Thương mại điện tử B2B là gì? Các mô hình Thương mại điện tử B2B thường gặp

Thương mại điện tử B2B là gì? Các mô hình Thương mại điện tử B2B thường gặp

B2B (Business To Business) – là hình thức giao dịch giữa các doanh nghiệp, bao gồm nhà sản xuất và nhà bán buôn, hoặc nhà bán buôn và nhà bán lẻ…

Thương mại điện tử B2B (TMĐT B2B) thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp, mô tả các giao dịch đặt hàng trực tuyến giữa các doanh nghiệp.Vì đơn đặt hàng được xử lý kỹ thuật số, hiệu quả mua hàng được cải thiện cho người bán buôn, nhà sản xuất, nhà phân phối và các loại người bán B2B khác Có hơn 48% công ty hiện đang thực hiện từ 50–74% giao dịch mua hàng thông qua các doanh nghiệp B2B. Trong đó, 23% công ty thực hiện hơn 75% giao dịch mua hàng trực tuyến. Một nghiên cứu gần đây của DHL Express cho biết, thương mại điện tử B2B sẽ tăng trưởng hơn 70% vào năm 2027, đạt 20,9 nghìn tỷ USD.Các mô hình Thương mại điện tử B2B.

Khi nói tới B2B, người ta muốn đề cập đến hoạt động kinh doanh được tiến hành giữa các công ty, chứ không phải giữa một công ty và người tiêu dùng cá nhân. Thế nhưng, thương mại điện tử B2B cũng có nhiều hình thức, dưới đây là một số loại hình thương mại điện tử B2B phổ hiến.

Sàn thương mại điện tử B2B2C

Mô hình B2B2C (thương mại điện tử giữa doanh nghiệp với doanh nghiệp với người tiêu dùng) được xem bước trung gian giữa mô hình B2B và B2C – là cầu nối giúp các doanh nghiệp tiếp xúc trực tiếp với người tiêu dùng. Mô hình B2B2C tận dụng được những điểm mạnh từ cả hai mô hình kinh doanh phổ biến là B2B và B2C.

Mô hình Thương mại điện tử B2B2C

Bằng cách quan sát các nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất tương tác với các mô hình B2B và B2C truyền thống, chúng ta có thể thấy rõ mô hình B2B2C hoạt động như thế nào. Trong mô hình này, nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất gửi hàng hóa đến B2B, sau đó bán hàng cho người tiêu dùng cuối cùng. Nhà bán buôn hoặc nhà sản xuất liên hệ với người tiêu dùng cuối cùng trong mô hình B2B2C bằng cách hợp tác với B2B hoặc bán trực tiếp cho người tiêu dùng. 

Các chuyển đổi tương tự cũng diễn ra với Thương mại điện tử B2B2C, chủ yếu thông qua các cửa hàng ảo, trang web thương mại điện tử hoặc thậm chí là ứng dụng. Trong nhiều thiết lập thương mại điện tử B2B2C, khách hàng biết rằng sản phẩm đang được phân phối bởi một công ty khác với công ty mà họ đã mua.

Nhà bán buôn

Các nhà bán buôn thường thích mua hàng số lượng lớn với giá thành rẻ, sau đó họ xoay vòng và bán chúng ra thị trường với giá bán lẻ. Các nhà bán buôn thường mua hàng hóa trực tiếp từ nhà sản xuất hoặc nhà phân phối và đây cũng là một hình thức B2B phổ biến.  Các mô hình B2B bán buôn hiện diện trong nhiều ngành bao gồm bán lẻ, dịch vụ ăn uống, xây dựng và y tế,…

Theo truyền thống, các giao dịch B2B bán buôn diễn ra qua điện thoại, qua email hoặc bằng các biểu mẫu đặt hàng.Với sàn thương mại điện tử B2B, mọi thao tác mua bán đều được thực hiện trực tuyến thông qua việc sử dụng nền tảng thương mại điện tử B2B. Các nền tảng này cho phép nhà bán buôn hiển thị sản phẩm dễ dàng hơn và tạo ra trải nghiệm mua hàng liền mạch.

Thương mại điện tử B2B sẽ giúp hoạt động thương mại B2B hiệu quả hơn

Nhà sản xuất

Các nhà sản xuất sản bán thành phẩm của họ trên quy mô lớn bằng cách tận dụng các bộ phận và nguyên liệu thô kết hợp với lao động thủ công và máy móc thiết bị. Trong mô hình B2B, thành phẩm được bán cho các nhà sản xuất hoặc nhà bán buôn khác.Ngành công nghiệp ô tô là một ví dụ điển hình về các nhà sản xuất trong lĩnh vực B2B. Nhà sản xuất tạo ra các bộ phận ô tô riêng lẻ, chẳng hạn như bơm nhiên liệu và động cơ.

Sau đó, họ bán các bộ phận, linh kiện này cho một công ty ô tô chế tạo toàn bộ chiếc xe từ các bộ phận đó và bán cho người tiêu dùng.Các nhà sản xuất cũng có thể tận dụng sức mạnh của thương mại điện tử tương tự như cách mà các nhà bán buôn đang thực hiên. Người mua B2B cũng đang tìm kiếm trải nghiệm mua hàng tương tự như B2C, vì vậy các nhà sản xuất không nên bỏ qua cơ hội này.

Nhà phân phối

Nhà phân phối là những người làm việc chặt chẽ với các nhà sản xuất, đẩy mạnh tiếp thị, tăng khả năng hiển thị hàng hóa, với mục tiêu quan trọng là thúc đẩy doanh số bán hàng. Trong mô hình thương mại điện tử, hoạt động hậu cần của việc bán hàng diễn ra trực tuyến, thường thông qua nền tảng thương mại điện tử.Nhiều nhà sản xuất làm việc với các nhà phân phối, tận dụng lợi thế kỹ thuật số tạo để ra cơ hội phát triển lớn hơn.

Cũng giống như các mô hình B2B khác, các nhà phân phối nỗ lực rút ngắn thời gian từ khi bán đến khi giao hàng và tạo ra trải nghiệm khách hàng liền mạch, đáp ứng được kỳ vọng của khách hàng.Tập trung vào trải nghiệm khách hàng để tăng tỷ lệ chuyển đổi

Một trong những lý do khiến thị trường thương mại điện tử B2B tăng trưởng cao trong thời gian gần đây là nhờ các doanh nhiệp đã tập trung hơn vào trải nghiệm khách hàng, xây dựng một hành trình mua hàng liền mạch, nhờ đó tăng tỷ lệ chuyển đổi.

Trải nghiệm khách hàng tối ưu sẽ giúp TMĐT B2B phát triển

Mặt dù có nhiều điểm sáng, nhưng các doanh nghiệp B2B vẫn phải không ngừng nỗ lực học tập, thay đổi toàn điện – từ quy trình tới công nghệ – để giúp tăng mức độ hài lòng, thoả mãn và trung thành của khách hàng. Bởi các giao dịch B2B có xu hướng lớn hơn so với mua hàng B2C và bán hàng B2B thường dựa vào mối quan hệ lâu dài với các nhà cung cấp. 

Chính vì vậy các doanh nghiệp kinh doanh theo mô hình B2B cần xây dựng một kế hoạch bán hàng bài bản, từ việc xây dựng chân dung khách hàng mục tiêu, xây dựng quy trình bán hàng đến việc ứng dụng các công cụ bán hàng cụ thể cho từng bước trong quy trình đó.

Nguồn: Bigcommerce