Thủy triều là gì? Lên xuống vào thời gian nào trong ngày? – WWF Coca-Cola River Basin
Thủy triều là gì? Bạn đang muốn tìm hiểu về hiện tượng đặc biệt của biển cả? Bạn muốn biết những ảnh hưởng khi thủy triều lên như thế nào? Vậy thì đừng vội bỏ qua bài viết sau đây của chúng tôi về thủy triều.
Thủy triều là gì?
Bên cạnh các hiện tượng tự nhiên thường thấy như động đất, núi lửa, sóng thần… thì thủy triều cũng là một vấn đề đang được quan tâm. Bạn có biết hiện tượng này được lý giải như thế nào hay không? Bạn có đang thắc mắc về hiện tượng này xảy ra như thế nào, vào thời gian nào? Những thắc mắc về nó sẽ đều được giải đáp cụ thể, nhưng đầu tiên chúng ta cần biết thủy triều là gì.
Thủy triều là hiện tượng mực nước tại các biển, sông… dâng lên và hạ xuống theo một chu kỳ thời gian nhất định. Nguyên nhân của hiện tượng này là do lực hấp dẫn của mặt trăng và các thiên thể đã tác động trực tiếp lên trên bề mặt trái đất.
Thủy triều trải qua 4 giai đoạn chính:
- Triều lên là lúc mặt nước dâng lên cao hơn bình thường làm ngập vùng tiếp giáp giữa biển và đất liền.
- Triều cao là thời điểm thủy triều lớn nhất, mực nước dâng lên cao nhất trước khi nó rút xuống
- Thủy triều xuống là khi nước rút khỏi vùng nước nó lấn lên trước đó, hiện tượng này sẽ xảy ra trong vài giờ
- Triều thấp là hiện tượng mực nước sẽ ở vị trí cố định tại điểm thấp nhất.
Thành phần thủy triều là sự tác động của các yếu tố tới các thay đổi của thủy triều như sự tự quay quanh trục của trái đất, khoảng cách giữa mặt trăng hay mặt trời so với trái đất và đường xích đạo, độ nghiêng của mặt phẳng xích đạo.
Thủy triều lên xuống vào thời gian nào trong ngày
Hiện nay, thủy triều có 2 loại chính đó là nhật triều và bán nhật triều. Nhật triều xảy ra khi mà thời gian để mực nước dâng lên và hạ xuống lên tới 24 giờ 50 phút. Còn bán nhật triều chỉ rơi vào khoảng 12 giờ 25 phút và chỉ xảy ra ở khu vực gần xích đạo.
Nói dễ hiệu hơn cách tính thủy triều là:
Đối với nhật triều: Trong một ngày sẽ chỉ có 1 lần triều lên và 1 lần triều xuống, và thời gian triều lên, xuống mỗi ngày sẽ cách nhau 50 phút. Nghĩa là, ví dụ hôm nay thủy triều xuống lúc 8h sáng, thì ngày mai thủy triều sẽ xuống lúc 8h50 sáng. Tương tự với thủy triều lên.
Còn đối với bán nhật triều: Trong 1 ngày sẽ có 2 lần thủy triều lên và xuống. Và thời gian giữa 2 lần thủy triều lên và xuống là 12giờ 25 phút.
Ngày nay chúng ta thường nghe nói tới 2 hiện tượng đặc biệt nhất của thủy triều đó là thủy triều đỏ và thủy triều đen. Cả 2 hiện tượng này xảy ra đều là hiện tượng bất thường sẽ làm ảnh hưởng tới cuộc sống của môi trường và các loài sinh vật biển.
- Thủy triều đỏ là một thuật ngữ đề cập đến sự nở hoa của một loài tảo có tên là Karenia brevis. Hiện tượng thủy triều đỏ hoàn toàn không liên quan đến hoạt động lên xuống của dòng nước.
- Thủy triều đen là thuật ngữ để chỉ thảm họa dầu tràn ra biển. Hiện tượng này cũng không liên quan gì đến thủy triều.
Vai trò của thủy triều
Thủy triều là hiện tượng tự nhiên của biển, nhưng nó cũng mang lại những vai trò quan trọng đối với cả con người và tự nhiên. Không những mang lại những vai trò quan trọng cho phát triển kinh tế xã hội mà nó còn tác động trực tiếp lên cấu tạo địa chất tại những nơi tiếp giáp. Nhất là ở các vùng cửa sông hiện tượng thủy triều sẽ mang lại rất nhiều lợi ích về kinh tế rất lớn.
Khi thủy triều lên sẽ khiến cho các vùng đất mà nó đi qua trở nên phì nhiêu, màu mỡ thuận lợi cho phát triển nông nghiệp. Ngư dân sẽ thuận lợi trong việc đánh bắt thủy hải sản, lợi dụng cung cấp nước cho nuôi trồng. Bên cạnh đó khi thủy triều lên sẽ mang lại nguồn thủy sản phong phú từ biển cả vào đất liền.
Đối với địa hình, nhờ việc lên xuống của thủy triều sẽ hình thành nên dạng địa hình xâm thực, phát triển địa hình ven biển. Nhờ lượng nước lớn như vậy sẽ tiện lợi trong việc thau chua rửa mặn cho các vùng đất ngập mặn. Bởi vậy mà ngày nay người ra luôn tận dụng tối đa lợi ích của hiện tượng này để mang lại những lợi ích cho kinh tế.
Ảnh hưởng của thủy triều
Thủy triều xuất hiện luôn mang lại những ảnh hưởng nhất định cả về tích cực và tiêu cực. Mặt tích cực mà chúng ta dễ nhận thấy đó là cho việc phát triển kinh tế ven biển. Còn ngoài ra nó cũng sẽ gây ra nhiều thiên tai như lũ lụt, làm đất bị ngập mặn, ảnh hưởng tới mùa màng, cản trở việc đánh bắt thủy hải sản.
Việc sống chung với thủy triều bao giờ cũng mang lại 2 mặt, bắt buộc mọi người phải tận dụng những mặt tích cực và hạn chế ảnh hưởng không tốt tới cuộc sống. Chúng ta cần có những biện pháp để đối phó với ảnh hưởng của thủy triều sớm bằng nhiều cách khác nhau nhất là chú ý theo dõi lịch của thủy triều thật tốt.
Qua bài viết về thủy triều ở trên mong rằng mọi người đã thu thập được những thông tin hữu ích. Những khám phá thù vị về hiện tượng này hy vọng đã mang lại những kiến thức kịp thời cho chúng ta cùng tìm hiểu thêm.
5/5 – (1 bình chọn)
Bài viết liên quan:
Không có bài viết liên quan.