Thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối: 7, 8, 9. Ăn gì tốt cho con?
Ba tháng cuối của thai kỳ được đánh giá là giai đoạn quan trọng nhất trong quá trình hình thành cũng như phát triển thể chất và trí tuệ của thai nhi. Vậy, thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối ra sao cho hợp lý? Các mẹ bầu nên ăn gì, kiêng gì và ăn như thế nào để giúp bé yêu phát triển mà mẹ lại không bị tăng cân!
Nguyên tắc dinh dưỡng 3 tháng cuối thai kỳ mẹ bầu nên nắm vững
Tâm lý chung của các mẹ bầu trong 3 tháng cuối thai kỳ thường là ăn nhiều để bổ sung dinh dưỡng cho con. Có nhiều mẹ ăn cố, nhồi nhét thật nhiều để bé yêu có thể tăng được nhiều cân. Nhưng, điều này là không nên!
Trong thực tế, mẹ không cần phải ăn quá nhiều; mẹ chỉ cần ăn uống đủ dưỡng chất là được. Trung bình một ngày nạp khoảng 1950 calo là hợp lý. Cân nặng phù hợp nhất khi bước vào tam cá nguyệt thứ 3 chính là tăng khoảng 6 – 7 kg.
Trong giai đoạn này, nhóm thực phẩm nên tập trung bổ sung vẫn là đạm, nhóm giàu vitamin, chất béo, khoáng chất, chất xơ… Cùng với đó là dưỡng chất omega 3, axit, choline,… Não và hệ thần kinh của thai nhi đây chính là giai đoạn cần bổ sung mạnh mẽ và hoàn thiện.
-
Mẹ cũng cần tích cực bổ sung các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao. Mẹ nên tích cực bổ sung những loại thực phẩm như sữa, trứng,…
-
Cùng với đó, cần uống đủ nước mỗi ngày. Trung bình mỗi ngày cần uống từ 1.5 – 2 lít.
-
Không được nhịn hãy bỏ bữa, không vì sợ tăng cân mà ăn kiêng trong thời gian này.
-
Chia nhỏ các bữa ăn trong ngày, trung bình 4 giờ ăn một lần là hợp lý.
>> Xem thêm: Thực đơn cho bà bầu không tăng cân, chỉ vào con! Lo gì béo phì!
Một số gợi ý thực đơn cho bà bầu tháng cuối
Một chế độ dinh dưỡng hợp lý chắc chắn giúp mẹ có một sức khỏe tốt để chuẩn bị cho kỳ sinh nở diễn ra và đồng thời là yếu tố CẦN VÀ ĐỦ để trẻ thai nhi có điều kiện phát triển một cách toàn diện nhất.
Dưới đây là thực đơn cho các bà bầu trong 3 tháng cuối mẹ chớ bỏ qua!
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7
Tháng thứ 7 được đánh giá là tháng mà cơ thể mẹ cần lượng sắt nạp vào lớn nhất. Mẹ hoàn toàn có thể bổ sung hàm lượng sắt này thông qua các loại sản phẩm hỗ trợ cũng như thực đơn ăn uống hàng ngày. Những loại thực phẩm có hàm lượng sắt cao mẹ có thể cân nhắc: trái cây tươi, thịt nạc, các loại đậu, gan động vật…
Mẹ cũng đừng quên bổ sung thêm iot, kẽm, canxi, phốt pho vào thực đơn cho bà bầu tháng thứ 7. Những loại dưỡng chất này có trong một số loại thực phẩm như: xương động vật, trứng gà, rong biển, đậu phụ, mộc nhĩ đen, đậu tương, táo đỏ…
Mẹ cũng không nên ăn quá no để hạn chế tình trạng bị ợ nóng. Nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày; hạn chế đồ ăn cay nóng hay nhiều dầu mỡ…
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8
Trong thực đơn cho bà bầu tháng thứ 8 mẹ nên tích cực bổ sung những loại thực phẩm có hàm lượng dinh dưỡng cao. Những loại thực phẩm được khuyên sử dụng nhiều như: ngũ cốc, trứng, thịt, cá, gan động vật, trái cây tươi, rau xanh…
Trong tháng thứ 8 của thai kỳ, trí não của trẻ phát triển vô cùng mạnh mẽ chính vì thế mẹ cần phải tích cực bổ sung nhiều omega-3. Dưỡng chất này có trong những loại thực phẩm có hàm lượng chất béo tự nhiên cao như những loại hạt dinh dưỡng: hạt dẻ cười, hạt óc chó, đậu phộng, hạt chia… Một số loại hải sản cũng có hàm lượng omega-3 cao như cá hồi, cá ngừ, cá trích… Nhưng mẹ không ăn quá nhiều cá biển vì một số loại có hàm lượng thủy ngân không tốt cho mẹ.
