài 2

Bài Văn Thuyết Minh Về Bình Dương Điểm 10 để lại nhiều ấn tượng cho các bạn đọc với cách dùng từ ngữ linh hoạt và sáng tạo.

Bình Dương là một tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam. Tỉnh lỵ của Bình Dương là thành phố Thủ Dầu Một, cách trung tâm Thành phố Hồ Chí Minh 30 km theo đường Quốc lộ 13. Đây là tỉnh có dân số đông thứ 6 trong 63 tỉnh thành và cũng là tỉnh có tỷ lệ gia tăng dân số cơ học rất cao do có nhiều người nhập cư, hơn 50% dân số Bình Dương là dân nhập cư.

Bình Dương là cửa ngõ giao thương với Thành phố Hồ Chí Minh, trung tâm kinh tế – văn hóa của cả nước. Có các trục lộ giao thông huyết mạch của quốc gia chạy qua như quốc lộ 13, quốc lộ 14, đường Hồ Chí Minh, đường Xuyên Á … Cách sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất và các cảng biển chỉ từ 10 km – 15 km… thuận lợi cho phát triển kinh tế và xã hội toàn diện.

Bình Dương có các làng nghề truyền thống, như điêu khắc gỗ, làm đồ gốm và tranh sơn mài. Từ xa xưa các sản phẩm gốm mỹ nghệ, sơn mài và điêu khắc của Bình Dương đã tham gia hội chợ quốc tế, đồng thời cũng đã xuất khẩu sang Pháp và nhiều nước trong khu vực.

Nghề sơn mài truyền thống tại Bình Dương (Tương Bình Hiệp), Nghề chạm khắc gỗ trên đất Thủ Bình Dương, Làng nghề gốm Bình Dương

Một số lễ hội nổi bật tại Bình Dương: Lễ hội chùa Bà Thiên Hậu (hay còn được gọi là lễ hội chùa Bà) , Lễ hội Miếu Ông Bổn (được diễn ra là vào mùa xuân là ngày 2 tháng Giêng âm lịch và vào mùa thu là ngày 4 tháng 7 âm lịch), Lễ hội Kỳ Yên,..

Xem Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Đất Mũi Cà Mau ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Cà Mau

Bài Thuyết Minh Về Bình Dương Đặc Sắc – Bài 3

Bài Thuyết Minh Về Bình Dương Đặc Sắc, giới thiệu đến bạn đọc một vài điểm du lịch hấp dẫn tại nơi đây.

Bình Dương nằm giáp ranh với hai thành phố lớn trên phạm vi cả nước là Thành Phố Hồ Chí Minh, thành phố Biên Hoà, thuộc tỉnh Đồng Nai và một tỉnh miền núi là Bình Phước. Địa thế này khiến cho Bình Dương vừa có hình ảnh của một thành phố hiện đại với những xa lộ thênh thang sáng trưng ánh điện quang, vừa có nét hoang dã của núi rừng âm u xanh thẫm.

Bình Dương là một tỉnh ở miền Đông Nam bộ, phía bắc giáp tỉnh Bình Phước, phía nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía đông giáp tỉnh Đồng Nai, phía tây giáp tỉnh Tây Ninh. Là tỉnh có khá nhiều di tích lịch sử, các ngôi chùa nổi tiếng như: chùa Bà, chùa Hội Khánh …Đến du lịch Bình Dương có rất nhiều điểm du lịch thích hợp cho bạn và gia đình một ngày nghỉ cuối tuần thật thoải mái

Chỉ cách Sài Gòn khoảng 30km nên bạn có thể xem xét hai hướng chính đến Bình Dương. Một là từ Sài Gòn (đối với du khách là người Sài Gòn hay của các tỉnh miền Bắc, miền Trung). Hai là từ các tỉnh gần đó.

Điểm đến du lịch hấp dẫn ở Bình Dương phải kể đến như:

Khu du lịch Đại Nam còn có tên là Lạc Cảnh Đại Nam Văn Hiến được biết đến bởi những cảnh đẹp mê hồn và những công trình vĩ đại hiện tọa lạc tại thị xã Thủ Dầu Một – Bình Dương.

Trong những năm gần đây chùa là địa chỉ hành hương không thể nhắc đến của tín đồ Phật Tử xa gần khi về thăm Bình Dương. Chùa do Hòa Thượng Chơn Phổ – Nhẫn Tế khai sơn sau khi ngài vân du tham học ở Ấn Độ và Tây Tạng trở về. Nằm dưới rừng đại thọ, chùa Tây Tạng đã được nhiều lần trùng tu và ngày thêm trang nghiêm theo lối kiến trúc kết tân.

Chùa Châu Thới: Kiến trúc chùa chính gồm một quần thể bao gồm: ngôi chánh điện, nhà Tổ, điện Thiên Thủ Thiên Nhãn, miếu thờ Linh Sơn Thánh Mẫu, điện thờ Diêu Trì Kim Mẫu và Ngũ Hành Nương Nương (thuộc tín ngưỡng dân gian). Cấu trúc mái trên chánh điện theo kiểu tứ tượng. Chùa sử dụng những mảnh gốm sứ đắp lên các con rồng ở cuối các đầu đao của mái chùa. Trên đỉnh mái, có chín con rồng nhìn ra nhiều hướng. Mặt tiền được đắp gốm sứ tạo các loại hình như tứ linh, thủ quyển, đức Phật đản sanh…

Đến Thủ Dầu Một mà không ghé tham quan nhà thờ Chánh toà giáo phận Phú Cường quả là một thiếu sót. Hình ảnh ngôi nhà thờ cũ với tiêng chuông ngân nga mỗi chiều đã được thay thế bằng một ngôi nhà thờ mới theo phong cách Gothic nhưng dáng dấp đầy hiện đại sau khi được tôn tạo. Nhà thờ Chánh toà toạ lạc tại khu vực vòng xoay ngã 6 Thủ Dầu Một. Công trình đem lại một bộ mặt hoàn toàn mới cho khu vực trung tâm thành phố.

Chùa Hội Khánh: Toạ lạc tại số 35 Yersin, phường Phú Cường, thành phố Thủ Dầu Một (bên tay trái quốc lộ 13, hướng từ Sài Gòn về Bình Dương). Chùa được xây dựng vào thế kỷ XVIII (1741), nằm giữa một rừng dầu và là ngôi chùa lâu đời nhất tại Bình Dương. Chùa được trùng tu và xây dựng thêm tượng Đức Bổn sư Thích ca nhập Niết Bàn cao 12m, dài 52m. Là một công trình tôn giáo mang tính chất lịch sử và mỹ thuật cao, được tổ chức Kỷ lục châu Á tại Ấn Độ công nhận là tượng Phật nằm dài nhất Châu Á, đồng thời cũng dài nhất Việt Nam

Khi đến Bình Dương du lịch vào mùa lễ hội, bạn sẽ được giới thiệu về địa danh nổi tiếng Chùa Bà. Chùa Bà Bình Dương nằm ngay thị trấn Thủ Dầu Một, được các người Hoa xây dựng từ giữa thế kỷ 19. Chùa Bà thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu – vị nữ thần được người dân Châu Á tôn kính thờ phụng

SCR.VN Gợi Ý Bài 🌵Thuyết Minh Về Bình Thuận ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Bình Thuận

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bình Dương Hay Nhất – Bài 4

Văn Mẫu Thuyết Minh Về Bình Dương Hay Nhất được SCR.VN chọn lọc và chia sẻ đến bạn đọc sau đây.

