Thực vật học về lan

Lan chủ yếu là loài thảo mộc và là cây lưu niên có lá xanh quanh năm. Người ta phân biệt lan với các cây họ khác qua thói quen sinh trưởng và cơ cấu riêng biệt của hoa. Chúng được xếp loại từ loài lan không lá (Dendrophylax), một loại cây chỉ có rễ, cho đến loài Arundina to lớn, giống như tre.

Giả hành

Nhiều loài lan mọc một số giả hành (củ giả, túi nước), mặc dù đây không phải là trường hợp luôn xảy ra. Những cây có giả hành thưởng có cách sinh trưởng theo gốc, nơi mà cứ mỗi mùa sẽ mọc thêm một giả hành mới dọc theo một thân rễ liên tục phát triển. Theo cách này, cây lan sẽ phát triển một loạt những giả hành biến chúng thành một chuỗi dây. Chuỗi dây giả hành này có thể tách biệt ra khi có hai hay nhiều cây mối phát triển từ giả hành cũ trong một năm. Đây là cách hình thành một bụi cây qua nhiều năm.

Giả hành của địa lan
Nếu cắt đôi một giả hành, sẽ thấy một khối những chất sợi chứa đầy lương thực để giúp cây lan sống sót qua mùa khô hạn.

Thật khó để so sánh những giả hành với những kết cấu thảo mộc khác. Một giả hành không giống với một cây thủy tiên hay một củ hành, vốn bao gồm một lớp những lá giả, cái này nằm chồng lên cái kia. Nó cũng không giống như một củ khoai, vốn có kết cấu nhiều bột và thân củ. Có lẽ gần giống nhất là những thân rễ bò của một số thành viên trong họ Iris.

Ở bên trong, một giả hành chứa những chất sợi có khả năng giữ nhiều nước, bảo tồn năng lượng và giữ ẩm. Ở nơi hoang dã, điều này bảo đảm cho cây lan sống sót qua những đợt khô hạn trong mùa khô. Trong môi trường nuôi trồng, mùa khô này chính là mùa đông, khi mà cây lan bước vào tình trạng bán ngủ đông chờ đến mùa xuân để phát triển mới. Các giả hành là phần sống lâu nhất trong cây lan và sẽ tồn tại trong một trạng thái ngủ đông rất lâu sau khi lá đã rụng hết. Người ta gọi những giả hành không có lá là các củ đen. Trong các loài thường xanh, chẳng hạn như Cymbidium, một cây khỏe mạnh bao gồm nhiều giả hành có lá hơn là không lá. Với loại lan ít lá, chẳng hạn như Lycaste, một cụm giả hành không lá với chỉ một giả hành đầu đàn có lá là điều bình thường.

Giả hành hay giẻ hành của địa lan
Một giả hành, giống như của loài Cymbidium này, có thể mọc trên mặt đất hoặc trên một thân cây như loài lan cộng sinh.

Các giả hành đã tiến hóa thành vô số hình dạng và kích cỡ khác nhau, từ loại dài, ốm, có hình dạng như bút chì cho đến những củ có kết cấu tròn và hình dẹt. Chúng có thể không lớn hơn một hạt đậu, tròn và bóng trông rất hấp dẫn khi mới hình thành, như những giả hành của loài thuộc họ Coelogyne và Bulbophyllum nhỏ bé. Ngược lại, chúng có thể to bằng trái banh quần vợt, như trong trường hợp của một vài loài thuộc họ Cymbidium. ở họ Cattleya và những giống liên hệ, chúng khá cao lớn giống như cây gậy bóng chày, phát triển lớn dần từ một gốc nhỏ trong khi có một hay hai lá mọc trên đỉnh.

Họ lan Dendrobium có những giả hành dài nhất trong các loài lan được nuôi trồng và những túi đó dài đến nỗi trong một vài giống chúng được gọi là “gậy”. Trong loài này, chúng thường mọc lá dọc theo suốt chiều dài giả hành, giống như loài Dendrobium Pierardii. Nhiều loài Dendrobium không có lá, chúng giữ nguyên tình trạng không lá và ngủ đông trong đa số thời gian của năm. Có lẽ những giả hành dài nhất thuộc về giống lan Grammatophyllum Speciosum. Loài lan khổng lồ này được gọi là lan thân mía, ý muốn nói đến những thân đầy lá có thể dài đến 5m, treo lủng lẳng dưới sức nặng của chúng. Giữa những thái cực đó là vô số loài lan có chiều cao đến 1,2m và nhiều loài có kích thước dưới 30cm.

