Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa doanh nghiệp Nhà nước – VAA
Thực trạng và giải pháp đẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu, cổ phần hóa (CPH) doanh nghiệp Nhà nước (DNNN) là một trong những nội dung chính trong chủ đề kỳ sinh hoạt câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc lần thứ 43 nhằm góp phần đẩy mạnh thực hiện Đề án sắp xếp, đổi mới doanh nghiệp (DN) giai đoạn 2011 – 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Câu lạc bộ Kế toántrưởng toàn quốc (CLBKTTTQ) tổ chức kỳ họp lần thứ 43, tại TP Nha Trang, tỉnhKhánh Hòa ngày 27/7/2014 với chủ đề: “Tọa đàm, đối thoại về những chủ trươngchính sách mới của Nhà nước”. Nội dung của chủ đề đã được PGS. TS Đặng VănThanh- Chủ tịch Hội Kế toán & Kiểm toán Việt Nam chỉ đạo là những vấn đềđang được các DN quan tâm trong giai đoạn hiện nay như: Thực trạng và giải phápđẩy mạnh thực hiện tái cơ cấu, CPH DNNN; Tổng quan về tình hình kinh tế xã hộinăm 2014; Những nội dung cơ bản của dự thảo Luật sửa đổi, bổ sung một số điềucủa Luật Kế toán năm 2003; và về một số nội dung mới trong thực hiện các LuậtThuế năm 2014.
Kỳ sinh hoạt CLBKTTTQ lần thứ 43 được đánh giá thành công,thiết thực và bổ ích cho DN, cho Hội viên vì đã thông tin kịp thời cho Hội viênvề tổng quan về tình hình kinh tế- xã hội 2014; về những nội dung cơ bản của dựthảo Luật Kế toán sửa đổi bố sung và những nội dung cơ bản về dự thảo sửa đổichế độ kế toán; về một số điểm cần lưu ý trong quá trình thực hiện các luậtthuế, tạo điều kiện để các Hội viên, các DN nắm chắc hơn những thay đổi để thực hiện đúng các luậtthuế từ 2014. Đặc biệt kỳ sinh hoạt lầnnày đã tập trung trao đổi về vấn đề đang được Đảng, Quốc hội, Chính phủ, cácBộ, ngành và DN quan tâm đó là Tái cơ cấu DNNN, trọng tâm là CPH DNNN. Kết quảđã giúp cho hơn 200 hội viên là lãnh đạo các DN, Thành viên Hội đồng thành viên, HĐQT, Tổng giám đốc, Phótổng giám đốc, Giám đốc tài chính, Kiểm soátviên, Kế toán trưởng các Tập đoàn kinh tế, Tổng công ty Nhà nước, các DN, đơnvị HCSN, Chủ tịch, Phó chủ tịch Hội thành viên và một số cán bộ đến từ các cục,vụ, viện, cán bộ nghiên cứu, giảng viên một số Học viện, Trường đại học và cácHội viên có, và quán triệt sâu sắc hơn nữa Nghị quyết của Đảng và các kết luậncủa Trung ương, Bộ chính trị, Nghị quyết của Chính phủ về tái cấu trúc, CPH DNNN, cụ thể đã đạt đươcmột số mục tiêu sau:
1. Quán triệt sâu sắc hơn nữa chủ trương tái cơ cấu và CPH
Các bài viết, bài tham luận và trao đổi tại Hội nghị đã góp phần giúp cho Hội viên có thêm thôngtin về thực trạng một số giải pháp đẩy mạnh tái cơ cấu, CPH DNNN và quán triệtsâu sắc hơn nữa về chủ trương, Nghị quyết của Đảng, Quốc hội, Chính phủ vềnhiệm vụ chung đến năm 2015 là: Kiên quyết thực hiện có hiệu quả tái cơ cấuDNNN trọng tâm là CPH, kể cả các Tập đoàn kinh tế (Theo kế hoạch đã được phêduyệt trong 2 năm 2014 – 2015 cả nước sẽ thực hiện cổ phần hoá 432 DN chưa kểsố DNNN sẽ tiếp tục được rà soát, bổ sung vào kế hoạch sắp xếp, CPH theo tiêuchí, danh mục phân loại DNNN); thoái vốn đầu tư ngoài ngành và bán phần vốn Nhànước không cần nắm giữ theo nguyên tắc thị trường, bao gồm cả DN đang kinhdoanh có hiệu quả. DNNN chỉ tập trung vào lĩnh vực then chốt, thiết yếu, địabàn quan trọng và quốc phòng an ninh. Tách bạch nhiệm vụ sản xuất kinh doanh(SXKD) với nhiệm vụ chính trị, công ích. Hoàn thiện cơ chế thực hiện quyền chủsở hữu Nhà nước và đại diện chủ sở hữu Nhà nước tại DN. Tăng cường quản lý,giám sát, kiểm tra của chủ sở hữu. Kiện toàn cán bộ quản lý và nâng cao nănglực quản tri DN. DN phải sử dụng tiết kiệm đất đai, nhà xưởng, hạ thấp chi phíSXKD, tăng thu nộp ngân sách Nhà nước, góp phần thực hiện thể chế kinh tế thịtrường và cải thiện môi trương kinh doanh, bảo đảm cạnh tranh bình đẳng.
2. Hệ thống những chính sách mới tạo động lực thúc đẩy táicơ cấu, CPH
Thông qua Thông tin, trao đổi, tọa đàm về chủ đề này đã giúpcho Hội viên dự họp cập nhật được nhữnggiải pháp, những chính sách mới tạo động lực mới thúc đẩy tái cơ cấu, CPH DNNNcủa cấp có thẩm quyền ban hành, nhằm tạo ra chuyển biến mạnh mẽ và có được kếtquả rõ rệt hơn trong giai đoạn hiện nay.
Sắp xếp, đổi mới và nâng cao hiệu quả DNNN trọng tâm là CPH,là chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước có từ cách đây trên 20 năm. Có thể tạmchia quá trình CPH thành 5 giai đoạn nhưsau: Giai đoạn thử nghiệm-Thí điểm CPH, từ năm 1992- 1995; Giai đoạn mở rộngthí điểm CPH, từ năm 1996- 1998; Giai đoạn đẩy mạnh CPH, từ 1998-2000; Giai đoạn CPH theo diện rộng, từ2001- 2004; Giai đoạn CPH theo cơ chế thi trường, từ 2005 đến nay. Những nămgần đây nhiều DN có quy mô lao động, tài sản và vốn lớn đã được CPH, mặc dùDNNN đã giảm đi đáng kể, nhiều DN từ thua lỗ đã trở nên có lãi, từng bước tạođược những điều kiện cần thiết cho việc hình thành và phát triển thị trường chứng khoán, nhưng nhìnchung mục tiêu cơ bản của chủ trương đềra như nâng cao hiệu quả hoạt động của DNNN, giảm phần vốn góp của Nhà nước đốivới hoạt động kinh doanh, thu hút vốn đầu tư ngoài ngân sách cho phát triểnkinh tế chưa đạt được.
Đề án sắp xếp đổi mới DNNN giai đoạn 2011- 2015 đã được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Có lẽ chưabao giờ quá trình CPH DNNN được đề cập với tinh thần quyết liệt và với nhiềugiải pháp đồng bộ, đột phá như hiện nay, có thể nhận thấy qua một số chính sáchtài chính mới được triển khai để hỗ trợ quá trình CPH như: cho phép thoái vốndưới mệnh giá hoặc dưới giá trị sổ kế toán và cố gắng bảo toàn vốn ở mức caonhất, không thoái vốn bằng mọi giá, phân loại lĩnh vực đầu tư có lãi, lĩnh vựcđang lỗ để có từng biện pháp thích hợp, lĩnh vực càng để càng mất thì bánnhanh; Nới “room” cho nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần tại DN và hạ mức trầncổ phần do Nhà nước nắm giữ trong DN CPH. Đối với việc thoái vốn tại các côngty đầu tư tài chính, các ngân hàng thương mại của các tập đoàn kinh tế, tổngcông ty Nhà nước, có thể giao các ngân hàng thương mại Nhà nước mua lại hoặcchuyển Ngân hàng Nhà nước Việt Nam làm đại diện chủ sở hữu. Xây dựng kế hoạch,tiến độ thoái vốn đã đầu tư ra ngoài ngành, lĩnh vực SXKD chính (trừ nhữngtrường hơp đặc biệt theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ) trình cơ quan cóthẩm quyền phê duyệt để thực hiện theo hướng phù hợp với Đề án tái cơ cấu đãđược cơ quan có thẩm quyền phê duyệt và tiêu chí, danh mục phân loại DNNN theoquyết định của Thủ tướng Chính phủ, việc thoái vốn hoàn thành trước ngày31/12/2015; bảo đảm nguyên tắc thị trường, công khai, minh bạch, hiệu quả. Tậptrung vào thực hiện CPH theo phương án đã được duyệt. Quyết định chuyển thànhcông ty cổ phần tất cả các DN thuộc diện CPH. Những DN có đủ điều kiện thì thựchiện IPO theo quy định hiện hành. Những DN chưa có điều kiện IPO ngay thìchuyển thành công ty cổ phần với cổ đông là Nhà nước, Tổng công ty Đầu tư vàKinh doanh vốn Nhà nước, tổ chức công đoàn, người lao động, cổ đông chiến lược(nếu có) hoặc các cổ đông tự nguyện khác nhằm thay đổi hình thức pháp lý DN, đadạng hóa sở hữu, góp phần dân chủ kinh doanh, tạo hàng hóa sẵn sàng cho thịtrường.