Bình Dương là một tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ, cách 30km từ trung tâm thành phố Hồ Chí Minh và nằm trong top 7 tỉnh có dân số đông nhất Việt Nam. Nơi đây được biết đến là xứ sở của những cơn mưa. Vào những tháng đầu mùa mưa thường có mưa rào rất lớn, đặc biệt, từ tháng 7 tới tháng 9 là khoảng thời gian xuất hiện những cơn mưa dầm kéo dài 1-2 ngày mới chịu dứt. Tuy nhiên bù lại, Bình Dương được thiên nhiên ưu ái ban cho thảm thực vật vô cùng phong phú và những tài nguyên khoáng sản có giá trị.

Du lịch Bình Dương có lợi thế lớn nhất là đất rộng, cảnh thiên nhiên tươi đẹp, khí hậu ôn hòa, có sông, suối, hồ. Với nhiều danh lam thắng cảnh, nhiều di tích lịch sử, các địa điểm du lịch ở Bình Dương có sức hấp dẫn khách du lịch thập phương. Mặt khác do giao thông ngày nay tốt nên người dân tất cả các tỉnh- thành phố khác rất thuận lợi đến Bình Dương du lịch. Bình Dương cũng gần sân bay quốc tế Tân Sơn Nhất, tương lai là sân bay quốc tế Long Thành, lại gần các cảng biển… nên rất thuận lợi để du khách quốc tế đến Bình Dương.

Từ trước đến giờ, khi nhắc đến Bình Dương mọi người thường nghĩ đến những khu công nghiệp to lớn hay các dự án bất động sản trải dài, phân chia dày đặc ở nhiều khu vực nhưng thật sự ở Bình Dương có một tiềm năng du lịch cực kỳ phát triển nhờ diện tích đất trồng rộng lớn tạo nên một môi trường xanh mang lại bầu không khí trong lành, thoải mái cho những ai đặt chân đến đây. Và sau đây, một trong các địa điểm du lịch ở Bình Dương đang có sự thu hút khách du lịch một cách nổi trội.

Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến là một trong những công trình tôn giáo mang đậm bản sắc văn hóa dân tộc. Quần thể khu du lịch được xây dựng trên nền đất có diện tích lên tới 450ha và được thiết kế thành nhiều hạng mục công trình đặc sắc thỏa mãn nhu cầu giải trí của các đối tượng du lịch: đền thờ, vườn bách thú, hồ bơi nhân tạo, trường đua ngựa, khu vui chơi giải trí.

Nằm cách trung tâm Sài Gòn hơn 30 phút di chuyển, với cảnh quan xanh mát, không khí trong lành, khu du lịch Thủy Châu là địa điểm dã ngoại cuối tuần lý tưởng cho nhóm bạn hoặc gia đình.

Chia sẻ 🌼 Thuyết Minh Về Một Danh Lam Thắng Cảnh Ngắn Gọn 🌼 15 Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Bình Dương Ngắn Gọn – Bài 5

Thuyết Minh Về Bình Dương Ngắn Gọn và súc tích thể hiện qua từng câu văn, cách sử dụng từ ngữ hay và đặc sắc.

Thuộc địa phận vùng Đông Nam Bộ, phía Bắc tiếp giáp với Bình Phước, phía Nam giáp Sài Gòn, phía Đông giáp với Đồng Nai và phía Tây giáp Tây Ninh, Bình Dương được biết đến là tỉnh phát triển năng động với nhiều khu công nghiệp lớn.

Đặc biệt, nơi đây còn nổi tiếng với nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng cùng nền ẩm thực vô cùng độc đáo. Sở hữu nhiều khu du lịch sinh thái cùng địa điểm vui chơi giải trí hấp dẫn, Bình Dương là điểm dừng chân lý tưởng để bạn cùng gia đình tận hưởng những ngày cuối tuần thú vị.

Bình Dương có gì chơi là thắc mắc của nhiều du khách hiện nay. Bên cạnh những khu công nghiệp lớn thì Bình Dương còn nổi tiếng với vô vàn điểm vui chơi hấp dẫn, tha hồ để bạn khám phá, check-in sống ảo đấy nhé!

Đến Bình Dương, chắc chắn bạn không thể bỏ qua thiên đường vui chơi giải trí nổi tiếng bậc nhất tại đây – Khu du lịch Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến. Cách Tp. Hồ Chí Minh khoảng 30km về phía Bắc, khu du lịch Đại Nam Văn Hiến tọa lạc tại phường Hiệp An của Tp. Thủ Dầu Một. Với diện tích khoảng 467ha, đây là khu vui chơi giải trí tích hợp nhiều loại hình du lịch khác nhau.

Một trong những lý do khiến du khách yêu thích và lựa chọn Bình Dương làm điểm dừng chân trong hành trình khám phá miền Đông Nam Bộ là những vườn cây trái ngon, sai trĩu quả và Lái Thiêu mà một trong những nơi như thế.

Thời điểm thích hợp nhất để đến Lái Thiêu Bình Dương là từ tháng 5 đến tháng 8. Lúc này, những vườn trái cây tại đây chín rộ với nhiều loại trái cây thơm ngon, hấp dẫn như: sầu riêng, măng cụt, chôm chôm, bòn bon,….

Về với Lái Thiêu, bạn có thể rảo bộ trên lối nhỏ dẫn vào vườn, hít căng lồng ngực hơi thở mát dịu của miền đồng quê, trải nghiệm cảm giác tự tay hái và thưởng thức hoa quả ngay tại vườn.

Tọa lạc ở đường Lạc Long Quân của thành phố Thủ Dầu Một, nhà thờ Phú Cường là một trong những nhà thờ thánh lớn nhất Bình Dương và là điểm dừng chân hấp dẫn du khách khi đến với mảnh đất này.

Đọc Thêm Bài 🌵 Thuyết Minh Về Sapa ❤️️17 Bài Văn Giới Thiệu Về Sapa Hay

Bài Văn Thuyết Minh Về Bình Dương Ấn Tượng – Bài 6

Scr.vn chia sẽ bạn Bài Văn Thuyết Minh Về Bình Dương Ấn Tượng nhất bên dưới.

Như chúng ta đều biết, Bình Dương hiện đang là một trong những vùng kinh tế trọng điểm của Việt Nam, là tỉnh có tốc độ phát triển như vũ bão về kinh tế. Điều đó cũng không đồng nghĩa với việc Bình Dương thiếu đi những địa điểm du lịch đầy hấp dẫn đâu.

