Thủy triều là gì? Vai trò & nguyên nhân sinh ra thuỷ triều

Thủy triều là gì? Vai trò & nguyên nhân sinh ra thuỷ triều

Đánh giá bài viết

Đánh giá bài viết

Thủy triều là một trong những hiện tượng thiên nhiên diễn ra hàng ngày tại tất cả các bờ biển trên thế giới vì thế nó không còn quá xa lạ đặc biệt đối với người sinh sống ở vùng sông nước. Có rất nhiều lý giải cho hiện tượng tự nhiên đặc biệt này tuy nhiên để hiểu rõ bản chất thủy triều là gì? Nguyên nhân sinh ra thủy triều? Ảnh hưởng của thủy triều cũng như vai trò của nó như thế nào?…. thì không phải ai cũng nắm được.

 Hãy cùng mayruaxegiadinh.com.vn tìm hiểu về chủ đề này trong bài viết dưới đây để giải đáp những điều mà bạn đang thắc mắc nhé!

Thủy triều là gì?

Thủy triều tiếng Anh là tide.

Thủy triều là một từ Hán -Việt, trong đó “thủy” là nước và “triều” là triều cường. Theo đó, thủy triều có nghĩa là chỉ nước dâng cao hoặc rút xuống. Hiểu đơn giản hơn thì thủy triều chính là hiện tượng nước biển hoặc nước sông,… thay đổi lên xuống tuôn theo một chu kỳ thời gian dựa vào sự biến chuyển thiên văn.

Sự thay đổi lực hấp dẫn từ mặt Trăng cùng những thiên thể khác như Mặt Trời tại một điểm bất kỳ trên bề mặt Trái Đất sẽ tạo nên hiện tượng nước lên hay còn gọi là triều lên và triều xuống là hiện tượng nước xuống vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày.

Thủy triều là hiện tượng nước lên xuống vào những khoảng thời gian nhất định trong ngày.

Thuỷ triều đỏ là gì?

Thủy triều đỏ hay còn được biết đến với tên khác là tảo nở hoa. Đây là hiện tượng xuất hiện quá nhiều tảo sinh sản với một số lượng nhanh trong nước. Tảo ở cửa sông, biển hoặc nước ngọt khi tích tụ số lượng lớn như vậy thường khiến cho mặt nước bị đục hoặc là chuyển màu tím, hồng, xanh hoặc là màu đỏ.

Tùy vào từng loại tảo mà quyết định đến hiện tượng thủy triều đỏ có thể sản sinh ra những độc tố tự nhiên đồng thời làm suy giảm oxy và gây ra nhiều tác hại khác. Bởi thế mà các nhà khoa học còn gọi đây là “hiện tượng tảo nở hoa độc hại” (HAB). Tác hại dễ nhận biết nhất của HAB này chính là động vật biển hay những loài cá, loài giáp xác hay thân mềm cùng các sinh vật khác chết hàng loại.

Thủy triều đỏ hay còn được gọi là “hiện tượng tảo nở hoa độc hại”.

Thủy triều đen là gì?

Thủy triều đen có tên tiếng Anh là “black tide” và đây không phải là một hiện tượng thủy triều tự nhiên. Đây là một cách gọi nhằm chỉ hiện tượng dầu tràn ra biển mà không kịp thời xử lý do vụ đắm tàu, tràn dầu hay là bởi những giàn khoan dầu khai thác dầu quá mức.

Từ đó, một lượng dầu tràn ra rồi lắng đọng xuống đáy biển và một thời gian sau tạo thành các lớp trầm tích dày đặc gây ra ô nhiễm môi trường biển rất nghiêm trọng. Vì vậy mà những nhà khoa học còn gọi nó theo nghĩa bóng là thủy triều đen.

Thủy triều đen không phải là hiện tượng thủy triều tự nhiên.

Từ hai khái niệm thủy triều đen là gì và thủy triều đỏ là gì mà chúng tôi vừa đề cập phía trên nhằm mục đích khái quát giúp bạn đọc phân biệt được giữa chúng và thủy triều tự nhiên.

 

Một số thuật ngữ liên quan đến thủy triều

Sóng thủy triều

Sóng thủy triều là một hiện tượng thủy triều lan truyền trong thủy quyển dưới dạng những sóng dài có chu kỳ nhiều giờ với biên độ nhỏ cùng bước sóng lên đến hàng ngàn km. Độ lớn và chu kỳ biến thiên của lực hấp dẫn giữa Trái Đất với Mặt Trăng và Trái Đất với Mặt trời sẽ quyết định đến tính chất của sóng triều.

