Thủy triều là gì? Nguyên nhân nào sinh ra thuỷ triều?

Các hiện tượng của tự nhiên như mưa, bão, gió, thủy triều,…đã trở nên quá quen thuộc với con người. Ngày nay, với sự phát triển của khoa học và công nghệ thì các nhà nghiên cứu cũng đã có những câu trả lời xoay quanh các hiện tượng này. Vậy thủy triều là gì? Nguyên nhân hình thành và con người đã ứng dụng thủy triều như thế nào cho các công việc sản xuất? Hãy cùng tham khảo bài viết ngay dưới đây của chúng tôi!

Thủy triều là gì?

Để tìm hiểu rõ bản chất của hiện tượng tự nhiên này là gì, chúng ta hãy bắt đầu tìm hiểu nghĩa của hai từ “thủy triều”. Theo tiếng Hán thì “thủy” nghĩa là nước, “triều” nghĩa là sự tăng giảm của cường độ. Có thể tạm hiểu chính là cường độ mực nước dâng lên và rút xuống.

Bạn đã biết thuỷ triều là gì chưa?

Như vậy, thủy triều là hiện tượng tự nhiên khi mực nước biển lên xuống trong một chu kỳ thời gian nhất định và luôn phụ thuộc vào sự biến đổi thiên văn. Sự thay đổi lực hấp dẫn chủ yếu là mặt trăng và các thiên thể khác như mặt trời tại một điểm bất kỳ nào đó trên bề mặt trái đất khi trái đất đang quay sẽ tạo nên những hiện tượng của nước là triều lên (nước lớn) và triều xuống (nước ròng) trong khoảng thời gian nhất định một ngày.

Nguyên nhân sinh ra thủy triều là gì? Các kiểu thủy triều phổ biến

Nguyên nhân hình thành

Do thủy quyển có hình cầu dẹt lại bị kéo cao hai miền đối diện nhau tạo thành một hình ellipsoid. Một đỉnh của ellipsoid nằm trực diện với Mặt Trăng – là miền nước lớn thứ nhất và do lực hấp dẫn của mặt trăng gây ra. Miền nước lớn thứ hai nằm đối diện với miền nước lớn thứ nhất qua tâm Trái Đất và do lực li tâm tạo ra. Giữa hai miền nước lớn này lại là dòng nước ròng.

Do đó, khi tốc độ quay của Trái Đất không đổi thì lực ly tâm đạt cực đại ở vị miền xích đạo của Trái Đất. Trái Đất và Mặt Trăng luôn quay quanh trọng tâm của nó, nên khối lượng của Trái Đất sẽ lớn hơn khối lượng của Mặt Trăng và điểm trọng tâm của hệ này sẽ nằm bên trong Trái Đất.

Lực hấp dẫn của Mặt Trăng là nguyên nhân chính hình thành thủy triều

Với những phân tích trên thì có thể khẳng định Trái Đất vừa quay và vừa lắc. Khi đó, thủy triều sẽ đạt cực đại nếu Mặt Trăng và Mặt Trời cùng nằm về một phía so với Trái Đất và mức thủy triều phía đối diện sẽ xuống điểm cực tiểu.

Các kiểu thủy triều và thời gian lên xuống của nó

Như chúng ta cũng đã biết, mỗi ngày Trái Đất tự quay quanh nó một vòng, đồng nghĩa với việc bất kỳ nơi nào ở trên Trái Đất cũng sẽ có một lần hướng về phía Mặt Trăng (không tính các vùng nhiều tháng không có ban đêm). Do đó, phần đa nước biển trên Trái Đất mỗi ngày đều có hai lần nước lên cao và hai lần nước xuống thấp, được gọi là bán nhật triều. Ở một số nơi khác, do đặc tính khu vực nên nước trong ngày chỉ xuất hiện một lần dâng cao và một lần xuống thấp, hay gọi là kiểu toàn nhật triều (nhật triều).

  • Hàng tháng, vào ngày sóc tức là mùng 1 âm lịch và ngày vọng tức là 15/16/17 âm lịch thì Mặt Trời, Mặt Trăng và Trái Đất nằm trên cùng một đường thẳng. Khi đó, lực hấp dẫn thủy triều của cả Mặt Trời và Mặt Trăng sẽ trùng nhau, dẫn đến xuất hiện thủy triều lớn.

  • Vào những ngày trăng thượng huyền tức là 7/8 âm lịch và ngày trăng hạ huyền tức là 22/ 23 âm lịch thì lực hấp dẫn của Mặt Trời và Mặt Trăng hợp thành một góc 90

    o

    . Khi đó, lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trời sẽ làm mất đi một phần lực hấp dẫn thủy triều của Mặt Trăng, dẫn đến xuất hiện thủy triều nhỏ. 