Một củ địa lan
Ánh sáng ở cuối giả hành rỗng này chứng tỏ rằng có một khe hở ở đáy củ. Ở nơi hoang dã, loài lan này có nhiều quần thể kiến đến trú ngụ trong những giả hành rỗng. Bọn kiến có nơi trú ẩn tiện nghi và cây lan không bị bọn ký sinh phá hoại. Điều này dẫn đến câu hỏi: “Ai là người có trước, giả hành rỗng hay bọn kiến?”.


Một số loài lan, chẳng hạn như giống lan họ Dendrobium, có những giả hành rất dài, không giống như giả hành ngắn của loài khác. Những thân dài này hay còn gọi là “gậy”, có thể có chiều dài từ 1 – 2m.

Những giả hành kỳ lạ nhất là giả hành rỗng của loài Schomburgkia Tibicinis và Caularthon Bicornutum, hai loài lan có khe hở ở đáy những giả hành rỗng. Người ta không hiểu tại sao chúng lại tiến hóa như vậy, vì đó không phải là cách dự trữ lương thực khi chúng hoàn toàn rỗng, ở nơi hoang dã, chúng thường là nơi trú ẩn của một loài kiến hung dữ, như vậy chúng có thể phục vụ cho hai mục đích: cung cấp nơi trú ẩn cho côn trùng và ngược lại những côn trùng này sẽ bảo vệ cho cây lan chống lại bọn ký sinh và sâu bọ có hại.

Odontoglossum
Lan Odontoglossum mọc rất tốt này có một nhóm giả hành, chống đỡ cho nhau và một chồi mới sẽ tạo ra thêm một giả hành. Theo cách này, loài lan sẽ phát triển, mọc thêm những giả hành trong mỗi mùa sinh trưởng.

Thân lan rỗng
Khi cắt đôi giả hành của một cây lan khỏe mạnh, người ta thấy nó hoàn toàn rỗng bên trong. Đây là một hiện tượng tự nhiên đối với loài lan.

Lá của loài lan thân ghép thường phát triển từ những giả hành. Chúng có thể có một hoặc nhiều lá. Ở họ lan Cymbidium, một số lá dài, nhỏ xuất hiện từ lớp vỏ gốc bao phủ giả hành và rời khỏi cây lan theo một đường chia cắt để tránh gây hư hại khi lá rụng. Giống Cattleya chỉ mọc một hoặc hai lá nửa cứng nửa mềm từ đỉnh của giả hành. Các lá thường khác nhau một cách đáng kể về màu sắc, từ xanh lam nhạt cho đến xanh lam xám đậm. Lá của một vài loài Paphiopedilum và Phalaenopsis có chấm xanh lam nhạt và đậm. Không phải các loài lan thân ghép đều có giả hành, chẳng hạn như loài Paphiopedilum và Phragmipedium có những cái quạt đầy lá mọc từ một thân chìm chính.

Lan thân đơn chỉ có một thân chìm mà từ đó một cặp lá sẽ mọc lên thẳng góc với nó. Loài Vanda và Phalaenopsis là những ví dụ tốt nhất cho loài lan thân đơn đang được nuôi trồng. Trong khi loài Vanda có thể mọc khá cao và ở một số giai đoạn nào đó trong cuộc sống nó cần phải được cắt bớt chiều cao, lan Phalaenopsis là loài tự điều chỉnh bản thân, không bao giờ mọc cao hơn mặt đất quá nhiều, vì những lá già rụng đi cùng lúc với lá mới mọc ra.

Paphiopedilum Black Jack
Cây lan Paphiopedilum này có những dấu chấm ở mặt trên lá và những chấm tím đậm dày đặc ở mặt dưới lá.

Lá của loài Vanda và những loài lan thân đơn thường nửa cứng nửa mềm, trong khi lá của loài Phalaenopsis thì rộng và phẳng. ở môi trường hoang dã, lan Phalaenopsis không phải chịu đựng nhiệt độ quá cao hoặc ánh nắng gay gắt, tán lá rộng của nó có mục đích thu hút càng nhiều ánh sáng càng tốt. Ngược lại, một vài loại lan Vanda lại có tán lá tròn hoặc hình ống để giảm bớt bề mặt thu nhận ánh sáng khi chúng phải chịu đựng những khu vực có nhiều ánh nắng. Những lá chỉ sống trong một hay hai mùa sinh trưởng thường rộng, mềm và mỏng, chẳng hạn như lá của loài Lycaste, trong khi các lá cứng và dai sẽ sống lâu hơn.

