Thực trạng phát triển nguồn năng lượng thủy triều ở Việt Nam

Thực trạng phát triển nguồn năng lượng thủy triều ở Việt Nam

Theo dõi KTMT trên

Your browser does not support the audio element.

Kết quả đánh giá của Viện Khoa học Năng lượng Việt Nam, Việt Nam có tiềm năng khai thác nguồn năng lượng thủy triều cao bởi nhiều tài nguyên và điều kiện địa lý.

Ưu điểm và nhược điểm nguồn năng lượng thủy triều

Ưu điểm của phương pháp khai thác nguồn điện từ dòng thủy triều là nguồn tài nguyên tái tạo vô tận, sản xuất nhiều năng lượng và khi hoạt động không cản trở tàu thuyền.

Cánh quạt của tuabin có tốc độ quay chậm, không gây quá nhiều nguy hiểm đối với các loài sinh vật sống dưới đại dương. Thiết kế tương tự tua bin gió, nhưng nước ổn định và dễ điều khiển hơn nên lượng điện năng sản sinh ra từ nguồn năng lượng thủy triều sẽ đều hơn. Là nguồn tài nguyên vô tận đồng thời trong bất kì hoàn cảnh thời tiết như nào thiết bị vẫn vận hành được.

Thực trạng phát triển nguồn năng lượng thủy triều ở Việt Nam - Ảnh 1 Thủy triều là nguồn tài nguyên vô tận. (Ảnh minh họa)

Tuy nhiên, việc lắp đặt tua bin này rất phức tạp. Hệ thống có kích thước lớn và có khả năng ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường. Bên cạnh đó khó khăn nằm ở phần trang thiết bị vì máy phát điện thường phải đặt chìm dưới nước sâu, không thuận tiện cho việc vận hành, nước biển lại là môi trường ăn mòn mạnh mà cho tới nay vẫn chưa có giải pháp khắc phục một cách triệt để.  Chính vì thế, trang thiết bị đắt tiền, chi phí hoạt động lớn. 

Không chỉ vậy nhược điểm của năng lượng thủy triều là phải phụ thuộc vào sự lên xuống của thủy triều. Ảnh hưởng những tác động từ thiên nhiên rất nhiều.

Nhiều nước trên thế giới đã sử dụng nguồn năng lượng từ biển

Hiện nay, có khoảng 100 công ty trên toàn thế giới đang nghiên cứu việc chuyển đổi năng lượng từ đại dương thành điện năng. Năng lượng từ đại dương cũng có nhiều tiềm năng hơn năng lượng gió vì nước có tỉ trọng cao hơn không khí. “Nước nặng” được lấy từ trong một thùng nước biển, năng lượng của nó tương đương 400 thùng dầu mỏ tốt nhất.

Năm 1966, tại Pháp đã xây dựng một nhà máy điện thủy triều đầu tiên trên thế giới có quy mô công nghiệp với công suất 240 MW, đây là một trong những nhà máy điện thủy triều lớn nhất trên thế giới. Chiếm tỉ trọng cao nhất vào  việc cung cấp điện năng cho ngành điện tại Pháp.

Thực trạng phát triển nguồn năng lượng thủy triều ở Việt Nam - Ảnh 2 Hình ảnh các tuabin tại Canada. (Ảnh minh họa)

Năm 1984, sau đó 2 thập kỉ Canada đã vận hành một nhà máy 20 MW, sản xuất 30 triệu kW điện hàng năm, tương đương với lượng điện thu được khi chúng ta đang sử dụng 10 chiếc máy phát điện công nghiệp 350 kW.

Trung Quốc cũng là một nước rất quan tâm đến nguồn năng lượng sạch, hiện nay Trung Quốc có 7 nhà máy điện thủy triều đang vận hành với tổng công suất 11 MW.

Gần đây, Hàn Quốc rất chú trọng khai thác sử dụng năng lượng thủy triều. Một nhà máy điện thủy triều Shiwa có công suất 254 MW được hoàn thành năm 2010; Tại thành phố Incheon từ năm 2007 đã xây dựng một nhà máy có công suất 812 MW lớn nhất thế giới với 32 tổ máy và sẽ đưa vào vận hành năm 2015.

