Thủy triều: Hiện tượng thiên nhiên quen thuộc chứa đựng nhiều thú vị – Ác Nhân Cốc
Trong số các hiện tượng thiên nhiên gắn liền với đời sống của con người trên Trái Đất thì thủy triều là một trong những hiện tượng quen thuộc, nhưng chứa đựng không ít điều thú vị. Hãy cùng với ANC1688 khám phá về hiện tượng thiên nhiên này nhé!
Thủy triều là tên gọi một hiện tượng mô tả về sự dâng lên và hạ xuống của mực nước
Nội Dung Chính
Thủy triều là gì?
Thủy triều là tên gọi một hiện tượng mô tả về sự dâng lên và hạ xuống của mực nước (biển, sông, hồ, v.v.) theo một chu kỳ thời gian nhất định. Nguyên nhân chính của hiện tượng này chính là do sức hút của mặt trăng và các thiên thể xung quanh tác động trực tiếp lên bề mặt của Trái Đất.
Mặt trời cũng có tác động lực hút nhất định lên trái đất, tuy nhiên do đặc điểm vị trí và quỹ đạo bay của Mặt trăng khiến nó trở thành tác nhân chính ảnh hưởng lên mực nước ở Trái Đất. SỰ vận động của mực nước biển dưới sức hút của Mặt trăng khiến nước trên các đại dương vận động và sinh ra các hiện tượng như thủy triều, triều cường, triều kém, v.v.
Mặt trăng khiến nước trên các đại dương vận động và sinh ra hiện tượng như thủy triều
Nói theo cách khác thì thủy triều chính là hệ quả của sự thay đổi của lực hấp dẫn từ các thiên thể khác lên bề mặt hành tinh của chúng ta. Tính dao động của các dòng chảy được sinh ra từ thủy triều thường được gọi là dòng triều. Khi dòng triều này ngừng chuyển động thì ta gọi nó là nước đứng. Hiện tượng này thường xuất hiện gần với lúc con nước cao hoặc thấp. Đi câu, chúng ta thường lựa ngay lúc con nước đứng để câu vì đó là lúc cá ăn mạnh nhất.
Ngoài ra đối với các anh chị em cần thủ có lẻ cũng không mấy lạ với một kiểu thủy triều hay còn gọi là con nước ương khi nước lên và xuống kém, cứ lờ đờ. Đi câu, xem và hiểu con nước rất quan trọng vì sức hút của Mặt trăng và từ trường của nó cũng ảnh hưởng đến hoạt động của các loài sinh vật dưới nước, đặc biệt là cá.
Các đặc điểm và hình thái của thủy triều
Trong tự nhiên, thủy triều được chia làm các giai đoạn khác nhau và tương ứng mỗi giai đoạn sẽ có một tên gọi khác nhau tùy vào hình thái của nó. Có thể kể đến các kiểu hình thái của thủy triều như sau:
Con nước lớn
Khi nước biển dâng mạnh, tức là nước lên cao với tốc độ nhanh và làm ngập vùng gian triều chỉ trong vòng vài giờ thì đó là Triều lưu hoặc ngập triều. Đối với dân gian, người ta vẫn quen gọi là con nước lớn hay nước lớn.
Con nước ròng
Ngược lại với con nước lớn, khi nước hạ xuống thấp nhanh và làm lộ ra vùng gian triều thì ta gọi là Triều rút hoặc là nước ròng hay con nước ròng.
Đỉnh triều và triều thấp
Có hai khái niệm ta thường xuyên nghe nhắc đến trên báo đài, đó là triều thấp và triều cường. Nhất là với tình hình ngập, úng cục bộ ở những thành phố đô thị lớn như Thành phố Hồ Chí Minh và một vài tỉnh thành khác, ta đặc biệt nghe nhắc tới nhiều hơn.
Về khái niệm thì tại thời điểm nước dâng lên đến điểm cao nhất của nó thì ta gọi nó là triều cao hoặc triều cường. Và khi khi mực nước hạ xuống mức thấp nhất thì ta gọi nó là triều thấp.
Thời điểm triều cường cao nhất (đỉnh triều) nước sông và kênh rạch ở Sài Gòn dâng cao gây ngập cục bộ
Vai trò và lợi ích của Thủy triều
Thủy triều là một hiện tượng tự nhiên mà vai trò của nó là hết sức quan trọng đối với con người và tự nhiên. Thủy triều gắn liền với đời sống và sự phát triển kinh tế của một quốc gia, vùng miền và có tác động trực tiếp lên cấu tạo địa chất tại các điểm tiếp giáp.
Ý nghĩa của thủy triều với con người
Thủy triều và sự vận động của các dòng hải lưu, dòng chảy của sông biển mang theo phù sa bồi đắp cho các vùng đồng bằng thêm màu mỡ để trồng hoa màu. Ở bất cứ nơi nào có sông ngòi, hay ở ngay các vùng cửa biển người dân đều có thể sinh sống và phát triển kinh tế dựa trên nguồn thủy hải sản thiên nhiên phong phú và dồi dào.
nơi nào có sông ngòi, hay ở ngay các vùng cửa biển người dân đều có thể sinh sống và phát triển kinh tế
Ý nghĩa của thủy triều đối với tự nhiên
Thủy triều lên và xuống hình thành nên các dạng địa hình xâm thực từ sự bào mòn của dòng nước. Việc này có ý nghĩa rất lớn trong việc thau chua rửa mặn các vùng đất bị ngập mặn dễ dàng và hiệu quả hơn.
Tác hại của thủy triều
Có một sự thật rõ ràng rằng bất cứ hiện tượng và sự việc nào cũng mang đồng thời hai khía cạnh là lợi và hại, hiện tượng thiên nhiên như thủy triều càng không ngoại lệ. Bên cạnh các lợi ích to lớn mang đến cho con người và hệ sinh thái trên quả địa cầu này thì thủy triều cũng có mặt tiêu cực như gây ngập lút, làm đất nhiễm mặn, v.v.
Kết bài
Qua bài viết trên chúng ta đã biết thủy triều là gì cũng như những mặt tích cực và tiêu cực từ hiện tượng này. Hy vọng bài viết sẽ giúp bạn có thêm kiến thức về thiên nhiên rộng lớn. Vấn đề đặt ra cho chúng ta chính là hiểu về thiên nhiên, hiểu về thủy triều để có thể vận dụng tối đa các yếu tố tích cực của nó và đồng thời hạn chế những yếu tố tiêu cực ở mức thấp nhất.
Ác Nhân Cốc Tổng hợp
Vùng gian triều là gì?
Theo Wiki, vùng gian triều, còn được gọi là vùng đất bồi hoặc bờ biển, là khu vực ở trên mặt nước khi triều thấp và ở dưới mặt nước khi triều cao (nói cách khác là khu vực ở giữa các mức thủy triều).
Vùng gian triều có thể bao gồm nhiều kiểu sinh cảnh, với hệ đông-thực vật đa dạng, ví dụ như sao biển, cầu gai, các loài san hô,… Khu vực này cũng bao gồm các vách đá dốc, bãi cát hoặc đất ngập nước (bãi bùn).
Thủy triều đỏ là gì?
Thủy triều đỏ là hiện tượng tảo sinh sản với số lượng nhanh và nhiều trong nước. Tảo ở cửa sông, biển, hoặc nước ngọt tích tụ lại khiến mặt nước đục hoặc chuyển sang màu đỏ.
Thủy triều đen là gì?
Thủy triều đen là thuật ngữ để chỉ thảm họa dầu tràn ra biển, đây là hiện tượng do con người tác động chứ không phải tự nhiên tạo ra.