Lá lan bị bệnh
Không nên tưởng nhầm những vạch dài trên lá lan Oncidium Incurvum Var. Variegatum là một loài virus. Đây là một hiện tượng tự nhiên có thể xảy ra trong nhiều loài lan. Bất cứ khi nào có hiện tượng chấm vạch trên lá, điều đó là cần thiết cho sức khỏe của cây vì nó cần nhiều sắc tố xanh hay diệp lục để nuôi dưỡng cây lan. Nếu một cái lá trắng hoàn toàn thì nó chắc chắn sẽ chết.

trichotosi ferox
Một vài loài lan, chẳng hạn như loài Trichotosia Ferox này, có thân phủ đầy lông mịn màu nâu mà mục đích của chúng chưa được hiểu rõ. Người ta nghĩ rằng chúng là lớp bảo vệ cho cây lan trong những vùng quá lạnh.

Dendrobium Infundibulum
Cành, mầm và gốc nụ hoa của loài lan Dendrobium Infundibulum phủ đầy lớp lông đen dày, tạo thành một bề mặt thô nhám. Khi lớp mới mọc già đi, bộ lông sẽ rụng bớt.

Dendrobium senile
Lan Dendrobium Senile có những giả hành và lá phủ đầy lông trắng, mịn để bảo vệ cho cây lan trong môi trường sinh trưởng tự nhiên của nó.

Lá cây lan thường chứa chất diệp lục để cho phép nó quang hợp ánh sáng mặt trời biến thành năng lượng. Một số loài địa lan tồn tại qua những thời gian dài mà không có lá và chỉ có lá trong thời kỳ sinh trưởng. Một số khác, chẳng hạn như loài Rhizanthella, sống dưới đất mà không có một phần xanh nào cả, nó tồn tại hoàn toàn dựa vào cuộc sống cộng sinh với một loại nấm siêu nhỏ. Chúng hút chất dinh dưỡng từ loài nấm đó. vẫn có những loài lan một thân không có lá, chẳng hạn như loài Chilochista, chỉ có bộ rễ và chính bộ rễ sẽ chứa chất diệp lục để quang hợp. Một vài loài lan có một lớp lông dày ở hai bên mặt lá. Người ta vẫn không hiểu rõ hoàn toàn mục đích của lớp lông này, nhưng có thể chúng hiện diện để bảo vệ cây lan chống lại côn trùng hoặc để ngăn không cho nước đọng lại trên lá, vốn rất có hại trong những đêm quá lạnh. Những loài thân đơn khác, bao gồm cả loài Vanda, có những đầu lá hình răng cưa với mục đích giúp cây lan thải bớt hơi ẩm dư thừa do rễ hút lên.

Phaius Maculatus
Một số loài lan có tán lá biến đổi một cách tự nhiên. Lá non của loài lan Phaius Maculatus này rất đẹp với màu xanh nhạt và những chấm vàng.

Rễ cây

Rễ của loài lan là một hiện tượng độc nhất trong giới thực vật. Chúng dày và đa số đều trắng, nhưng cũng có khá nhiều giống như loài thực vật khác. Chúng bao gồm một lõi nhỏ ở bên trong và một lớp hút nước bên ngoài toàn những tế bào chết. Được gọi là velamen (vỏ lụa), lớp bao phủ này sẽ hút nước thông qua bề mặt của chúng và phát triển phía sau phần chóp xanh của rễ. Đầu chóp của rễ lan rất dễ bị tổn thương và dễ gãy khi chúng mọc nhô ra khỏi chậu. Đa số rễ lan vẫn nằm trong chậu, nhưng vì vốn quen sống trên không nên chúng thường mọc lố ra khỏi chậu và vẫn tiếp tục phát triển, lơ lửng trên không hoặc bám vào bất cứ bề mặt nào mà chúng tiếp xúc.

Encyclia mariae
Rễ của loài lan cộng sinh, chẳng hạn như loài Enclyclia Radiata, là một thành phần rất quan trọng. Chúng không chỉ cung cấp cho cây lan dưỡng chất mà còn giúp nó bám chặt vào cây chủ.