Có 2 lý do để du lịch Bình Dương vẫn có một sức hút riêng. Thứ nhất, là địa điểm vui chơi giải trí rộng lớn, thứ hai đó là phong cảnh đầy hữu tình. Có một điểm trừ nho nhỏ đó là thời tiết ở đây vào một số thời điểm nhất định có những cơn mưa lớn cũng là điều bất lợi cho chuyến đi của mình. Nhưng điều đó không hề cản trở bước chân của nhiều bạn trẻ đến với Bình Dương.

Về vị trí địa lý, Bình Dương là 1 trong 6 tỉnh thuộc khu vực Đông Nam Bộ. Bao gồm tỉnh Tây Ninh, Bình Phước, Đồng Nai, Bà Rịa – Vũng Tàu và cuối cùng là TP. Hồ Chí Minh. Địa phận tỉnh Bình Dương cũng chỉ cách trung tâm TP. Hồ Chí Minh tầm khoảng 30km về phía Bắc, cũng là một thuận lợi để du khách có thể di chuyển từ Sài Gòn một cách dễ dàng. Một số các địa điểm chỉ nằm dọc bên sông Sài Gòn nên mọi người chỉ cần đi xe máy tầm 30 phút là đến rồi.

Cũng giống như Sài Gòn, Bình Dương mang trong mình đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa, thời tiết nóng ẩm, mưa nhiều, độ ẩm không khí khá cao. Mỗi năm, khí hậu Bình Dương chia làm 2 mùa rõ rệt:

Mùa mưa từ tháng 5 cho đến tháng 11: Đây là mùa mưa ở Bình Dương, trong đó tháng 9 là tháng mưa nhiều nhất, có khi lên đến 500mm. Mùa khô từ tháng 12 cho đến tháng 4 năm sau: Đây là mùa khô ở Bình Dương, tháng ít mưa nhất là tháng 1, trong nhiều năm qua thì nhận định tháng này không có mưa.

Theo đánh giá, nhiệt độ và độ ẩm ở Bình Dương ít có sự biến động. Hơn nữa, Bình Dương là tỉnh có kiểu khí hậu cận xích đạo, nên nhiệt độ, độ ẩm và nguồn ánh sáng luôn dồi dào. Tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển, đặc biệt là những cây công nghiệp ngắn ngày và dài ngày. Bình Dương cũng là tỉnh có ít biến động về thời tiết, không có bão lũ như các tỉnh miền Trung.

Các điểm du lịch nổi tiếng phải gợi ý đến bạn là: Khu du lịch Đại Nam (Lạc cảnh Đại Nam Văn Hiến), Khu du lịch sinh thái Thủy Châu Bình Dương, Đến hồ Bình An tận hưởng thiên nhiên, Khu du lịch xanh Dìn Ký Lái Thiêu – Cầu Ngang, Làng tre Phú An đậm chất thiên nhiên.

Xem Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Biển Vũng Tàu ❤️️ 14 Bài Giới Thiệu Hay Nhất

Văn Ngắn Thuyết Minh Về Bình Dương Hay – Bài 7

Văn Ngắn Thuyết Minh Về Bình Dương Hay là tài liệu tham khảo hữu ích để các em ôn tập thật tốt cho kì thi của mình.

Bình Dương là một trong những vùng đất trọng điểm kinh tế của Đông Nam Bộ. Kéo theo đó, du lịch Bình Dương cũng hấp dẫn du khách gần xa với sự đa dạng, phong phú. Hãy cùng khám phá ngay sau đây!

Bình Dương là một tỉnh thuộc Đông Nam Bộ nên ảnh hưởng mạnh mẽ khí hậu nhiệt đới phân chia hai mùa rõ rệt là: mùa mưa và mùa khô. Thời điểm thích hợp nhất để du lịch Bình Dương vào khoảng tháng 5 đến tháng 9 hằng năm.

Bình Dương là tỉnh thuộc vùng Đông Nam Bộ, Việt Nam,, phía bắc giáp Bình Phước, phía nam và tây nam giáp thành phố Hồ Chí Minh, phía tây giáp Tây Ninh, phía đông giáp Đồng Nai. Tỉnh lỵ của Bình Dương hiện nay là thị xã Thủ Dầu Một, cách trung tâm thành phố Hồ Chí Minh 30 km, cách Hà Nội khoảng 1565km, cách Đà Nẵng khoảng 765km

Các địa điểm du lịch Bình Dương hấp dẫn nhất: Đại Nam – Địa điểm du lịch Bình Dương hấp dẫn nhất

Du lịch Bình Dương phải kể đến địa điểm du lịch này đầu tiên. Khu du lịch Đại Nam lớn nhất Đông Nam Á, thuộc du lịch tâm linh kết hợp nghỉ dưỡng, vui chơi giải trí. Đại Nam nổi tiếng với các công trình bảo tháp 9 tầng, đền Đại Nam, khu vui chơi mạo hiểm.

Khu du lịch tâm linh với những công trình kiến trúc Việt Cổ kết hợp với các loại hình du lịch dịch vụ giải trí hấp dẫn, phục vụ đa dạng các đối tượng khách hàng.

Khu du lịch vườn trái cây Lái Thiêu: Sau khi trải nghiệm vui chơi tại Đại Nam, bạn chỉ mất khoảng 30 phút để tới du lịch vườn trái cây Lái Thiêu. Nơi đây là khu vườn với vô vàn các loại trái cây thơm ngon, được hái tận vườn.

Khu du lịch chỉ cách TP Hồ Chí Minh khoảng 40km nên việc di chuyển khá thuận tiện. Du khách có thể tới đây nghỉ dưỡng, tận hưởng hai ngày cuối tuần.

Khu du lịch sinh thái Thủy Châu Bình Dương: Một địa điểm hấp dẫn nữa khi tới du lịch Bình Dương đó là khu du lịch sinh thái Thủy Châu Bình Dương. Các công trình du lịch tại đây được tạo nên từ khối óc và bàn tay của con người. Tuy nhiên hình dáng của các địa điểm thăm quan này đều vô cùng sắc nét, sống động, giống như những món quà mà thiên nhiên thực sự ban tặng cho du lịch Bình Dương.

Hồ Bình An: Nếu muốn tìm kiếm một địa điểm yên bình khi tới du lịch Bình Dương thì hãy ghé thăm Hồ Bình An. Giống như tên gọi, hồ có vẻ đẹp đằm thắm, dịu dàng, êm đềm. Mặt hồ yên ả, trữ tình. Bên cạnh đó, du khách có thể tận hưởng ẩm thực Bình Dương vô cùng độc đáo, khác lạ.

Hồ Dầu Tiếng là hồ nhân tạo lớn nhất Việt Nam, nằm trên địa phận ba tỉnh: Bình Dương, Bình Phước, Tây Ninh. Hồ Dầu Tiếng nổi tiếng ở Tây Ninh nhiều hơn Bình Dương. Tuy nhiên, đứng trên địa phận đất Bình Dương, hồ cũng mang tới vẻ đẹp trữ tình với những hàng cây thẳng tắp, cao vun vút. Đây là địa điểm du lịch Bình Dương khá thú vị.

Tham Khảo Bài ❤️️ Giới Thiệu Về Đà Lạt ❤️️ 20 Bài Văn Thuyết Minh Đà Lạt Hay Nhất

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Bình Dương – Bài 8

Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở Bình Dương, cùng đọc bài văn hay giới thiệu về chùa Núi Châu Thới nổi tiếng sau đây.

Bình Dương – mảnh đất nơi tôi sinh ra và lớn lên, nơi đây có rất nhiều danh lam thắng cảnh nổi tiếng nhưng in dạm trong tâm trí tôi nhất có lẽ là khung cảnh u nhã, thoát phàm của Chùa núi Châu Thới. Chùa Châu Thới thuộc xã Bình An, huyện Dĩ An, tỉnh Bình Dương được xếp hạng di tích danh lam thắng cảnh cấp quốc gia.

Chùa Núi Châu Thới là ngôi chùa xưa nhất của Bình Dương, hình thành sớm vào hàng đầu ở Nam bộ , có kiến trúc hoành tráng, một trong những ngôi chùa cổ nổi tiếng của đất Gia Định xưa được giữ gìn, tôn tạo và phát triển cho đến ngày nay.

Chùa Châu Thới cao 82m (so với mặt nước biển), chiếm diện tích 25ha nằm ở vùng đồng bằng gần khu dân cư. Cổng chua bằng đá dưới chân núi có đề tên chùa bằng chữ Hán “Châu Thới Sơn Tự”. Du khách bước lên 220 bậc thềm sẽ đến cửa Tam quan có ba máy cong và bánh xe pháp luân nằm ở giữa đỉnh, hai bên cửa có mấy chữ “Từ bi – Hỉ xả…” .

Nét nổi bật về trang trí kiến trúc của chùa là dùng nhiều mảnh gốm sứ màu sắc gắn kết đắp thành hình con rồng dài hơn cả mét đặt ở đầu đao của mái chùa và có đến 9 hình rồng như thế hướng về nhiều phía. Chánh điện được thiết kế dành phần trên thờ phật A Di Đà, Quan Âm, Thế Chí, tầng kế thờ Phật Thích Ca, tầng dưới là nơi thở Phật giáng sinh, các điện thờ này đều được trang trí bao lam sơn son thếp vàng với chạm khắc rồng phượng và chim muông hoa lá.

Với những kiến trúc độc đáo của riêng mình, ngôi chùa ngày càng thu hút nhiều khách du lịch và trường tồn mãi với thời gian.

Gợi Ý Bài 🌹 Thuyết Minh Về Bắc Giang ❤️️15 Bài Giới Thiệu Bắc Giang Hay

Thuyết Minh Về Bảo Tàng Bình Dương – Bài 9

Thuyết Minh Về Bảo Tàng Bình Dương , một công trình văn hóa lớn và hiện đại của tỉnh.

Bảo tàng tỉnh Bình Dương nằm tại số 565 đại lộ Bình Dương, phường Hiệp Thành, Thủ Dầu Một, Bình Dương, có diện tích quy hoạch là 13.000m², được khởi công xây dựng vào ngày 15/11/1997, là một công trình văn hóa lớn của tỉnh được khánh thành vào ngày 2/1/2001.

Diện tích xây dựng nhà chính là 1.405m², kiến trúc công trình với kiểu dáng vừa dân tộc vừa hiện đại. Nhà chính là nhà cấp 2 gồm một tầng hầm, một tầng trệt và một tầng lầu, diện tích sàn nhà là 3.196m² trong đó bao gồm: Kho hiện vật, phòng trưng bày, phòng nghiệp vụ thuyết minh, sảnh trưng bày, khối hành chánh, phòng giám đốc, phòng phó giám đốc, các công trình phụ, cầu thang, hành lang.

Bảo tàng Bình Dương trưng bày toàn bộ lịch sử tự nhiên và lịch sử xã hội của người Bình Dương kể từ khi khai phá lập làng, những chứng tích đầu tiên của nền văn hóa cổ cho đến ngày nay. Với gần 2.000m² diện tích mặt nền và đai trưng bày, khoảng 13.000 hiện vật gốc và một số hình ảnh tư liệu lịch sử, tài liệu khoa học phụ các loại.

Toàn bộ nội dung trưng bày được cấu trúc trong hai tầng gồm 8 chủ đề:

Tự nhiên Bình Dương: Gồm 5 diện trưng bày, giới thiệu địa hình, tài nguyên và khoáng sản, thổ nhưỡng, động thực vật của rừng Bình Dương.

Thời tiền sử đến thế kỷ XVI: Gồm 7 diện trưng bày, giới thiệu những hình ảnh về các đợt khai quật khảo cổ như: Di tích khảo cổ Cù lao Rùa, di chỉ khảo cổ Dốc Chùa Tân Uyên, Khảo cổ Phú Chánh, nổi bật có 5 trống đồng Phú Chánh đang được trưng bày.

Bình Dương thời kỳ khai phá lập làng: Ở mảng này được trưng bày những hiện vật các phù điêu về nghề thủ công ở Bình Dương, đời sống cư dân nông nghiệp ở Bình Dương, tranh chợ làng Bình Dương xưa… Ngoài ra còn trưng bày những hiện vật có niên đại vào khoảng thế kỷ XII – thế kỷ XIII như: những hiện vật khai quật được ở mộ cổ ông Bá hộ Quới. Bản đồ điện địa lý hành chánh Bình Dương qua các thời kỳ và một số hiện vật có niên đại cách ngày nay hơn 200 năm, bộ sưu tập tiền cổ.

Văn hóa cộng đồng các dân tộc: Gồm 10 diện trưng bày, trong đó trưng bày những hình ảnh hiện vật, những thường phục trang phục trang sức, những đồ dùng sinh hoạt, những dụng cụ lao động, những nhạc cụ… của 3 dân tộc: Việt, Hoa và dân tộc bản địa. Ngoài ra còn có các tổ hợp trưng bày như: Tổ hợp xay lúa giã gạo, tổ hợp nghề đan lát, tổ hợp thuyền buôn, tổ hợp mái Đình làng Việt, tổ hợp bàn thờ Tổ Tiên người Việt, tổ hợp võ thuật Bà Trà – Tân Khánh. Ở mảng này còn có trưng bày xe ngựa Bình Dương.

Bình Dương thời thuộc Pháp: Gồm 8 diện trưng bày nằm trong 2 phần, phần trưng bày thời thuộc Pháp và phần trưng bày thời kỳ kháng chiến chống Pháp.

Trưng bày các ngành nghề thủ công truyền thống ở Bình Dương: Ở mảng này trưng bày các ngành nghề thủ công truyền thống nổi tiếng ở Bình Dương đó là: Sơn mài, điêu khắc, chạm trổ và gốm sứ mỹ nghệ. Ngoài ra còn có nghề vẽ tranh trên kiếng.

