Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 10 tháng: công thức từ chuyên gia
Bé yêu 10 tháng tuổi đã trở nên cứng cáp hơn rất nhiều. Đây sẽ là giai đoạn vô cùng quan trọng để bổ sung các dưỡng chất giúp bé phát triển toàn diện hơn. Mẹ cần xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 10 tháng vừa thơm ngon vừa đầy đủ dinh dưỡng. Cùng Monkey tham khảo ngay các công thức chế biến bữa ăn dặm cho bé từ chuyên gia trong bài viết dưới đây nhé!
Thành thạo 2.000+ từ & 6.000 câu tiếng anh Phát triển toàn diện 4 kỹ năng tiếng anh Giỏi Toán – tiếng Anh theo phương pháp hiện đại Phát triển EQ & khả năng tiếng Việt
10 triệu++ trẻ em tại 108 nước đã giỏi tiếng Anh như người bản xứ & phát triển ngôn ngữ vượt bậc qua các app của Monkey
Nội Dung Chính
Bé 10 tháng tuổi đã biết làm gì?
Khi 10 tháng tuổi, con đã bắt đầu muốn khám phá thế giới xung quanh theo nhiều cách khác nhau và đã biết thể hiện cảm xúc cá nhân của mình. Giai đoạn này con đã có thể bò khắp nơi, đứng dậy khi đang ngồi và cả ngồi xuống từ từ. Mẹ cũng sẽ thấy con di chuyển xung quanh bằng việc vịn vào đồ đạc hoặc tay mẹ. Tuy nhiên, một vài trường hợp bé 10 tháng tuổi vẫn chưa biết bò.
Con có thể cầm được những đồ vật nhỏ bằng tay, nhanh chóng phát hiện các đồ vật xung quanh và muốn lấy chúng. Vì vậy mẹ hãy cất tất cả những đồ vật có thể gây nguy hiểm cho bé, khiến bé ngạt thở khi nuốt phải như tiền xu,…
Đây cũng là giai đoạn quan trọng để mẹ chuẩn bị những bữa ăn dặm đầy đủ dinh dưỡng cho con. Trẻ đã mọc khoảng 6 chiếc răng nên mẹ hãy hoàn toàn có thể cho con “thử sức” với những đồ ăn được cắt nhỏ hay thức ăn đặc cho con.
Mẹ có thể xây dựng thực đơn đa dạng cho con như bổ sung thịt, sữa chua, ngũ cầu, rau quả, trái cây,… Tuy nhiên mẹ cũng nên hạn chế các thực phẩm có thể khiến con ngạt thở khi ăn như nho khô, bỏng ngô, kẹo cứng, nho nguyên quả, các loại hạt,…
Bé yêu 10 tháng tuổi sẽ có một số hành đồng như thò tay cầm thức ăn, với tay lấy ly nước,… Mẹ cũng đừng lo mất vệ sinh mà ngăn cản con nhé! Khi con làm vậy cũng có thể thực hành được cách cầm, nắm đồng thời còn có thể rèn luyện kỹ năng cầm đồ ăn và đưa vào miệng đó!
Thời gian biểu ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi
Ăn dặm là giai đoạn vô cùng để bé yêu có thể phát triển khỏe mạnh hơn. Do vậy, mẹ cần sắp xếp thời gian biểu cho con ăn dặm khoa học và hợp lý.
Khác với giai đoạn con mới bước vào thời kỳ ăn dặm, bé 10 tháng tuổi được cung cấp dinh dưỡng chính chủ yếu từ các bữa ăn. Vì vậy, con cần được ăn đủ 3 bữa chính, 3 bữa phụ và uống sữa công thức hoặc bú sữa mẹ.
Thực đơn ăn dặm của con cần đầy đủ các nhóm dinh dưỡng như chất đạm, chất béo, chất xơ, vitamin,… Mẹ có thể tham khảo thời gian biểu ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi như sau:
Lịch ăn vào buổi sáng
-
Từ 7h – 8h sáng: Đây là thời gian con thức dậy, sau khi cho con bú, mẹ hãy để trẻ chơi đùa, thư giãn.
-
Trước 9h sáng: Thời gian này con sẽ hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất nên mẹ hãy chuẩn bị cháo, bột pha sẵn hoặc váng sữa để con ăn sáng nhé!
-
Từ 10h – 10h 30p: Vì con hiếu động nên sẽ dễ buồn ngủ. Mẹ hãy cho con ngủ khoảng 30 phút – 1 tiếng.
-
11h: Mẹ hãy cho con bú lần 2 nhé!
Lịch ăn vào trưa và tối
-
Từ 12h – 1h trưa: Đây sẽ là giờ ăn trưa của bé. Việc thay đổi thực đơn các bữa ăn sẽ kích thích sự thèm ăn và đảm bảo chất dinh dưỡng cho con. Mẹ có thể chuẩn bị cơm nhuyễn kèm thức ăn và rau củ mềm.
-
2h chiều: Mẹ hãy cho trẻ ngủ tiếp từ 1 tiếng – 2 tiếng để nghỉ ngơi và tiêu hóa thức ăn.
