Thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn mẹ cần tham khảo

5.2. Không nên cho con ăn một món cháo cả ngày

Trẻ 1 tuổi biếng ăn là câu chuyện khiến cha mẹ rất đau đầu. Đây là giai đoạn đặc biệt quan trọng của trẻ nhỏ vì mới tập làm quen với ăn dặm để bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết cho cơ thể. Vì vậy, cha mẹ đừng bỏ qua bài viết ngay sau đây để hiểu và biết cách lên một thực đơn chuẩn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn.

Nội Dung Chính

1. Nguyên nhân khiến trẻ 1 tuổi biếng ăn

Biếng ăn là tình trạng trẻ nhỏ ăn ít hơn các bạn bè đồng trang lứa. Trẻ thường có xu hướng chán ăn, từ chối ăn hoặc chỉ ăn một số loại thức ăn nhất định. Khi đến bữa ăn, trẻ thường tỏ thái độ chán ăn, trốn tránh bữa ăn thường xuyên. Trong khi ăn, trẻ biếng ăn sẽ có những động thái như: Ngậm thức ăn, cháo, bột không chịu nhai nuốt. Dường như đối với những bé này bữa ăn giống như cực hình vậy.

Tình trạng biếng ăn kéo dài sẽ dẫn đến nhiều hệ lụy nguy hiểm. Những trẻ biếng ăn mà không có sự quan tâm đúng cách, không khắc phục tình trạng này một cách khoa học trẻ có thể dẫn đến: Còi xương, chậm lớn, suy dinh dưỡng, không thể phát triển toàn diện…

Trẻ 1 tuổi gặp tình trạng biếng ăn là rất phổ biến. Tình trạng này do nhiều nguyên nhân gây ra. Trong đó, cha mẹ có thể biết đến một số những nguyên nhân như sau đây:

1.1. Trẻ đang mọc răng

Một trong những nguyên nhân khiến trẻ chán ăn, có xu hướng bỏ bữa thường là do mọc răng. Thực tế, trẻ từ 6 tháng tuổi đã bắt đầu tập và làm quen với các loại thức ăn như: Các loại rau củ luộc, cháo, bột… phù hợp với thói quen, sở thích và sự phát triển của trẻ.

Tuy nhiên, khi trẻ mọc răng thì trẻ thường sẽ cảm thấy đau đớn, khó chịu nên sẽ quấy khóc nhiều hơn. Cha mẹ cũng có thể sẽ thấy các biểu hiện khóc thét, khó chịu, không chịu ăn của trẻ.

Vì vậy, cha mẹ có thể quan sát, kiểm tra xem trẻ có đang mọc răng không nếu trẻ có dấu hiệu bỏ ăn, chán ăn nhé! Như vậy, cha mẹ có thể sẽ có cách chăm sóc cho trẻ đúng đắn hơn đấy!

1.2. Trẻ chưa quen với thức ăn

Như đã nói, khi được khoảng 6 tháng tuổi thì cha mẹ sẽ bắt đầu cho bé tập làm quen với các loại thức ăn. Ban đầu, có thể cho trẻ ăn các loại rau củ luộc để trẻ tập mút. Sau đó là đến các loại cháo, bột dinh dưỡng cho trẻ tập ăn.

Tuy nhiên, khi trẻ bắt đầu chuyển sang ăn cháo, bột thì trẻ cảm thấy bỡ ngỡ, chưa thích nghi với cách ăn mới này. Vì vậy, có thể dẫn đến tình trạng trẻ không ăn ngay. Sau khi đã quen thì trẻ sẽ ăn trở lại bình thường nên cha mẹ cũng không cần lo lắng quá nhiều khi trẻ gặp tình trạng này.

    Đăng ký nhận tư vấn miễn phí trực tiếp từ chuyên gia!.

    Câu hỏi của bạn cần tư vấn?

    What is 6 + 2

    Δ

    1.3. Thực đơn nhàm chán

    Nhiều cha mẹ thường chỉ cho bé ăn một số món nhất định mà không chịu cập nhật, thường xuyên thay đổi món ăn, thực phẩm đa dạng cho trẻ. Chính điều này khiến bé cảm thấy thức ăn rất nhàm chán, không có sự hứng thú để ăn uống. Điều này khiến trẻ biếng ăn và có xu hướng ăn ít hoặc bỏ bữa.