Rễ cây lan không phải là một cơ cấu bền vững và chúng được mọc ra thêm hàng năm, nhô ra khỏi gốc cây một lúc nào đó sau khi thời kỳ sinh trưởng bắt đầu. Cũng tương tự như trường hợp lá rụng khỏi cây sau một hoặc vài năm, rễ cây cũng chết một cách tự nhiên để được thay thế bởi những rễ khác.

Stanhopea
Nhiều loài lan cộng sinh có một bộ rễ ngắn mọc thẳng đứng, chẳng hạn như bộ rễ cửa loài Stanhopea này. Chúng mọc ra giống như các cột đá vôi với những đầu chóp khá nhọn. Mục đích của các rễ đứng này có thể là để hút hơi ẩm hoặc giữ lại những lá mục hay mảnh vụn của khu rừng để biến chúng thành phân bón ở gốc cây.

Ở loài lan thân đơn như loài Vanda, rễ xuất hiện dọc theo bộ thân chìm và ít khi phải đâm xuống đất. Nhiều loài lan có thể quang hợp nhờ vào bộ rễ và trong những điều kiện quá mức, vẫn có một vài loài lan cộng sinh không có lá, sống hoàn toàn nhờ vào một chùm rễ dày để chứa chất diệp lục cần thiết.

Rễ của một số loài lan trông cũng rất hấp dẫn; ở loài Phalaenopsis, chúng có màu bạc trắng khi lú ra khỏi chậu.

Một ít loài lan, chẳng hạn như loài Gongora và Ansellia, có những rễ phụ ngắn
lú ra khỏi rễ chính theo một góc nào đó. Chúng xuất hiện ở gần gốc cây và dần trở thành rất cứng như những gai nhọn khi về già. Chúng biến thành một hàng rào vững chắc và bất khả xâm nhập như một lớp bảo vệ chống lại bọn côn trùng nào muốn tấn công vào các giả hành.

Bộ rễ rất quan trọng đối với cây lan. Nếu bị chết do tưới nước quá nhiều, chúng sẽ không được thay thế ngay khi chưa đến thời kỳ tăng trưởng mới, nghĩa là cây lan phải sinh tồn trong nhiều tháng mà không có bộ rễ và không có khả năng hút hơi ẩm. Nếu điều này xảy ra, các giả hành sẽ quăn lại và lá cây sẽ mềm rũ đến khi bộ rễ mới có khả năng phục hồi số lượng nước dự trữ đã bị mất đi. Trong trường hợp đó, việc phun nước thường xuyên sẽ giúp cho cây hạn chế hiện tượng thoát nước.

Ansellia-Africana
Lan Ansellia Africana là một loài lan cộng sinh từ châu Phi có một bộ rễ cứng trên không, mọc tủa ra nhiều hướng. Điều này không có nghĩa là cây lan không cần đến chậu.

phalaenopsis
Ở đây chúng ta thấy rễ cây lan Phalaenopsis đang mọc trong một cái chậu trong suốt. Điều này là để khuyến khích cây lan mọc rễ trong chậu, thay vì những rễ trên không và như vậy sẽ giúp nó tiếp xúc nhiều với lớp đất trồng (môi trường sinh trưởng) cũng như dưỡng chất. Nó tạo điều kiện cho người nuôi trồng quan sát được quá trình phát triển của cây lan.

Hoa

Trong khi thân cây lan vốn đã đa dạng, hoa của chúng lại càng đa dạng hơn về kết cấu và màu sắc. Hoa của chúng phong phú và thường đẹp đến mức tương phản nhiều với thân cây, mà một số người cho là không hấp dẫn. Nhiều người đã ngạc nhiên về việc tại sao những thân cây có thể được xem là xấu xí và vô vị lại có được những bông hoa đẹp như vậy, mặc dù đối với những người yêu lan đích thực, đa số các cây lan đều đẹp.

Paphiopedilum liemianum
Lan Paphiopedilum Eustacenum là một loài lan hài có cọng cao và thanh nhã, trong đó môi dưới đã được biến đổi để biến thành một chiếc túi. Phía trên chiếc túi này và ở hai bên nhị hoa là hai bao phấn.