-
Từ 4h – 5h chiều: Thời gian này mẹ có thể cho con uống sữa công thức hoặc cho trẻ bú.
-
Trước 7h tối: Mẹ hãy cho con ăn bữa tối. Lưu ý rằng con không cần ăn quá no nhé!
-
8h tối: Mẹ có thể đọc truyện cho con nghe và nói chuyện cùng con. Sau đó cho con bú mẹ rồi đi ngủ.
Thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 10 tháng tuổi
Nhiều mẹ thường đau đầu trong việc xây dựng thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 10 tháng. Làm thế nào để chuẩn bị bữa ăn vừa đầy đủ dinh dưỡng vừa đa dạng để con không chán? Tham khảo ngay các gợi ý của Monkey dưới đây!
Cháo ếch nấu lá sen
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
100g thịt ếch
-
150g gạo tẻ
-
5g bột sa nhân
-
1 chiếc lá sen
-
Các loại gia vị hành và rau thơm
Cách thực hiện
-
Bước 1: Mẹ hãy vo gạo và nấu cháo
-
Bước 2: Mẹ cần làm sạch thịt ếch làm sạch, sau đó băm nhỏ và cho lên chảo xào thơm cùng một số gia vị cho đến khi thịt săn lại.
-
Bước 3: Khi cháo đã nhừ, mẹ cho phần thịt ếch vừa xào vào và ninh thêm 7-8 phút cho mềm hẳn.
-
Bước 4: Mẹ hãy dùng lá sen đậy nắp nồi cháo lại và cuối cùng là cho cháo ra bát và cho bé ăn thôi.
Cháo thịt lợn băm rau củ xay
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Bột gạo: 20 gr – 25 gr
-
Thịt heo nạc: 30gr
-
Nước: 200ml
-
Dầu ăn cho trẻ em
-
Rau củ quả
-
Muối iot hoặc nước mắm đều được
Cách chế biến:
-
Bước 1: Mẹ hãy sơ chế thịt, rau củ quả sạch sẽ
-
Bước 2: Thêm nước vào bột gạo, sau đó hòa tan để nấu cháo như thông thường.
-
Bước 3: Thịt heo mẹ đem xay thật nhuyễn, đánh nơi và nấu thật kỹ.
-
Bước 4: Rau củ quả xay nhuyễn (có thể là cà rốt, khoai, rau dền,….).
-
Bước 5: Mẹ hãy cho 2 muỗng dầu ăn vào trộn đều, sau đó cho tiếp nước mắm hoặc muối. Mẹ hãy nhớ nêm nếm vừa ăn nhé!
Cháo khoai lang nấu trứng
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
20g khoai lang
-
Gạo
-
Trứng
-
Dầu ăn trẻ em
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Mẹ hãy vo gạo và nấu cháo.
-
Bước 2: Đem khoai lang rửa sạch, gọt vỏ, sau đó cắt nhỏ rồi cho vào ninh cùng với cháo.
-
Bước 3: Khi cháo đã chín nhừ, mẹ đập thêm 1 quả trứng gà (chỉ lấy lòng đỏ), và khuấy đều thêm 3-4 phút thì tắt bếp.
-
Bước 4: Sau đó mẹ lấy cháo ra bát, cho thêm 1 thìa cafe dầu ăn, trộn đều và đợi cháo nguội là bé có thể ăn nhé!
Cháo cá hồi bí đỏ
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
30g cá hồi
-
30g bí đỏ
-
40g gạo tẻ
-
Hành khô, hành lá
Cách thực hiện:
Bước 1: Gạo mẹ đem vo sạch, ngâm 30 phút, sau đó ninh nhừ thành cháo.
Bước 2: Cá hồi mẹ cùng rửa sạch, đem luộc với vài lát gừng để khử tanh. Sau đó mẹ hãy gỡ lấy thịt và giã nát. Tiếp đó mẹ phi thơm thịt với hành khô rồi cho ra bát (hành băm nhuyễn).
Bước 3: Bí đỏ mẹ gọt vỏ, rửa sạch, hấp chín sau đó thái nhỏ. Sau khi cháo nhừ, mẹ cho bí đỏ và cá vào đun sôi lần nữa thì tắt bếp.
Cháo tôm nấu cải bó xôi
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Tôm
-
Rau cải bó xôi
-
Dầu mè
-
Hành lá
-
Gạo
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Mẹ hãy cho gạo và nước vào nồi, sau đó đun sôi thành cháo với độ đặc tùy ý.
-
Bước 2: Mẹ ướp tôm với hành lá và một muỗng cà phê nước mắm.
-
Bước 3: Múc 2/3 chén cháo trắng đã nấu sẵn vào nồi, sau đó cho thêm một ít nước để vừa sở thích của trẻ. Khi cháo đã sôi, mẹ hãy cho tôm đã ướp vào khuấy đều cho tôm đỡ vón cục.
-
Bước 4: Khi tôm chín, mẹ cho cải bó xôi vào nấu sôi lên, tắt bếp và cho dầu mè vào trộn đều.