    1.4. Do ăn nhiều bữa phụ

    Khi cha mẹ không cho trẻ ăn uống khoa học, phân chia các bữa ăn chính và phụ không hợp lý thì trẻ cũng sẽ biếng ăn. Nguyên nhân là nếu các bữa ăn chính và bữa phụ cách nhau quá ngắn, bé chưa kịp tiêu hóa đã tiếp tục cho trẻ ăn. Như vậy, trẻ vẫn đang có cảm giác no nên không thể ăn và dẫn đến tình trạng biếng ăn.

    1.5. Trẻ đang bị bệnh

    Nếu trẻ biếng ăn mà không có dấu hiệu mọc răng sữa, cũng không phải do ăn quá nhiều bữa phụ, không quen với thức ăn…thì rất có thể nguyên nhân biếng ăn bắt nguồn từ việc bé bị bệnh.

    Trẻ có thể mắc rất nhiều bệnh khác nhau liên quan đến các bệnh về tiêu hóa như táo bón, đầy hơi, khó tiêu, tiêu chảy… Cũng có thể trẻ mắc một số bệnh liên quan đến đường hô hấp như sốt, viêm họng, viêm phổi… Tất cả những bệnh này đều gây ra tâm lý biếng ăn cho bé.

    2. Chế độ dinh dưỡng cho bé 1 tuổi biếng ăn

    Đối với trẻ 1 tuổi, chế độ dinh dưỡng cần đảm bảo một số chất nhất định để đảm bảo trẻ có thể phát triển toàn diện cả thể chất lẫn tinh thần. Cụ thể là:

    2.1. 3 bữa chính/ ngày (cháo, cơm, mì, súp): tương ứng với khoảng 100 – 150gr gạo

    Cha mẹ nên tạo cho trẻ có thói quen phân chia bữa chính và bữa phụ rõ rệt. Trong đó, quy định rõ thời gian bữa chính, bữa phụ là bao nhiêu. Từ đó, thực hiện tuần tự và đúng thời gian và giờ giấc để trẻ có thể có chế độ ăn uống và ngủ nghỉ hợp lý.

    Khi mới tập ăn để chuyển sang ăn cháo, bột, súp… thì cha mẹ nên cân đối sao cho phù hợp. Không nên ép trẻ ăn và ăn quá nhiều vừa gây sự căng thẳng cho trẻ. Đồng thời khiến trẻ chán ăn và lười biếng ăn uống.

    2.2. Chất béo (dầu gấc, dầu oliu,…): khoảng 30 – 140gr

    Chất béo có vai trò quan trọng đối với sự phát triển của trẻ nhỏ, nhất là bé 1 tuổi. Đây là chất giúp cho bé có thể hấp thu các dưỡng chất khác tốt hơn. Đồng thời tăng cường sức đề kháng, giúp trẻ ngon miệng, hay ăn, chóng lớn. Tuy nhiên, cha mẹ cần lưu ý rằng không nên cho trẻ ăn quá nhiều vì có thể dẫn đến việc trẻ thừa cân, béo phì. Từ đó dẫn đến nhiều bệnh nguy hiểm khác như: Các bệnh về tim mạch, tiểu đường, cao huyết áp và các bệnh lý khác.

    2.3. Chất đạm (thịt, cá, tôm, cua, trứng,…): tương ứng với khoảng 100 – 120gr chất đạm

    Trẻ 1 tuổi nên được cung cấp đủ từ 20-25% chất đạm để đủ đáp ứng các nhu cầu hoạt động của cơ thể. Cụ thể, mỗi trẻ cần từ 100-120gr thịt hoặc cá, tôm, cua các loại. Nếu sử dụng 2 loại thực phẩm có chứa chất đạm/ ngày thì cha mẹ phải chia đôi tỉ lệ để đảm bảo ngưỡng 100gam/ ngày.

    Chú ý, không nên cho trẻ ăn vượt ngưỡng trên, bởi: Ăn quá nhiều chất đạm sẽ dẫn đến vấn đề đau đầu như khó tiêu, táo bón, đầy hơi, chướng bụng… khiến cho bé cảm thấy rất khó chịu và biếng ăn hơn.