Bình Dương 30 năm xây dựng và phát triển: Trưng bày quá trình từng bước phục hồi nền kinh tế của tỉnh sau chiến tranh, thời kỳ đổi mới, các giai đoạn phát triển kinh tế, những thành tựu kinh tế nổi bật của tỉnh.

Thời gian qua, bảo tàng luôn thu hút khá đông khách tham quan trong và ngoài tỉnh, khách nước ngoài và là nơi trao đổi, nghiên cứu khoa học của nhiều cơ quan, các nhà khoa học trong nước.

Đọc Thêm Bài 🌹 Thuyết Minh Về Danh Lam Thắng Cảnh Ở An Giang ❤️️ 15 Bài Hay

Thuyết Minh Về Đặc Sản Bình Dương – Bài 10

Thuyết Minh Về Đặc Sản Bình Dương, cùng khám phá bài văn sau đây để có thêm những thông tin hữu ích khi có dịp trải nghiệm tại nơi đay.

Ai đã đến Bình Dương mà không một lần bị hút hồn bởi những vườn trái cây trĩu quả, thích thú với món gà quay xôi phồng hay mê mẩn miếng thịt bò nướng ngói đậm vị. Các món ăn nơi đây độc đáo, dân dã, mang đậm hương vị mảnh đất Đông Nam Bộ và quyến luyến bước chân bao lữ khách.

Bánh bèo bì được làm ra từ những nguyên liệu đặc trưng riêng của Bình Dương, khiến ai đã ăn một lần khó có thể quên được. Những chiếc bánh tròn xinh không chỉ làm từ bột gạo mà có pha thêm nước cốt dừa, nên vừa có độ béo, mềm, mịn và rất thơm.

Ăn kèm với bánh bèo là bì thái nhỏ, thịt lợn luộc trộn với thính, rắc thêm ít nhân đậu xanh và các loại rau thái nhỏ. Khi thưởng thức món ăn này, người dân không chấm từng chiếc vào chén nước chấm chua ngọt mà phải chan ngập nước mắm lên đĩa bánh.

Làng Châu Trúc thuộc tỉnh Bình Dương vốn nổi tiếng gần xa với món bún tôm. Bún được chế biến từ bột gạo, phối hợp với tôm đất đánh bắt từ sông hồ và làm nên món ăn có hương vị đậm đà khó quên.

Nét đặc trưng nhất của món bún tôm là ở cách thức làm bún. Khi có khách vào, chủ quán mới bắt đầu ép bột gạo đã làm sẵn và hấp trong nồi nước sôi. Do vậy, sợi bún ở đây trông nhỏ, mềm và trong vắt. Mặt khác, tôm dùng làm bún là những con tươi, còn sống được bắt từ ao, đầm. Con tôm ở đây bụ bẫm và thịt săn, rất ngọt.

Thông thường bún tôm được ăn kèm với bánh đa nướng. Người ta thích món ăn này vì vị ngọt của nước dùng, mùi hành thơm ngát và đặc biệt là cái giá rất bình dân.

Lẩu bò nhúng mắm ruốc là đặc sản Bình Dương mà người dân và du khách đều rất yêu thích. Điểm nhấn của món ăn này chính là việc người ta đun hỗn hợp nước dừa và mắm ruốc lên, tới khi nước sôi thì cho thịt bò, rau vào nhúng, chan nước mắm vào bún rồi ăn.

Để làm nước dùng của món lẩu bò nhúng mắm ruốc, bạn cần chuẩn bị các nguyên liệu gồm: tóp mỡ, sả, ớt, bột ngọt, đường, mắm ruốc, thịt ba chỉ, hành tây. Trước hết, đun nước xương cho sôi rồi cho khoảng 1 thìa canh mắm ruốc vào nồi nước xương cùng các gia vị như đường, bột ngọt. Ớt bột và sả băm cũng không thể thiếu vì vừa có thể khử được mùi tanh mà còn tạo mùi rất thơm. Cuối cùng, người chế biến chỉ cần cho phần thịt ba rọi đã được luộc sơ và hành tây vào là xong.

Trái cây Lái Thiêu: Từ tháng 5 đến tháng 8 hàng năm là mùa trái cây chín rộ, du khách đi chơi vườn Lái Thiêu sẽ được tận hưởng không khí trong lành của vườn cây trải dài tít tắp và được thưởng thức các loại trái cây ngon như măng cụt, sầu riêng, chôm chôm, mít tố nữ, vú sữa, bòn bon…Trong đó, măng cụt được coi là trái cây “vua” của miệt vườn Thuận An. Trái cây Lái Thiêu ngoài ăn tươi thì người dân Bình Dương còn chế biến thành nhiều món ngon độc đáo như: gỏi tôm/gà măng cụt, sinh tố măng cụt, kem măng cụt, gà nướng sầu riêng…

SCR.VN Gợi Ý Bài 💦 Thuyết Minh Về Đảo Phú Quốc ❤️️ 16 Bài Giới Thiệu Phú Quốc

Thuyết Minh Về Chùa Hội Khánh Bình Dương – Bài 11

Thuyết Minh Về Chùa Hội Khánh Bình Dương – ngôi chùa nổi tiếng và mang nhiều nét lịch sử và văn hóa lâu đời.

Chùa Hội Khánh (Thủ Dầu Một) là một công trình tôn giáo lâu đời và lớn nhất tỉnh Bình Dương, nằm dưới chân đồi rợp bóng mát của hàng Dầu cổ thụ hàng trăm năm tuổi. Nét nổi bật của ngôi cổ tự này là giá trị phong phú về mặt lịch sử, văn hoá, nghệ thuật kiến trúc, và đặc biệt phần lớn những di vật, cổ vật hàng mấy trăm năm trước vẫn được bảo tồn lưu giữ cho đến ngày nay. Chùa cổ Hội Khánh còn được xem là tiêu biểu của các ngôi chùa cổ ở Bình Dương.

Chùa được khởi dựng vào năm 1741. Năm 1861, chùa đã bị chiến tranh thiêu hủy. Năm 1868, chùa được xây dựng lại với quy mô hiện nay, tổng diện tích chùa là khoảng 1.211m2. Từ khi khởi dựng đến nay, chùa đã được tu bổ tôn tạo nhiều lần và trải qua nhiều đời trụ trì.

Đặc biệt, Chùa Hội Khánh ở Bình Dương còn gắn với hoạt động của cụ Phó bảng Nguyễn Sinh Sắc (thân sinh của Chủ tịch Hồ Chí Minh). Năm 1923 – 1926, cụ Nguyễn Sinh Sắc cùng với cụ Tú Cúc (Phan Đình Viện) và Hòa thượng Từ Văn đã sáng lập ra Hội Danh Dự tại đây.

Sau cách mạng tháng Tám năm 1945, Chùa là trụ sở Hội Phật giáo cứu quốc Thủ Dầu Một. Từ năm 1953, chùa là trụ sở Phật giáo yêu nước tỉnh Bình Dương và đến năm 1983 chùa là trụ sở của tỉnh Hội Phật giáo Bình Dương.