  • Hàng ngày, thủy triều sẽ xuất hiện muộn khoảng hơn 1 giờ so với ngày hôm trước. Bởi, Mặt Trăng phải thực hiện một phần vòng quay luân chuyển xung quanh Trái Đất và sẽ bị chênh 1 giờ mới có thể trở lại đúng điểm cũ.

Các kiểu thủy triều và thời gian dao động 

Đặc điểm của thủy triều

Các giai đoạn biến đổi của hiện tượng thủy triều như sau:

  • Thủy triều lên: Xảy ra khi mực nước biển dâng lên trong vài giờ và làm ngập cả vùng gian triều.

  • Thủy triều cao: Nước dâng lên đến điểm cực đại của nó.

  • Thủy triều xuống: Xảy ra khi mực nước biển hạ thấp trong vài giờ và làm lộ rõ vùng gian triều.

  • Thủy triều thấp: Nước hạ thấp đến điểm cực tiểu của nó.

Thủy triều tạo ra các dòng chảy mang tính dao động, được gọi là dòng triều hay triều lưu. Thời điểm dòng triều đứng im thì gọi là nước chùng hay nước đứng. Ngược lại, khi dòng triều đổi hướng tạo ra sự biến đổi ngược lại thì sẽ xuất hiện mực nước triều cao hoặc triều thấp. Ở một số nơi, thời gian nước đứng và thời gian triều cao, triều thấp có sự phân biệt rõ ràng.

Những đặc điểm trong ngày của dòng thủy triều là gì?

Ứng dụng của thủy triều trong đời sống con người

Từ xa xưa, loài người đã biết tận dụng các hiện tượng của tự nhiên cho những hoạt động đời sống hàng ngày. Tại Việt Nam, việc quan sát sự biến động của thủy triều cũng đã mang lại những lợi ích đáng kể cho một số ngành sản xuất. Đặc biệt, không thể không nhắc đến những chiến thắng lịch sử vang dội trên con sông Bạch Đằng khi dựa vào hiện tượng thủy triều. Dưới đây, chúng tôi xin liệt kê những ứng dụng tiêu biểu của thủy triều trong đời sống – xã hội như sau:

Sản xuất muối là một ứng dụng quan trọng của hiện tượng này

  • Trong lịch sử Việt Nam, thủy triều đóng vai trò quyết định để làm nên chiến thắng trên sông Bạch Đằng năm 938 của Ngô Quyền trước quân Nam Hán. Hay chiến thắng quân Mông – Nguyên của nhà trần năm 1288. 

  • Hiện nay, các giai đoạn dâng rút của thủy triều có một tiềm năng lớn như ứng dụng để xây dựng các trạm phát điện thủy triều và dùng thủy triều để phát điện.

  • Tại Việt Nam, những nghiên cứu cho việc sử dụng năng lượng thủy triều để tạo ra các nguồn năng lượng sạch cung cấp cho đời sống người dân và các hoạt động sản xuất, nhưng hiện tại vẫn còn đang bỏ ngỏ khả năng.

  • Sự lên xuống của mực nước biển có liên hệ mật thiết với các ngành sản xuất muối, ngư nghiệp, hàng hải,…Nhờ cách tính dòng nước, chu kỳ lên xuống của nó nên người xa xưa chỉ sống chủ yếu ở ven sông, ven biển đã biết duy trì sự sống bằng việc đánh bắt hải sản, tôm, cua, cá,…Ngày nay con người còn biết ứng dụng thủy triều để đóng tàu thuyền sử dụng hoặc xuất khẩu.

  • Mỗi lần chu kỳ của thuỷ triều xuất hiện sẽ mang lại nguồn thuỷ hải sản đa dạng và phong phú. Đối với các bà con ven biển, cũng đã biết tính toàn thời gian đánh bắt phù hợp để nâng cao hiệu quả kinh tế và tránh những rủi ro do thiên nhiên gây ra.

  • Con người có các hoạt động nghiên cứu thủy văn, đưa ra dự báo kịp thời về những hiện tượng thời tiết cực đoan như bão, lũ lụt, hạn hán,… Đồng thời, việc đưa ra các dự báo giúp Đảng và Nhà nước thực hiện các giải pháp phòng chống, di dân,…đảm bảo tính mạng và tài sản cho người, vật nuôi.

Trên đây, chúng tôi đã cung cấp đến bạn các thông tin cần thiết về thủy triều là gì, đặc điểm cũng như ứng dụng quan trọng của thủy triều vào đời sống. Bài viết này của mayhutbuidanang.net có thể giúp bạn hiểu được hiện tượng tự nhiên thuỷ triều.