    Ngoài ra, cha mẹ có thể cho các bé ăn trứng. Trứng gà là thực phẩm rất tốt cho sức khỏe. Theo các chuyên gia, cha mẹ nên cho con ăn 1 quả trứng gà/ ngày với thời gian khoảng 3 ngày 1 lần.

    2.4. Rau xanh, hoa quả: tương ứng với khoảng 50 – 100gr

    Các loại rau xanh, hoa quả thực sự quan trọng đối với tất cả mọi người. Nhất là trẻ nhỏ. Đây là thành phần chất xơ quan trọng để giúp bé tiêu hóa tốt, tăng cường khả năng hấp thu các dưỡng chất. Đồng thời có thể phòng chống các bệnh liên quan đến khó tiêu, táo bón, nóng trong người…

    2.5. Trẻ cần uống khoảng 600 – 800ml sữa/ngày (sữa mẹ, sữa công thức, sữa tươi, sữa chua, phô mai,…)

    Ngoài các loại thực phẩm, cha mẹ không thể bỏ quên sữa. Trẻ 1 tuổi vẫn cần được uống sữa để đảm bảo cung cấp đủ chất cho các hoạt động. Trẻ cần được cung cấp đủ từ 500-600ml sữa công thức (hoặc sữa mẹ) mỗi ngày.

    Tùy theo sở thích của trẻ và điều kiện mà cha mẹ có thể chọn các loại sữa sao cho phù hợp. Cần theo dõi, sữa công thức nào phù hợp với trẻ, nếu trẻ có biểu hiện bị dị ứng với sữa. Hoặc gặp bất kỳ vấn đề thất thường nào thì trẻ cần được đưa ngay đến các cơ sở y tế để được hỗ trợ kịp thời.

    3. Thực đơn cho bé 1 tuổi biếng ăn chậm tăng cân

    Thực đơn cho trẻ 1 tuổi có dấu hiệu biếng ăn, lười ăn cần được đảm bảo về sự đa dạng. Không nên cho trẻ ăn quá nhiều một món ăn trong nhiều ngày, hoặc nhiều lần trong tháng. Điều này sẽ khiến trẻ cảm thấy rất nhàm chán, không có khẩu vị và sự kích thích, hứng thú trong ăn uống.

    Một vài nguyên tắc cha mẹ cần tuân thủ để trẻ 1 tuổi bị biếng ăn có thể sử dụng như sau:

    • Nguyên tắc 1: Đảm bảo các loại thực phẩm được chuẩn bị đều có hương vị thơm ngon, tươi sống.
    • Nguyên tắc 2: Cần đảm bảo sơ chế thực phẩm sạch sẽ trước khi tiến hành chế biến.
    • Nguyên tắc 3: Đảm bảo các loại thực phẩm được cung cấp cho trẻ hài hòa, đủ liều lượng.
    • Nguyên tắc 4: Đảm bảo sự tươi ngon, hấp dẫn của các loại thức ăn, giúp trẻ ham ăn và muốn ăn hơn.

    Khi lên thực đơn cho trẻ và áp dụng thì cha mẹ cũng cần kết hợp để trẻ chạy nhảy, vui chơi. Đồng thời kết hợp chế độ ăn uống và nghỉ ngơi hợp lý để trẻ có thể ăn ngon, cơ thể khỏe mạnh.

    Sau đây là một số món ăn mà cha mẹ có thể áp dụng cho trẻ biếng ăn sử dụng:

    3.1. Cháo tim heo cải thảo

    Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 1 chút gạo ngon, 20g tim heo, 10g cải thảo, gia vị (nước mắm ngon, dầu ăn, bột canh).

    Cách thực hiện như sau:

    Đầu tiên cho gạo vào nồi ninh cho nhừ. Sau đó, tiến hành sơ chế tim heo bằng cách rửa sạch, băm nhuyễn. Cải thảo được làm sạch, rửa qua nước muối loãng, sau đó băm nhỏ. Tiếp đó, đem cháo đặc hòa với 100ml nước (tương đương khoảng ½ bát). Tiếp tục cho tim đã băm nhuyễn vào rồi bắc lên bếp nấu sôi trong vòng 5 phút.