Năm 1993, Chùa đã được công nhận di tích lịch sử – văn hóa cấp quốc gia. Tháng 5/2013, tổ chức kỷ lục Châu Á đã chính thức xác lập tượng Phật Nằm tại chùa là “Tượng Phật nhập Niết bàn trên mái chùa dài nhất Châu Á”.

Kiến trúc chùa gồm 5 hạng mục chính: tiền điện, chính điện, hậu tổ (nơi thờ tổ), giảng đường và hành lang Đông – Tây. Chính điện và giảng đường được bố trí theo kiểu “sấp đội”, nối liền nhau theo thức “trùng thềm điệp ốc”, một dạng thức kiến trúc phổ biến đối với đình, chùa ở xứ Đàng Trong bấy giờ.

Trong khuôn viên Chùa có 4 kiến trúc mang tên 4 thánh tích gắn với Đức Phật, gồm vườn Lâm Tỳ Ni (nơi Đức Phật đản sinh); Bồ Đề đạo tràng (nơi Đức Phật thành đạo), vườn Lộc Uyển (nơi Đức Phật giảng kinh Chuyển pháp luân) và Câu Thi Na (nơi Đức Phật nhập niết bàn).

Xung quanh sân chùa là 9 ngôi tháp của 9 vị trụ trì đã viên tịch, được xây dựng công phu. Phía bên trái Chùa còn có ngọn tháp 7 tầng, được phục dựng gần đây, tầng dưới của tháp là nơi trưng bày các văn hóa phẩm của chùa, như băng đĩa, tượng Phật kỷ niệm, chuông mõ…

Nội thất kiến trúc, tranh, tượng, đồ thờ tự trong Chùa Hội Khánh đều được điêu khắc, chạm trổ rất tinh vi, với những đề tài như tứ linh, cửu long, dây nho, lá lấp, hoa phù dung… Tuy đã được trùng tu nhiều lần nhưng về cơ bản đây là ngôi chùa hiếm hoi vẫn còn giữ được phần lớn kiến trúc ban đầu.

Ngoài ra, Phật đài cao 22m được xây dựng ở khu đất phía trước Chùa. Tầng trệt là dãy nhà dài 64m, rộng 23m dùng làm trường Phật học, thư viện… Tầng trên tôn trí đại tượng đức Bổn sư Thích Ca nhập Niết bàn cao 12m, dài 52m. Đây là một công trình mỹ thuật đáng tự hào của Phật giáo Bình Dương.

https://youtu.be/Hz6K4m3b0oc

Đón Đọc Bài 🍀 Thuyết Minh Về Di Tích Lịch Sử 🍀 17 Bài Văn Mẫu Hay Nhất

Thuyết Minh Về Chùa Bà Bình Dương – Bài 12

Bài văn hay Thuyết Minh Về Chùa Bà Bình Dương là tài liệu tham khảo hữu ích dành cho bạn đọc để trau dồi thêm kiến thức cho minh.

Chùa Bà Thiên Hậu ở tỉnh Bình Dương là một công trình kiến trúc tín ngưỡng của bà con người Việt gốc Hoa. Ban đầu, chùa Bà được xây dựng bên bờ rạch Hương Chủ Hiếu vào giữa thế kỷ XIX; đến năm 1925, được dời về vị trí hiện nay. Chùa thờ Thiên Hậu thánh mẫu, Ngũ Hành nương nương, Bổn Đầu công, Thổ công…

Theo truyền thuyết, vào đời Tống Thái Tổ, Kiến Long nguyên niên (960), tại huyện Bố Điền, phủ Hưng Hoá, tỉnh Phước Kiến, có người con gái thứ 6 của Lâm Nguyên, khi mới lọt lòng mẹ đã tỏa hào quang, hương thơm. Khi lớn, nàng có thể cưỡi chiếu, cưỡi mây hay sóng biển du ngoạn khắp nơi. Đến năm Tống Thái Tôn thứ 4 (987) cô gái ấy đã giã từ cõi trần ở tuổi 27.

Truyền thuyết dân gian cho rằng bà thường hiển linh, mặc đồ đen bay lượn trên biển. Đời nhà Nguyên, bà được phong Thiên Phi, đời Thanh, vua Khang sắc phong là Thiên Hậu.

Chùa Bà Thiên Hậu tọa lạc tại số 4 đường Nguyễn Du, thị xã Thủ Dầu Một. Cổng chùa được sơn một màu đỏ thẫm. Mái cổng lợp ngói âm dương, nóc có tượng song long tranh châu và cá chép. Bước qua cổng là một khoảng sân rộng, có đặt một đỉnh lớn đắp xi măng cho khách thập phương đốt nhang và một bể xi măng làm nơi đốt vàng mã.

Mái chùa cũng được lợp ngói âm dương. Đỉnh nóc cũng có lưỡng long tranh châu, hình cá, tượng thần nhật, nguyệt và còn có tượng hai con kỳ lân đứng chầu hai bên. Bên trong chính điện khói nhang luôn mù mịt, dưới mái chùa được nâng bởi những hàng cột to, đen bóng. Các hàng cột này đều có chạm khắc rất nhiều câu đối bằng chữ Hán. Trên trần nóc là vô số những quả cầu được treo lơ lửng, hai bên chánh điện là hai hàng binh khí, kéo dài cho đến Thiên Công Đàn phía trước.

Quanh năm, gần như ngày nào cũng có khách thập phương đến viếng chùa Bà. Đặc biệt, vào ngày rằm tháng Giêng âm lịch hàng năm, trong dịp lễ hội chùa Bà diễn ra suốt hai ngày 14 và ngày 15, hàng vạn lượt người đến từ khắp cả nước kéo về chợ Thủ cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà.

SCR.VN tặng bạn 💧 Thuyết Minh Về Bắc Kạn 💧 14 Bài Giới Thiệu Bắc Kạn Hay

Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương – Bài 13

Thuyết Minh Về Chùa Bà Thiên Hậu Bình Dương là tài liệu tham khảo hữu ích để các em có thể học hỏi và ôn tập hiệu quả nhất.

Là một di tích văn hóa của tỉnh Bình Dương. Miếu bà Thiên Hậu “Thiên Hậu Cung” thường được người dân quen gọi là chùa Bà có kiến trúc theo lối cổ, là nơi thờ tự tôn nghiêm, một điểm hành hương rất quen thuộc của người dân Bình Dương, thành phố Hồ Chí Minh và một số tỉnh lân cận.

Chùa Bà hiện nay tọa lạc tại số 4, đường Nguyễn Du, thành phố Thủ Dầu Một, Bình Dương và một ngôi chùa Bà mới được khánh thành vào tháng 1/2013 ở trung tâm thành phố mới Bình Dương. Tuy nhiên, khi nhắc đến chùa Bà ở Bình Dương, người ta thường nghĩ ngay đến chùa Bà ở thành phố Thủ Dầu Một.