3. Về một số vấn đề còn vướng mắc và kiến nghị giải quyết
Các bài viết và ý kiến phát biểu tham luận trong kỳ sinhhoạt CLBKTTTQ lần này của một số đại biểu hội viên như của Thành viên hội đồngthành viên Tập đoàn dầu khí quốc gia Việt Nam, của Kế toán trưởng Tập đoàn côngnghiệp than- khoáng sản Việt Nam và đại biểu một số đơn vị, DN khác nhìn chungđã phản ánh được ảnh hưởng tích cực củamột số chính sách mới của chính phủ ban hành trong thời gian qua với thành tựu,kết quả thực hiện tái cấu trúc, CPH DNNN bước đầu đạt được của đơn vị, đồngthời cũng đã trao đổi về một số vướng mắc, kiến nghị cấp có thẩm quyền giảiquyết như: Đề nghị cấp có thẩm quyền sớm ban hành văn bản hướngdẫn thực hiện Nghị quyết số 15/NQ-CP ngày 6/3/2014 của Chính phủ về một số giảipháp đẩy mạnh CPH; một số đề nghị về thoái vốn Nhà nước tại DN; một số vấn đềcòn vướng mắc trong bước thực hiện xác định giá trị DN; về lãi suất ký quỹ bảovệ môi trường; về chi phí CPH; vàvề giảm giá khi thoái vốn tại các côngty cổ phần có mệnh giá thực tế cao hơn mệnh giá ghi sổ kế toán…
Trong bối cảnh khủng hoảng kinh tế tài chính, suy thoái kinhtế toàn cầu kéo dài; ở trong nước, thiên tai dịch bệnh gây thiệt hại nặng nề,lại phải dành nguồn lực để tăng cường sức mạnh quốc phòng của đất nước, nhưngkinh tế xã hội nước ta vẫn đạt được kết quả đáng khích lệ. Kinh tế vĩ mô cơ bảnổn định, chuyển biến tốt, kiểm soát được lạm phát theo mục tiêu đề ra, mặt bằnglãi xuất huy động và cho vay giảm mạnh. An sinh xã hội được đảm bảo. Chính trịxã hội ổn định. Vị thế nước ta trên trường quốc tế được nâng lên. Những thànhtựu trên của đất nước có sự đóng góp quan trọng của cộng đồng DN. DNNN làm được vai trò là lực lượngvật chất quan trọng để điều tiết kinh tế vĩ mô, góp phần thúc đẩy phát triểnkinh tế – xã hội. Nhiều DNNN có mức vốn, doanh thu, lợi nhuận, nộp ngân sáchtăng; tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu giảm. Số DN thua lỗ giảm. Tuy nhiên, kết quảđạt được vẫn chưa tương xứng với tiềm năng, nguồn lực, với mong muốn và yêu cầucủa đất nước. Tái cơ cấu, sắp xếp DNNN còn chậm. Ngoài nguyên nhân khách quando thị trường, một số thể chế, cơ chế ban hành chậm, nhưng cơ bản vẫn là sựquan tâm chưa đúng mức, trách nhiệm chưa cao, chỉ đạo chưa quyết liệt, tinhthần chấp hành Nghị quyết của Đảng, kỷ cương hành chính chưa nghiêm. Thoái vốn,rút vốn chưa đạt yêu cầu đề ra. Để khắc phục một số hạn chế trên, Chính phủ đãcó chương trình, kế hoạch và đã phê duyệt các đề án tái cơ cấu, trọng tâm làCPH DN, Ban hành Nghị quyết về một số giải pháp đẩy mạnh CPH, thoái vốn Nhànước tại DN, và đã yêu cầu các Bộ, ngành, địa phương, DNNN cần nghiêm túc,quyết liệt thực hiện.
Với kết quả đạt đượctrong kỳ sinh hoạt Câu lạc bộ Kế toán trưởng toàn quốc lần thứ 43, hy vọng vàtin tưởng rằng, các thành viên Ban lãnh đạo, Kế toán trưởng doanh nghiệp, và các Hội viên khác củaCLBKTTTQ trên cương vị công tác của mìnhsẽ có những đóng góp tích cực hơn nữa để góp phần đẩy mạnh thực hiện Nghị quyếtcủa Đảng, Quốc hội, Chính phủ về tái cơ cấu , CPH DNNN.
Trịnh Công Loan
Trung tâm Nghiên cứu vàTư vấn Khoa học Kế toán