    Nêm lại các gia vị xem đã đủ chưa, sau đó cho bột canh hoặc nước cho vào, đậy nắp và đun trong 3 phút. Cuối cùng tắt bếp và thêm 1,5 thì café dầu ăn và khuấy đều là được.

    3.2. Cháo khoai tây thịt bò cà rốt

    Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 2/3 chén cháo trắng nấu nhừ hơi đặc + 1 thìa canh vun thịt bò băm nhuyễn (30g) + 1 thìa canh vun cà rốt băm nhuyễn (20g) + 1/3 chén nước + 1 thìa canh gạt dầu (5g).

    Cách thực hiện:

    Đầu tiên hòa chung cà rốt và thịt bò với khoảng 1/3 chén nước. Sau đó, cho cháo vào nồi rồi đun sôi lên. Cho thêm dầu và khuấy đều hỗn hợp cháo. Cuối cùng, nêm thêm gia vị sao cho vừa với khẩu vị của bé là được. Tắt bếp và trang trí để món cháo bắt mắt và thu hút bé hơn.

    3.3. Cháo thịt heo rau dền

    Các nguyên liệu chuẩn bị: 20g thịt bò băm, 20g bột gạo, 10g rau dền đã xay nhuyễn, 1 thìa cafe dầu ăn, 200ml nước.

    Các bước thực hiện:

    Đầu tiên, sơ chế các loại thực phẩm đã chuẩn bị bao gồm: Rau dền cắt lá hỏng, rửa sạch, vớt để ráo nước. Chọn thịt bò tươi ngon để đảm bảo món ăn được nấu ngon nhất.

    Đầu tiên bạn cho thịt bò vào máy xay tiến hành xay nhuyễn sau đó bạn tiếp tục cho rau dền cắt khúc ngắn vào xay cùng để tạo thành hỗn hợp sánh mịn.

    Tiếp theo, xay thịt nhuyễn rồi cho rau dền vào xay theo. Đun sôi một nồi nước cho sôi rồi từ từ đổ hỗn hợp đã chuẩn bị ở trên vào, nêm cho vừa gia vị là có thể tắt bếp. Sau đó, bạn có thể cho bé sử dụng cháo.

    3.4. Cháo yến mạch – cà rốt

    Nguyên liệu cần chuẩn bị bao gồm: 30g yến mạch, 1 củ cà rốt, 20g thịt bằm, 1 muỗng canh dầu oliu.

    Cách thực hiện:

    Đầu tiên sơ chế và làm sạch cà rốt, xay nhuyễn. Sau đó, cho tất cả các nguyên liệu đã chuẩn bị bao gồm: cà rốt, yến mạch, thịt băm vào nồi, đổ ngập nước và đun sôi 15 phút. Sau đó đổ cháo đã đun ra bát dầu ô liu đã chuẩn bị. Nêm nếm gia vị cho vừa với bé và trộn đều là có thể đem cho bé thưởng thức.

    3.5. Cháo hạt sen

    Chuẩn bị nguyên liệu bao gồm: 20gr bột gạo, 20gr hạt sen, 20gr thịt lợn, 1 thìa dầu ăn trẻ em, 250ml nước.

    Cách thực hiện:

    Đem hạt sen đi ngâm và rửa sạch sau đó luộc chín, xay nhuyễn. Thịt heo đem xay cho nhuyễn rồi nấu chín với 250 ml nước đã chuẩn bị. Hạt sen đã sơ chế cho vào nồi thịt rồi nấu nhỏ lửa.

    Tiếp đó, cho bột gạo vào rồi khuấy đều đến khi chín. Cho thêm dầu ăn và các gia vị vừa với khẩu vị của bé là được. Tắt bếp và trang trí sao cho nổi bật là có thể cho bé sử dụng.

    3.6. Cháo gà bí đỏ

    Các nguyên liệu cần chuẩn bị: Cháo trữ đông, Thịt gà cắt miếng vừa đủ, Bí đỏ cắt miếng vừa đủ, Phomai dạng viên nhỏ.