Toàn bộ ngôi chùa kiến trúc theo kiểu chữ tam gồm ba dãy nhà. Vào sân chùa, trước cửa chánh điện có đặt một cái đỉnh lớn để những người đến chiêm bái cắm nhang. Mái trước cửa chánh điện lợp ngói âm dương với những đường chỉ đắp nổi, trang trí lưỡng long tranh châu, cá chép hóa rồng. Hai bên đường viền của mái nhà là tượng “bà Mặt trăng”, những tượng quan văn, quan võ… tiêu biểu nhất lí âm dương và cũng là đặc trưng của lối kiến trúc người Hoa.

Ở giữa, phía bên trên cửa chánh điện đề ba chữ “Thiên Hậu Cung, hai bên cửa là hai cặp câu đối ca ngợi công đức của Bà:

Cặp câu đối thứ nhất:

Thánh đức phối thiên hải đức từ hành phổ tế
Mẫu nghi xưng hậu tang du trở đậu trùng quang.

Tạm dịch: Công đức của bậc thánh có thể sánh với trời, đức mênh mông như biển thuyền từ cứu vớt khắp cùng.

Cặp câu đối thứ hai:

Thiên thượng từ hành nhân gian thánh mẫu
Hậu nghị cộng ngưỡng khôn đức trường tồn.

Tạm dịch: Tại thượng giới hiệu là từ hàng, tại nhân gian tồn là thánh mẫu. Bậc hậu oai nghi ai cũng tôn kính, đức dày mãi mãi với thời gian.

Trong chánh điện có treo nhiều cặp đối, nội dung các cặp đối là ngợi ca công đức và sự linh diệu của Bà trong việc cứu nhân độ thế, hơn nữa bà là vị nữ thần phò hộ cho người dân đi biển nên hầu hết các cặp đối đều có nhắc đến những hình ảnh có liên quan đến biển khơi và sự mong ước được sóng yên, bể lặng.

Tại chánh cung, thờ vị chánh thần là Thiên Hậu Thánh Mẫu, tượng có áo mão nghiêm trang và thường được thay mới hàng năm, hoặc hai, ba năm một lần. Bên trái điện thờ Bà là khám thờ Ngũ hành nương nương. Bên phải thờ Bổn, gọi là bổn đầu công công.

Hai bên tường có giá cắm tấm biển đề Túc Tĩnh – Hồi Tị, để kêu gọi mọi người nghiêm trang hoặc tránh ra mỗi khi có rước kiệu Bà đi trên đường. Cặp biển thứ hai đề Thiên Hậu Nguyên Quân (vị thần chủ việc tiền tài). Các cặp biển sắp theo thứ tự trong thờ tự cũng như trong diễu hành lễ rước bà. Trong điện còn có trưng bày giá cắm bát bửu là tám món bửu bối của tám vị tiên theo truyền thuyết của người Trung Hoa.

Hai dãy nhà hai bên chính điện có đề ở cửa cái chữ “Thất phủ, công sở”, là nơi làm việc, hội họp và những kho chứa đồ đạc. Do vậy, mà bên trong phía bên phải ghi những chữ như: “Hữu thông” (đi suốt qua bên mặc), “Sự chi, Công lý” (mọi việc theo lẽ công). Bên trái ghi: “Dĩ lễ, Thủ chánh” (hãy theo lễ, giữ gìn cái chính), “Quảng nội” (rộng rãi bên trong), những chữ vắn tắt ấy như những khẩu hiệu nhắc nhở mọi người.

Nhìn chung, ngoài những lối kiến trúc, thờ phượng, những chùa miếu người Hoa còn có những nét đặc trưng nữa là những cây nhang vòng và lồng đèn có viết chữ Hán được treo rất nhiều.

Lễ hội chùa Bà được xem là một lễ hội văn hóa lớn nhất ở tỉnh Bình Dương,được tổ chức thường lệ mỗi năm vào 3 ngày từ ngày 13 đến ngày 15/1 âm lịch với nhiều chương trình lễ hội đặc sắc: lễ cúng Bà, đấu giá lồng đèn, rước kiệu Bà,…

Chia Sẻ Bài 💕 Thuyết Minh Về Vũng Tàu 💕 16 Bài Giới Thiệu Vũng Tàu Hay

Thuyết Minh Về Lễ Hội Chùa Bà Bình Dương – Bài 14

Thuyết Minh Về Lễ Hội Chùa Bà Bình Dương, cùng đón đọc bài văn sau để có thêm nhiều kiến thức hữu ích về lễ hội nổi tiếng này.

Chùa Bà ở phường Phú Cường, thị xã Thủ Dầu Một, tỉnh Bình Dương, là một trong những ngôi chùa do người Việt gốc Hoa thành lập, thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vốn nổi tiếng từ lâu là rất linh nghiệm với những lời cầu nguyện đầu năm. Đến những ngày cận kề Tết Nguyên tiêu là dân các tỉnh, thành phố khắp nơi về chùa để cầu an, xin lộc tài.

Lễ hội Chùa Bà Thiên Hậu không chỉ được người dân Bình Dương mà còn được nhiều người ở các vùng lân cận biết đến.Tọa lạc ở thị xã Thủ Dầu Một, chùa do người Hoa thành lập vào thế kỷ 19. Tuy dân gian gọi là Chùa Bà nhưng thực chất đây là ngôi miếu thờ Thiên Hậu Thánh Mẫu, vị nữ thần được cư dân Châu Á thờ phụng và tôn kính.

Hàng năm vào ngày rằm tháng giêng có lễ rước vía Bà. Cả ngày 14 và suốt đêm, tới ngày 15 tháng giêng, khách hành hương đa số là người Việt gốc Hoa từ các nơi lũ lượt hội về chợ Thủ cúng bái, vay tiền làm ăn, trả lễ tiền vay trước và rước hương lộc về nhà. Cái thị xã bậc trung với dáng dấp trung du như thị xã Thủ Dầu Một đã quá tải với lượng người có đến bốn năm trăm ngàn người như thức suốt ngày đêm.

Lễ hội chùa Bà có nhiều tiết mục hấp dẫn mang đậm tính văn hóa dân gian và gần gũi với nhân dân như sự xuất hiện nhiều nhân vật huyền thoại, diễu hành xe hoa, cồng, chiêng, trống, cờ và đặc biệt là không thể thiếu những đoàn lân sư rồng.

Lễ rước kiệu Bà vào ngày rằm rất náo nhiệt, dẫn đầu là 4 con Hẩu, một đoàn gồm 60 thanh niên làm nhiệm vụ mở đường mang cờ hiệu, kiếm và thanh long đao. Tiếp là 25 đội lân vừa múa, đấu võ rầm rộ, theo sau là 6 đoàn xe hoa và hàng trăm thiếu nữ thắt bím như ngọc nữ, vai gánh hoa vải đủ màu sắc, nối bước là các đội nhạc, kèn, sáo, phèng la vừa đi vừa tấu nhạc.