Cấu tạo hoa lan

Tuy nhiên không phải hoa lan nào cũng được xem là đẹp. Trong khi đa số những cây lan được nhiều người ưa chuộng và nuôi trồng phổ biến đều đẹp một cách không thể chối cãi, vẫn có nhiều cây lan mà hoa của chúng trông rất kỳ lạ và thậm chí còn có hình dạng khá kệch cỡm. Họ lan có nhiều chủng loại nhất là họ Bulbophyllum, nhưng trong số hàng ngàn chủng loại của nó, có rất ít loài được xem là đẹp.

Zygopetalum maculatum
Mang những hông hoa cánh nhỏ trên các cuống cao, lan Zygopetalum Intermedium có một môi hoa lớn, xòe rộng và nổi bật để làm bãi đậu cho côn trùng thụ phấn và từ đó nó sẽ được hướng dần đến nụ phấn.

Cấu tạo hoa lan

Trong khi tất cả những cây lan đều phù hợp với một kết cấu cơ bản, kết cấu này đã được sao chép và biến đổi hàng ngàn lần, mỗi lần biến đổi đều có mục đích làm cho cây lan thích ứng vói môi trường sống hay cách thức sinh trưởng. Một phần của bông hoa luôn được biến đổi quá mức, với cánh hoa hoặc cánh môi có màu sắc nổi bật nhất. Tất cả những biến đổi đó đều có mục đích hấp dẫn các côn trùng thụ phấn và để đạt được điều đó, một số loài lan đã có chiều dài cánh hoa khá bất thường.

Đa số loài lan đều nhờ đến côn trùng để thụ phấn và kết cấu hoa của chúng đã phản ánh đúng yêu cầu đó. Mỗi bông hoa đều có 6 phần chính: 3 cánh hoa và 3 đài hoa, được gọi chung là đài cánh. Ba phần ngoài là đài hoa, ba phần trong là cánh hoa. Cánh hoa thứ ba được biến đổi thành cánh môi, là một bãi đậu lý tưởng cho côn trùng thụ phấn. Cánh môi thường bám nhẹ vào hoa để có thể điều chỉnh vị trí côn trùng vào thụ phấn, cũng như bảo đảm rằng chỉ có con côn trùng đúng kích thước mới có thể vào thụ phấn.

Cấu tạo hoa lan

Trong nhiều loài lan, cánh môi thường lớn, có màu sắc sặc sỡ và hình dáng khác hẳn những phần khác của hoa. Ở giữa cánh môi là những rãnh để hướng dẫn con côn trùng vào giữa hoa. Những rãnh đó thường có màu vàng sáng và được gọi là đường dẫn mật [hoa]. Phía trên cánh môi là trụ hoa, một kết cấu đơn độc, trông giống như ngón tay, chứa các bộ phận sinh sản của hoa. Phấn hoa nằm ở cuối trụ hoa, thường gom lại thành hai, bốn hoặc sáu khối. Những khối đó chứa hạt phấn và không giống như loài hoa khác, chúng không có hình dạng bụi phấn. Chúng nằm ở cuối trụ hoa và được bảo vệ bởi một nắp bao phấn. Khối phấn có màu vàng sáng và dính vào một đĩa ướt bằng hai sợi chỉ mỏng. Khi côn trùng đậu vào hoa, miếng đệm dính đó bám vào đầu hay ngực nó. Bao phấn tách ra khi côn trùng bay khỏi hoa để mang phấn hoa đến một hoa khác.

Phía dưới trụ hoa là một miếng dính ướt. Đây là nơi mà phấn hoa sẽ tụ vào. Các hạt phấn sẽ vươn những cái vòi xuống đến tâm trụ hoa để tới bầu nhụy nằm ngay phía sau hoa, nơi chúng sẽ gặp hàng ngàn hạt chưa được thụ tinh. Khi quá trình thụ phấn đã hoàn thành, bầu nhụy sẽ nở thành một quả nang lớn chứa đến một triệu hạt giống nhỏ màu vàng sáng.

Lan hài Phragmipedium Grande có hoa lớn nhất trong loài lan. Ở loài này, cánh hoa rủ dài đến 45cm theo chiều dọc và chiều ngang của toàn bộ bông hoa có thể đến 1m. Ngược lại, có những giống lan Stelis nhỏ mà bông của chúng chỉ có kích thước bằng một đầu cây kim. Ở giữa hai thái cực đó là hàng ngàn loài hoa hấp dẫn có bề rộng từ 2,5cm trở lên.

Theo kenhantan.com