    Cách tiến hành:

    Đầu tiên, thịt gà chuẩn bị miếng lườn nhiều thịt, đem rửa sạch và băm nhỏ. Sau đó đem cháo rã đông hâm nóng lên. Bí tiến hành gọt vỏ và luộc chín, nghiền nhuyễn.

    Sau đó, phi hành thơm lên với cả dầu oliu rồi đổ cả thịt gà vào xào cùng đến khi chín. Tiếp đó, cho nồi cháo lên, cho thịt gà xào và bí vào nồi, đảo đều tay. Cuối cùng, nêm gia vị vừa khẩu vị của bé rồi tắt bếp, cho viên phomai vào là được.

    3.7. Súp khoai tây thịt bò cà rốt

    Các nguyên liệu cần chuẩn bị: 1 củ khoai tây to, 1 củ cà rốt, 100g thịt bò, 1-2 nhánh tỏi, gia vị (mắm, muối…).

    Cách thực hiện:

    Sơ chế các nguyên liệu đã chuẩn bị, gồm: Khoai tây đem gọt vỏ, rửa sạch và để ráo nước. Cà rốt gọt vỏ, rửa sạch và thái hạt lựu. Thịt bò đem rửa sạch, thái nhỏ và băm cho nhuyễn. Tỏi bóc vỏ và hành mùi rửa sạch và thái nhỏ sẵn.

    Tiếp đó, đem khoai tây đi hấp chín, cho ra bá nghiền nhuyễn. Cho dầu ăn vào nồi đun nóng lên rồi cho tỏi vào phi thơm lên. Cho tiếp thịt bò, cà rốt, muôi 1/3 thìa và đảo đều tay cho đến khi chín.

    Đem thịt bò + cà rốt + khoai tây xay nhuyễn rồi cho vào nồi bỏ chút nước. Đun sôi cho đến khi hỗn hợp sánh lại. Nêm vừa gia vị là được. Khi múc ra bát, cha mẹ có thể cho thêm chút hành mùi rắc lên món súp để có màu sắc đẹp mắt hơn.

    4. Mách mẹ bí quyết nấu cháo ngon cho bé

    Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ trong giai đoạn ăn dặm và tập làm quen với ăn dặm thì cháo trở thành món ăn khoái khẩu không thể bỏ qua. Đây là đồ ăn vừa ngon, vừa bổ dưỡng và dễ nấu cho trẻ nhỏ. Tuy nhiên, cha mẹ đã thực sự biết cách nấu cháo ngon cho bé hay chưa? Nếu chưa thì cha mẹ đừng bỏ qua những bí quyết nấu cháo ngon cho bé dưới đây nhé!

    Các mẹ đừng quên những điều như:

    4.1. Dùng gạo vỡ để nấu cháo

    Trẻ từ 1 tuổi có thể ăn được các hạt gạo xay nhỏ. Vì vậy, mẹ có thể dùng gạo vỡ để hầm nhừ, nấu cháo cho bé. Điều này vừa có thể giúp mẹ nấu cháo nhanh chóng hơn và nhất là giúp trẻ có thể có phản xạ nhai nuốt tốt hơn.

    4.2. Không xay nát thực phẩm để nấu cháo

    Trẻ cần tập làm quen với thói quen nhai nuốt các loại thức ăn để sau đó có thể ăn được cả cơm và thức ăn bình thường. Chính vì thế, không nên dùng các loại thực phẩm xay nát để nấu cháo. Điều này khiến trẻ tray ì, không chịu nhai nuốt.

    4.3. Nói “không” với cháo loãng

    Không nên nấu các loại thức ăn quá loãng, nên nấu cháo đặc cho bé. Khi trẻ dưới 1 tuổi thì hệ tiêu hóa còn rất non nớt nên bé chưa thể ăn các loại thực phẩm đặc. Tuy nhiên, khi từ 1 tuổi trở lên nên nấu cháo đặc hơn để bé có thể thích nghi tốt hơn với các loại thức ăn cứng, giúp trẻ cảm thấy thú vị hơn khi ăn uống.