Việt Nam phát huy năng lượng thủy triều với nhiều lợi thế

Khi tìm hiểu về năng lượng gió, dòng chảy thủy triều, hay sóng biển, đa số các bài phân tích, đánh giá đều cho rằng: Nước ta có “tiềm năng rất lớn”, với những con số thống kê hấp dẫn. Vấn đề là tuy có “nhiều về lượng” nhưng lại “thiếu về chất” thì ít thấy đề cập tới, hoặc khá mơ hồ.

Cụ thể hơn, nước ta có gió nhiều, có dòng thủy triều và dòng hải lưu gần như quanh năm, diện tích mặt biển có sóng thuộc vào hàng top thế giới… Nhưng tốc độ gió, thủy triều, dòng hải lưu chỉ ở mức trung bình, hoặc yếu trong phần lớn thời gian của năm, chiều cao sóng biển thấp… Đây là những chỉ số rất quan trọng ảnh hưởng đến sự thành bại của các dự án khi quyết định đầu tư bằng những công nghệ khai thác năng lượng tái tạo hiện có trên thế giới.

Việt Nam với 3.000 km đường bờ biển có tiềm năng lớn để phát triển năng lượng từ sóng biển. Tuy nhiên, rất tiếc là sự đầu tư và khai thác nguồn năng lượng sạch này khá chậm so với thế giới đã và đang thực hiện. Hiện tại, phát triển năng lượng biển ở nước ta mới chỉ ở giai đoạn hết sức sơ khai. Bên cạnh đó, Việt Nam còn khá chậm trong việc xem xét có nên gia nhập Nhóm Quốc tế về Năng lượng Đại dương.

Thực trạng phát triển nguồn năng lượng thủy triều ở Việt Nam - Ảnh 3 Việt Nam phát huy ưu thế với đường bờ biển dài. (Ảnh minh họa)

Lúc này, Việt Nam cần sớm tham gia các tổ chức quốc tế để có thể triển khai hiệu quả triệt để chiến lược năng lượng xanh, góp phần phát triển kinh tế xã hội bền vững.

Khu vực Quảng Ninh, mật độ năng lượng thủy triều đạt khoảng 3,7 GWh/km2, Nghệ An khoảng 2,5 GWh/ km2 và giảm dần đến khu vực Thừa Thiên Huế với 0,3 GWh/ km2. Về phía Nam, Phan Thiết là 2,1 GWh/ km2, Bà Rịa – Vũng Tàu với 5,2 GWh/ km2.

Với đặc điểm địa hình và chế độ thủy triều, vùng biển Đông Bắc thuộc địa phận tỉnh Quảng Ninh và TP. Hải Phòng là khu vực có tiềm năng phát triển điện thủy triều lớn nhất nước, với công suất lắp máy có thể lên đến 550 MW, chiếm 96% tiềm năng kỹ thuật nguồn điện thủy triều của Việt Nam. Tuy nhiên, nguồn năng lượng này chưa được quan tâm khai thác, mới ở giai đoạn nghiên cứu sơ khai, chưa có những ứng dụng cụ thể phát điện từ nguồn năng lượng này.

Tóm lại, năng lượng thủy triều là nguồn năng lượng tái tạo tương đối mới nên cũng còn nhiều khó khăn, nguyên lý và công nghệ vẫn còn những vấn đề đang thử nghiệm. Vì vậy, luôn có thêm những điều sửa chữa, bổ sung qua từng lần nghiên cứu. Theo những suy đoán ban đầu, năng lượng do nguồn nước biển vô tận này sản sinh ra đủ dùng cho nhân loại trên 1 tỉ năm. Hay những con sóng, thủy triều, hải lưu… trường tồn với thời gian, đều có thể cung cấp cho nhân loại nguồn năng lượng cực lớn.

Nguyễn Linh (T/h)