Sau đó là cộ Bà, trước cộ là hai án hương lớn nghi ngút, theo sát cộ Bà là ban quý tế, họ có nhiệm vụ đổi các án hương cháy dở lấy từ ky hương trao cho bá tánh, người nhận coi như lộc của bà. Cuối cùng là đoàn khách thập phương dự hội diễu hành qua các phố quanh chợ Thủ Lượng.

Lễ hội chùa Bà của người Hoa thu hút rất đông khách thập phương tham dự. Chùa được các Bang người Hoa xây dựng vào khoảng nửa đầu thế kỷ 20. Vào ngày hội, chùa được trang hoàng cờ xí, đèn lồng rực rỡ từ Tam quan đến điện thờ bằng 12 chiếc đèn lồng tượng trưng cho 12 tháng trong năm, kết thúc hội được bán đấu giá lấy tiền làm việc từ thiện.

Sau lễ, khách được tham dự các thú vui chơi, dự lề hội Chùa Ông (thờ Quan Công). Đội múa lân, sư tử, hầu các nơi về thi múa, hóa trang mặt nạ, vừa múa vừa đấu võ. Khi bế mạc lễ hội đoàn gồm 20 lân, rồng, sư tử, hẩu tiếp đến là bộ tứ Tây du ký tiến vào chùa chúc Bà. Cuối hội là lễ rước kiệu Bà rầm rộ diễu hành qua các phố trong thị xã. Ðến 06 giờ chiều doàn rước trở về Chùa Bà và chấm dứt lễ hội.

Xem Thêm Bài 🍀 Thuyết Minh Về Bạc Liêu 🍀 15 Bài Giới Thiệu Bạc Liêu Hay

Giới Thiệu Về Tỉnh Bình Dương Bằng Tiếng Anh – Bài 15

Cùng đón đọc bài văn hay Giới Thiệu Về Tỉnh Bình Dương Bằng Tiếng Anh để chia sẻ rộng rãi đến bạn bè quốc tế về quê hương mình.

Binh Phuoc is on south of Vietnam. It is surrounded by Cambodia on the north and north-west, Dak Nong and Lam Dong provinces on the east, Dong Nai and Binh Duong provinces on the south and Tay Ninh Province on the west.

Binh Phuoc Province is relatively flat with elevations of between 50m and 200m throughout most of the provinces. Elevations are gradually higher towards the east of the province and reach around 500m near parts of the border to the Dak Nong Province of the Central Highlands. The highest elevation is Ba Ra Mountain (736m) in the centre of the province. There are several hills around the province with heights of up to around 200m in the west and 300m in the southeast.

Most of the rivers in the province are tributaries of Be river, which in turn is a tributary of the Dong Nai River. Thac Mo Lake is a large artificial lake in the east of the province. Several rivers originating from the Central Highlands flow into it, including Dak Glun, Dak Nhau, Dak Rlap, and Dak Oa (from north to south). It is the point of origin of Be river, which flows through much of central and western Binh Phuoc.

There are no cold winters in Binh Phuoc. The annual average temperature is 27oC. The rainy season lasts from May to October and the dry season lasts from November to April next year.

Binh Phuoc has many potential landscapes and vestiges. They are Mo Waterfall, Ba Ra Mountain, Waterfall No. 4, Bau Lach grass field. The historic sites are Mien military committee, Loc Hoa and Loc Quang fuel dumps. The first communist party cell of Mekong Delta was born in Phu Rieng commune, Phuoc Long District. Other famous sites include Soc Xiem and Suoi Lam tourist areas, Bu Gia Map National Park, Bombo Village.

The main ethnic groups living in that province are the Kinh, Xtieng, Hoa, Khmer, Tay and Nung. The interesting traditional festivals are Xtieng’s praying for rain and New Rice Festival of the M’Nong.

Transportation is mainly by road. The National Highway No.13 links to Ho Chi Minh City, Chon Thanh, An Loc, Loc Ninh districts then Hoa Lu border gate crossing which to Cambodia. The National Highway No.14 connects Chon Thanh with Dong Xoai Town then Gia Nghia, Buon Ma Thuot.

Tạm dịch

Bình Phước nằm ở phía nam của Việt Nam. Phía bắc và tây bắc giáp Campuchia, phía đông giáp các tỉnh Đắk Nông và Lâm Đồng, phía nam giáp tỉnh Đồng Nai và Bình Dương và phía tây giáp tỉnh Tây Ninh.

Tỉnh Bình Phước tương đối bằng phẳng với độ cao từ 50m đến 200m trên hầu hết các tỉnh. Độ cao cao dần về phía đông của tỉnh và đạt khoảng 500m gần các phần của biên giới với tỉnh Đắk Nông của Tây Nguyên. Cao nhất là núi Bà Rá (736m) ở trung tâm tỉnh. Xung quanh tỉnh có một số ngọn đồi với độ cao lên đến khoảng 200m ở phía tây và 300m ở phía đông nam.

Hầu hết các sông trên địa bàn tỉnh đều là phụ lưu của sông Bé, đến lượt sông Đồng Nai lại là phụ lưu của sông Đồng Nai. Hồ Thác Mơ là một hồ nhân tạo lớn ở phía đông của tỉnh. Một số sông bắt nguồn từ Tây Nguyên đổ vào đó là Đắk Glun, Đắk Nhau, Đắk Rlấp và Đắk Oa (từ Bắc vào Nam). Đây là nơi bắt nguồn của sông Bé, chảy qua phần lớn miền Trung và miền Tây Bình Phước.

Không có mùa đông lạnh giá ở Bình Phước. Nhiệt độ trung bình hàng năm là 27oC. Mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 và mùa khô từ tháng 11 đến tháng 4 năm sau.

Bình Phước có nhiều danh lam thắng cảnh và di tích tiềm năng. Đó là thác Mơ, núi Bà Rá, thác số 4, đồng cỏ Bàu Lách. Di tích lịch sử là quân ủy Miền, bãi đổ xăng Lộc Hòa, Lộc Quang. Chi bộ cộng sản đầu tiên của Đồng bằng sông Cửu Long ra đời tại xã Phú Riềng, huyện Phước Long. Các địa điểm nổi tiếng khác bao gồm khu du lịch Sóc Xiêm, Suối Lam, Vườn quốc gia Bù Gia Mập, Làng Bombo.

Các dân tộc chính sinh sống trên địa bàn tỉnh đó là Kinh, Xtiêng, Hoa, Khmer, Tày và Nùng. Các lễ hội truyền thống thú vị là lễ cầu mưa của người Xtiêng và lễ hội mừng lúa mới của người M’Nông.

Phương tiện đi lại chủ yếu bằng đường bộ. Quốc lộ 13 nối thành phố Hồ Chí Minh, các huyện Chơn Thành, An Lộc, Lộc Ninh, qua cửa khẩu Hoa Lư sang Campuchia. Quốc lộ 14 nối Chơn Thành với Thị xã Đồng Xoài rồi Gia Nghĩa, Buôn Ma Thuột.

Tặng Bạn 🌵 Thẻ Cào Miễn Phí ❤️ Nhận Thẻ Cào Free Mới Nhất