Theo thống kê cho đến hiện nay thì có gần 400 sóng triều thành phần và các loại cơ bản đó gồm:

  • Sóng bán nhật triều mặt trăng chính
  • Sóng nhật triều mặt trăng chính
  • Sóng bán nhật triều chính
  • Sóng nhật triều mặt trời chính
  • Sóng lệch nhật triều chính

Mực nước triều

Mực nước triều là một thuật ngữ chỉ mức nước dao động theo từng khoảng thời gian so với độ cao đã được quy định từ trước. Đơn vị sử dụng để đo mực nước triều là m (mét) hoặc cm (xen-ti-mét).

Độ triều lớn

Độ triều lớn được xác định là một chỉ số đo bằng mức nước lớn trừ đi mực nước ròng thấp nhất trong ngày. Trong đó:

  • Nước lớn (đỉnh triều): Vị trí cao nhất cả mực nước diễn ra trong một chu kỳ triều.
  • Nước ròng (chân triều): Vị trí thấp nhất của mực nước diễn ra trong một chu kỳ triều.

Sóng triều tại vùng biển ven bờ và cửa sông

Thủy triều tại vùng ven biển và cửa sông thường mang tính chất vô cùng phức tạp. Điều này được khẳng định bởi nước triều được cấu thành từ tổ hợp sóng dài dạng sóng tiến cùng sóng đứng bị biến dạng mạnh bởi khúc xạ, phản xạ, lực ma sát hay sông rạch, đường bờ biển,….

Hình ảnh thủy triều ở cửa sông.

Chu kỳ triều

Chu kỳ triều là một khái niệm để chỉ khoảng thời gian giữa 2 lần thủy triều trong một ngày và nó phụ thuộc vào cơ chế tổ hợp của những sóng triều thành phần.

  • Thời gian triều rút: khoảng thời gian xảy ra từ khi nước lớn đến khi nước ròng tiếp theo.
  • Thời gian triều dâng: khoảng thời gian xảy ra từ khi nước ròng đến khi nước lớn tiếp theo.

Chế độ triều

Về cơ bản sẽ có 2 loại triều gồm: nhật triều và bán nhật triều. Cụ thể như sau:

  • Nhật triều: gồm 1 lần lên và 1 lần rút trong ngày.
  • Bán nhật triều: gồm 2 lần lên và 2 lần rút trong ngày.

Ngoài ra, còn có 2 loại triều hỗn hợp gồm: nhật triều không đều và bán nhật triều không đều.

Kỳ nước cường và kỳ nước kém

Kỳ nước cường thường sẽ xuất hiện vào thời gian khoảng đầu tháng âm lịch hoặc tuần trăng rằm khi mà Mặt Trời – Mặt Trăng – Trái Đất nằm ở vị trí trên một đường thẳng.

Kỳ nước kém thường sẽ xuất hiện vào thời điểm trăng già hoặc trăng non khi mà Mặt Trăng – Mặt Trời tạo với nhau thành một góc vuông tại Trái Đất.

Kỳ nước kém thường diễn ra vào thời gian khoảng nửa tháng theo vòng tuần hoàn với chu kỳ như sau:

  • Từ 3 – 5 ngày đầu: kỳ nước cường, thủy triều có biên độ lên, xuống vô cùng mạnh (lúc lên rất cao và xuống thì rất thấp).
  • Từ 4 – 5 ngày tiếp theo: triều có độ lớn giảm dần.
  • Từ 3 – 5 ngày tiếp theo: kỳ nước kém, thủy triều lên và xuống rất thấp.
  • Từ 4 – 5 ngày tiếp theo: triều có độ lớn tăng dần để chuẩn bị bước vào thời kỳ nước cường tiếp theo.

Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì?

Thủy triều được hình thành bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng cùng lực ly tâm gây ra. Có thể hiểu đơn giản hơn chính là thủy quyển có hình cầu dẹt nhưng nó lại bị kéo cao lên ở hai miền nên tạo thành hình elip.

Theo chu kỳ ngày và đêm của Trái Đất thì nó sẽ tự mình quay quanh nó 1 vòng. Điều này đồng nghĩa rằng khi ở một điểm bất kỳ trên Trái Đất thì có 1 lần hướng về Mặt Trời sẽ xuất hiện thủy triều.

  • Thủy triều gồm 2 loại gồm: Thủy triều bán nhật triều và thủy triều toàn nhật triều. Cụ thể như sau:
  • Thủy triều bán nhật triều: Sẽ có 2 lần nước dâng cao và 2 lần nước xuống mỗi ngày trên Trái Đất.
  • Thủy triều toàn nhật triều: Sẽ có 2 lần thủy triều dâng cao và 1 lần thủy triều xuống. Đây là chu kỳ mỗi ngày của thủy triều toàn nhật triều.

Ngoài ra, Mặt Trời cũng có khả năng sinh ra lực hấp dẫn thủy triều nhưng khả năng chỉ bằng 5/11 so với lực hấp dẫn của Mặt Trăng. Và nếu trường hợp lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng trùng nhau thì nước thủy triều sẽ tăng lên cao hơn.