Cháo thịt bò nấu khoai lang
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
Khoai lang
-
Thịt bò
-
Gạo tẻ
-
Dầu ăn cho bé
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Mẹ hãy cho gạo và nước vào nồi, sau đó đun sôi thành cháo với độ đặc tùy ý.
-
Bước 2: Mẹ gọt vỏ khoai lang, rửa sạch rồi hấp chín và tán nhuyễn.
-
Bước 3: Mẹ đem thịt bò rửa sạch và băm nhuyễn.
-
Bước 4: Sau khi cháo gần chín, mẹ cho thịt bò và khoai lang vào khuấy đều, sau đó múc ra bát. Mẹ có thể cho thêm chút dầu ăn để tăng vị béo cho món cháo khoai lang thịt bò nhé!
Cháo tôm nấu rau cải
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
-
100g con tôm
-
Rau cải
-
Gạo
-
Dầu ăn cho bé
Cách thực hiện:
-
Bước 1: Tôm mua về mẹ hãy ngắt đầu, bỏ vỏ, rút chỉ rồi rửa sạch. Đối với rau cải ngọt, mẹ cũng rửa sạch với nước, lặt bỏ lá hư và để ráo.
-
Bước 2: Mẹ hãy cho gạo và nước vào nồi, sau đó đun sôi thành cháo với độ đặc tùy ý.
-
Bước 3: Mẹ hãy cho lần lượt rau cải, tôm và cháo trắng vào máy xay sinh tố . Xay đến khi hỗn hợp nhuyễn mịn.
-
Bước 4: Sau đó mẹ cho hỗn hợp vừa xay vào nôi, bật bếp, nêm nếm gia vị và khuấy đều cho gia vị và hỗn hợp quyện vào nhau
-
Bước 5: Mẹ giảm lửa nhỏ lại và đun đến khi cháo sôi, sau đó múc cháo vào tô, thêm 1 muỗng cà phê dầu ăn cho bé vào, trộn đều và bé đã có thể thưởng thức món ngon mẹ nấu nhé.
Lưu ý khi nấu ăn dặm cho bé 10 tháng tuổi
Nghiền, xay nhỏ thức ăn
Mẹ nên nghiền hoặc xay nhỏ thức ăn để con dễ tiêu hóa hơn. Điều này không chỉ tốt cho hệ tiêu hóa của con mà còn tạo điều kiện để các dưỡng chất cần thiết dễ hấp thu hơn.
Luôn tuân thủ theo an toàn thực phẩm
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm luôn là ưu tiên hàng đầu mẹ nhé! Để chuẩn bị thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 10 tháng, mẹ cần mua những nguyên liệu tươi sạch và đầy đủ dưỡng chất.
Trong quá trình chế biến, mẹ cũng cần đảm bảo vệ sinh tay thật sạch. Một số vật dụng trong quá trình nấu ăn hay đồ ăn dặm của con như ghế, yếm ăn, bát đũa,… cũng cần được vệ sinh sạch sẽ.
Trước khi ăn, mẹ hãy rửa sạch tay cho con nhằm hạn chế vi khuẩn xâm nhập. Mẹ cũng nên lưu ý rằng tuyệt đối tuân thủ nguyên tắc ăn chín uống sôi để tránh tình trạng tiêu chảy ở bé nhé!
Cho bé ăn đúng giờ
Mẹ nên lập thời gian biểu ăn uống cho con và thực hiện một cách nghiêm chỉnh. Thói quen ăn uống đúng giờ sẽ giúp cho dạ dày trẻ làm quen với thức ăn, không chỉ vậy còn giúp quá trình tiêu hóa diễn ra tốt hơn.
Tạo hứng thú ăn cho bé
Để con vui vẻ tiếp nhận thức ăn, mẹ hãy tạo hứng thú ăn cho bé bằng một số cách sau:
-
Chọn các loại bát, yếm, thìa… có hình thù ngộ nghĩnh, nhiều màu sắc để gây sự chú ý của con.
-
Khi đút cho con ăn, mẹ có thể vừa đút vừa trò chuyện với bé. Mẹ cũng có thể cho bé ngồi chung với những người trong nhà để tạo cảm giác đông vui, qua đó giúp kích thích trẻ ăn tốt hơn.
-
Tránh ồn ào quá mức vì có thể làm con không tập trung vào bữa ăn.
Xem thêm: Hướng dẫn 3 cách nấu cháo ăn dặm kiểu Nhật cực nhanh
Trên đây là thông tin về thực đơn ăn dặm truyền thống cho bé 10 tháng vừa thơm ngon vừa đầy đủ dưỡng chất mà Monkey muốn gửi đến cho các mẹ. Hy vọng những công thức mà bài viết vừa chia sẻ sẽ giúp mẹ có thêm nhiều thông tin hữu ích về ăn dặm cho bé yêu nhà mình. Đừng quên theo dõi các bài viết của Monkey để bỏ túi nhiều thông tin hữu ích cho hành trình chăm sóc thiên thần nhỏ nhé!