    5. Một số lưu ý khác mẹ cần “giắt túi”

    Ngoài những điều đã nói ở trên, cha mẹ có thể lưu ý thêm một vài điều như sau để bé có thể ăn ngon và tốt hơn cho sức khỏe bé. Cụ thể, cha mẹ nên:

    5.1. Bổ sung thực phẩm cho con một cách đa dạng

    Việc lặp đi lặp lại một số loại thực phẩm khiến trẻ cảm thấy rất nhàm chán. Chính vì vậy, cha mẹ nên thường xuyên bổ sung thực phẩm đa dạng cho bé. Như vậy, bé mới có thể cảm thấy hứng thú và muốn ăn uống.

    5.2. Không nên cho con ăn một món cháo cả ngày

    Cha mẹ nên nấu cháo vừa phải, phù hợp với sức ăn của bé. Không nên nấu quá nhiều khiến trẻ cả ngày chỉ có thể ăn một món cháo. Cũng giống như người lớn, việc ăn một món cả một ngày dài liền đều khiến chúng ta ngán ngẩm. Trẻ con cũng vậy, không nên ép trẻ ăn một món cháo trong một ngày. Cha mẹ nên chịu khó nấu đa dạng cháo trong một ngày để trẻ cảm thấy hứng thú đối với bữa ăn của mình.

    5.3. Thực phẩm để nấu cháo cho trẻ cần tươi ngon

    Thực phẩm tươi ngon quyết định đến hương vị, màu sắc cũng như chất lượng của cháo. Trẻ sẽ cảm thấy món cháo tươi ngon và hấp dẫn hơn nếu cha mẹ sử dụng các loại thực phẩm được chuẩn bị nấu cháo tươi ngon hơn thay vì là các loại thực phẩm để rất lâu trong tủ lạnh.

    5.4. Nên cho bé tập ăn theo nhu cầu

    Trẻ càng dần dần lớn lên, việc ăn theo nhu cầu là điều rất cần thiết. Cha mẹ không nên ép trẻ ăn mà nên để trẻ ăn vừa sức của mình, không ép trẻ ăn quá nhiều. Ăn quá nhiều khiến trẻ cảm thấy khó chịu, chán và ghét ăn hơn.

    5.5. Sử dụng men vi sinh cho trẻ giúp con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, giảm tình trạng biếng ăn

    Một hệ tiêu hóa khỏe mạnh sẽ là điều kiện cần thiết để bé hấp thu dinh dưỡng và phát triển đồng đều cả về mặt thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy, các mẹ có thể lựa chọn sử dụng cho bé loại men vi sinh từ kim chi Hàn Quốc. Là một dạng chế phẩm sinh học, men vi sinh rất được ưa chuộng bởi công dụng vượt trội mà nó mang lại đến hệ tiêu hóa của người sử dụng.

    Trong men vi sinh có nguyên liệu chính là từ Kim chi của Hàn Quốc có bao hàm hai thành phần chủ yếu là các lợi khuẩn (probiotics) và chất xơ hòa tan (prebiotics). Các chất xơ hòa tan mang tác dụng như một nguồn “thức ăn” cho các lợi khuẩn để giúp các loại khuẩn này đủ “năng lượng” đi thẳng tới đường ruột và làm nhiệm vụ của nó. Bên cạnh đó, với công nghệ bào chế bao kép LAB2PRO gồm 2 lớp bao bọc sẽ bảo vệ các lợi khuẩn một cách an toàn nhất khi tiến vào cơ thể. Khi mẹ cho bé sử dụng loại men vi sinh này sẽ giúp con có một hệ tiêu hóa khỏe mạnh, ngăn ngừa được các triệu chứng như đau bụng, đầy hơi, táo bón, tiêu chảy lại giúp bé ăn ngon miệng và phát triển tốt hơn. Đẩy lùi tình trạng biếng ăn ở trẻ nhỏ. Chi tiết xem thêm về sản phẩm TẠI ĐÂY.

    Trên đây là những điều các cha mẹ có thể biết về thực đơn cho trẻ 1 tuổi biếng ăn có thể tham khảo. Hi vọng những thông tin bổ ích trong bài có thể giúp cha mẹ có thể chăm sóc cho trẻ biếng ăn tốt hơn. Chúc các cha mẹ thành công!

    Phần tiếp theo: Thực đơn cho trẻ 2 tuổi biếng ăn