Thủy triều được hình thành bởi lực hấp dẫn của Mặt Trăng cùng lực ly tâm

Đặc điểm của thủy triều là gì?

Thủy triều sẽ được chia thành những giai đoạn khác nhau cụ thể như sau:

  • Nước biển dâng nhanh chóng trong vài giờ và làm ngập cả vùng biển. Đây được gọi là hiện tượng ngập triều.
  • Khi nước biển hạ thấp trong vào giờ làm lộ ra vùng gian triều và đây được gọi là triều rút.
  • Thời điểm nước dâng lên một điểm cao nhất được gọi là triều cường và ngược lại, nước hạ thấp thì thời điểm đó được gọi là triều thấp.

Ảnh hưởng, vai trò của thủy triều

Việc xác định thủy triều vô cùng cần thiết trong cuộc sống bởi do thủy triều giúp các phương tiện giao thông đường thủy được điều hướng đi tốt nhất, đồng thời tính được thời điểm triều cường lên xuống để đảm bảo được an toàn cho con người.

Khi xác định được khả năng xảy ra thủy triều, con người sẽ biết được sự chuyển động của nước và từ đó có thể cung cấp nguồn năng lượng cho những hộ dân sinh sống ở các vùng ven biển. Hơn nữa, còn dự báo được nguồn thức ăn cho sinh vật hoặc môi trường sinh thái biển cho một số loài động vật ven biển.

Bởi những vai trò và những ảnh hưởng nhất định của thủy triều mà việc xác định những số liệu về thủy triều là rất cần thiết. Từ những dữ liệu đó mà con người có thể phân tích để đưa ra những đánh giá hiện tượng cũng như đưa ra hướng xử lý phù hợp với từng dạng biến đổi.

Từ xa xưa, con người đã biết tận hiện tượng thiên nhiên này vào trong thực tế của cuộc sống. Tại Việt Nam, việc quan sát hiện tượng thủy triều lên xuống đã mang đến nhiều lợi ích vô cùng to lớn. Một số ứng dụng được áp dụng của thủy triều trong đời sống – xã hội như sau:

  • Thủy triều có đóng góp lớn cho lịch sử dân tộc Việt Nam. Điển hình nhất đó là chiến thắng quân Nam Hán và Mông Nguyên vang đội trên sông Bạch Đằng. Yếu tố thủy triều đóng vai trò chủ đạo dẫn đến chiến thắng của quân ta.

Vai trò của thủy triều quan trọng trong lịch sử dân tộc Việt Nam.

  • Từ xưa, con người sống dựa phần lớn vào sông vào biển vì thế nên sớm biết cách tính theo con nước, chu kỳ lên xuống của nó. Chính vì yếu tố tự nhiên này mà con người tìm được một nguồn lương thực lớn từ thủy triều. Nhờ đó mà biết cách bắt hải sản như tôm, cua, cá,….

Năng lượng của thủy triều là ứng dụng quan trọng của hiện tượng này.

  • Mỗi khi chu kỳ của thủy triều xuất hiện đồng thời mang theo một nguồn thủy hải sản rất phong phú. Nhờ đó, hoạt động đánh bắt thủy hải sản phụ thuộc vào điều kiện cũng như thời gian kéo dài mỗi chu kỳ thủy triều.
  • Con người đã biết tận dụng thủy triều sử dụng để phục vụ cho công nghiệp như để sản xuất điện dựa vào triều cường. Từ đó góp phần to lớn vào ngành ngư nghiệp điển hình là đánh bắt hải sản. Hơn nữa, còn tham gia vào quá trình nghiên cứu thủy văn.
  • Ngoài ra, con người còn tận dụng được lợi thế thủy triều để đóng tàu thuyền.

Tuy nhiên, bên cạnh những vai trò của thủy triều thì nó cũng gây ra một số những ảnh hưởng tiêu cực:

  • Thủy triều đỏ gây ra cái chết hàng loạt cho các sinh vật biển.
  • Thủy triều cũng xâm lấn đất liền có thể cuốn trôi đất đai và gây ra sạt lở.
  • Các đợt triều cường thường gây ra mất an toàn và ảnh hưởng tiêu cực đến cuộc sống của cư dân ven biển.

Lời Kết

Như vậy, thủy triều là một hiện tượng tự nhiên bình thường có vai trò lớn trong đời sống con người, đồng thời nó cũng mang những ảnh hưởng tiêu cực nhất định đến cư dân ven biển cũng như các loài sinh vật,….

Hy vọng qua bài viết về chủ đề thủy triều là gì mà chúng tôi vừa tổng hợp và chia sẻ trên đây hữu ích với bạn đọc. Từ đó bạn hiểu được nguyên nhân hình thành, lợi ích cũng như những ảnh hưởng của hiện tượng tự nhiên này.