Trong một số thực phẩm bổ sung cũng có hàm lượng vitamin và khoáng chất cao nhưng mẹ không nên lạm dụng nó quá nhiều. Tất cả chỉ nên bổ sung theo đúng liều lượng mà bác sĩ tư vấn.
Thực đơn cho bà bầu tháng thứ 9
Bước vào tháng thứ 9 của thai kỳ, bé yêu của bạn đã chuẩn bị chào đời. Đây được đánh giá là tháng để bé hoàn thiện tất cả những chức năng trong cơ thể, giai đoạn bé có tốc độ phát triển nhanh nhất. Vì lẽ đó, việc bổ sung một cách đầy đủ dinh dưỡng là cực kì cần thiết.
– Trong tháng này, mẹ nên chia nhỏ những bữa ăn trong ngày của mình thành 5 – 6 bữa nhỏ. Tuyệt đối không được bỏ bữa.
– Ăn các loại thực phẩm có hàm lượng canxi cao để xương phát triển chắc khỏe và giúp lượng sữa để sau này trẻ bú được dồi dào hơn.
– Uống nhiều nước, tránh ăn mặn sẽ gây nên tình trạng phù nề.
– Chất béo bổ sung cho cơ thể tốt nhất nên chọn loại chất béo tự nhiên.
– Ăn nhiều rau và trái cây tươi vừa giúp bổ sung vitamin khoáng chất, vừa kiểm soát tình trạng táo bón.
– Vẫn tiếp tục bổ sung các loại vitamin theo hướng dẫn của bác sĩ.
– Cần ăn chín, uống sôi đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm.
>> Xem thêm: Bật mí: Thực đơn cho bà bầu bị tiểu đường thai kỳ 3 tháng cuối
Một số điều kiêng cữ bà bầu nên tránh trong 3 tháng cuối thai kỳ
Mẹ Có Biết! Trong 3 tháng cuối thai kỳ, bất cứ sự thay đổi nào cũng ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của mẹ và sự phát triển của. Chính vì thế, cần phải cân nhắc cũng như lưu ý thật kỹ càng tất cả các mặt để có một thai kỳ trọn vẹn nhất.
Ăn ít muối hơn: Trong 3 tháng cuối của thai kỳ, mẹ rất dễ bị phù và tích nước. Và, nếu mẹ ăn nhiều muối thì việc tích nước và phù này sẽ càng nghiêm trọng.
Không ăn quá nhiều: Nếu mẹ ăn quá no thì tình trạng ợ nóng thường xuyên xảy ra. Mẹ không nên ăn quá nhiều một lúc, gây áp lực cho hệ tiêu hóa. Những đồ ăn chiên xào, cay nóng nên được loại bỏ bớt; không ăn quá ngọt để tránh tình trạng tiểu đường thai kì.
Đảm bảo vệ sinh trong khâu chế biến, nếu có thể nên ăn những món ăn tự chế biến sẽ tốt cho sức khỏe của mẹ hơn.
Không ăn những loại thực phẩm co bóp tử cung: Mẹ nên hạn chế không nên ăn những loại thực phẩm có tác dụng co bóp tử cung. Nó có thể gây nên tình trạng sinh non, làm mẹ bị đau bụng…
Trong bất cứ tam cá nguyệt nào, mẹ cũng cần phải cân nhắc và lưu ý tới chế độ dinh dưỡng của mình. Đặc biệt, đối với thực đơn cho bà bầu 3 tháng cuối cần phải bổ sung những loại thực phẩm giàu dưỡng chất. Điều này sẽ giúp cho mẹ có một thai kì mạnh khỏe, bé yêu trong bụng được kháu khỉnh và phát triển toàn diện.
Nguồn: Mabio.com
Xem thêm: