Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 5-18 tháng đầy đủ và chuẩn nhất
Để lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 6 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo bảng thông tin dưới đây:
Nội Dung Chính
2. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 7 – 8 tháng
Nhiều bé ở độ tuổi này có thể nuốt thức ăn thành thục, ăn được thức ăn thô hơn trước. Mẹ hãy nấu mềm thức ăn, nghiền sơ để bé có thể dễ dàng nghiền nát thức ăn bằng lưỡi và nướu.
- Lượng sữa:
- Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
- Trẻ uống sữa công thức: 4 cữ/ngày (lượng sữa tùy theo nhu cầu của bé).
- Số bữa ăn/ngày: 2 bữa/ngày, sáng – chiều, lượng thức ăn tăng dần: cháo: 40 – 70g, rau: 25g, đạm: 10 – 15g.
- Lưu ý khi nấu cháo cho bé 7 – 8 tháng tuổi: Cháo trắng nấu theo tỷ lệ: 1 gạo : 7 nước hoặc 1 cơm : 3 nước hoặc cho bé ăn bún, miến, mì…
Ngoài các loại rau củ như trong thực đơn cho bé 5 – 6 tháng, bạn có thể thêm cà chua, nấm, bắp cải, rau cải, cải bó xôi, rau dền, mồng tơi… thái nhuyễn. Bé 7 – 8 tháng, bạn có thể cho bé ăn thịt nạc (heo, bò), cá thịt đỏ (hồi), gan. Bạn nên cho bé ăn từng ít một để xem bé có dị ứng với thức ăn nào hay không.
Đối với các loại trái cây, bạn nên cắt thành dạng dài để tập cho bé cầm, tự cắn ăn. Việc này giúp bé dần biết cách tự điều chỉnh cắn miếng trái cây như thế nào để có thể nhai, nuốt dễ dàng.
Để lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 – 8 tháng tuổi, mẹ có thể tham khảo bảng thông tin sau:
3. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 9 – 11 tháng tuổi
Khi được 9 – 11 tháng tuổi, nhiều bé đã bắt đầu biết cắn, nhai bằng nướu và dùng lưỡi đè nát thức ăn. Bạn có thể hầm mềm một số loại rau củ, rồi thái nhỏ để bé nhai, nuốt dễ dàng. Từ giai đoạn này trở đi, bạn có thể nêm gia vị vào thức ăn cho con.
- Lượng sữa:
- Trẻ bú mẹ: Cho bé bú theo nhu cầu.
- Trẻ uống sữa công thức: 3 cữ sữa (khoảng 500 – 600ml).
- Lượng thức ăn: 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều), lượng thức ăn/bữa: cháo 40 – 70g, đạm 15 – 20g (nếu cho ăn đậu phụ cần 40 – 50g), rau 25 – 30g.
- Lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé 9 – 11 tháng tuổi:
- Cháo đặc nấu theo tỷ lệ: 1 gạo : 5 nước hoặc 1 cơm : 2 nước.
- Các loại rau củ, quả được hấp/luộc chín, thái thanh dài hoặc nghiền sơ cho bé tập nhai.
- Thịt heo, thịt gà, thịt bò, tôm… hấp chín, xé sợi, giã nhỏ. Cá hấp chín, dằm nát. Ngoài ra, bạn có thể nấu chung thịt/cá cùng cháo của bé.
- Các loại trái cây nên thái thanh dài cỡ ngón tay út cho bé tự cầm ăn. Riêng nho bóc vỏ, chẻ đôi theo chiều dọc, tránh cho bé khỏi bị hóc. Cam, quýt, bưởi bóc vỏ, bỏ hạt, tách ra từng miếng nhỏ.
>>> Bạn có thể tham khảo: 4 cách làm bánh crepe sầu riêng ngon, đẹp, lạ khiến bé mê mẩn
Để lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 9 – 11 tháng, mẹ có thể tham khảo bảng thông tin sau:
4. Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé từ 12 – 18 tháng tuổi
Ở độ tuổi này, bé đã có nhiều răng hơn nên có thể nhai, nuốt thức ăn dễ dàng. Thức ăn của bé không cần nấu mềm như trước. Khi bé đã biết cầm nắm thức ăn thuần thục, bạn hãy cho bé dùng thìa tự xúc thức ăn. Việc này là nhằm giúp bé tự lập hơn và có thể tự ăn một mình.
Nếu đã cai sữa cho con (đối với trẻ bú mẹ), bạn cần cho bé bổ sung 2 cữ ăn phụ/ngày. Đối với những bé uống sữa công thức, bạn hãy tập cho bé uống sữa bằng ly để dễ dàng vệ sinh dụng cụ và bé nhanh chóng biết uống nước, sữa như người lớn.
- Lượng thức ăn: 3 bữa/ngày (sáng, trưa, chiều) cùng 2 bữa phụ.
- Cơm nát: 80 – 90g
- Đạm: Cá, tôm cua: 15 – 18g, lòng đỏ trứng: 2/3 quả, thịt lợn, thịt bò: 5 – 18g, đậu phụ: 50g
- Rau: 40 – 50g.
- Lưu ý khi chế biến thức ăn cho bé:
- Cơm nát nấu theo tỷ lệ 1 gạo : 2 nước hoặc 1 cơm : 1 nước.
- Đối với các loại rau củ quả như cà rốt, đậu que, ngô non… bạn hãy luộc/hấp rồi cắt khúc cho bé ăn.
- Các loại thịt như: thịt gà, thịt heo, thịt bò, tôm… thái miếng mỏng theo thớ ngang rồi chế biến cho bé dễ cắn. Bé ở giai đoạn này đã có thể ăn tôm (luộc/hấp chín, bóc vỏ để nguyên con), sò.
- Trái cây tráng miệng: Thái thành thanh dài hay miếng nhỏ cho bé tự cầm ăn.
Để lên thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 12 – 18 tháng, mẹ có thể tham khảo các gợi ý sau:
Mẹ cần chú ý gì khi chế biến thức ăn cho trẻ theo phương pháp ăn dặm kiểu Nhật?
- Bạn có thể dùng thìa để đong lượng thức ăn cho bé, 1 thìa cà phê tương đương với khoảng 5g hoặc 5ml thực phẩm.
- Vì lượng thức ăn dùng một lần cho bé là tương đối ít. Do đó, bạn hãy trữ đông nước dùng dashi, nước dùng gà hay nước hầm rau củ bằng cách dùng khay đá có nắp đậy trữ đông để dùng dần.
- Tỷ lệ gạo và nước để nấu cháo nêu trên là dùng với nồi cơm điện có chế độ nấu cháo. Nếu nấu bằng nồi thông thường, bạn phải tăng lượng nước lên cho thích hợp. Hãy ngâm gạo trước khi nấu từ 30 phút – 1 giờ để cháo nhanh mềm.
- Cháo để nguội, cho vào khay đá có nắp đậy trữ đông để dùng dần. Do đó, bạn nên nấu cháo nhiều hơn lượng cần dùng một chút để trừ hao.
>>> Bạn có thể tham khảo: Hỏi đáp Bác sĩ: Có nên xay cơm cho bé ăn dặm? Cho trẻ ăn cơm xay có tốt không?
Trong quá trình cho bé ăn dặm, bạn hãy chú ý đến tâm lý của bé yêu. Hãy tạo cho trẻ tâm lý thoải mái nhất, được chọn lựa món ăn mà trẻ thích. Bên cạnh đó, bạn cũng nên tránh ép trẻ ăn khiến trẻ trở nên sợ ăn. Nếu làm được như vậy, bạn sẽ tạo cho trẻ thói quen ăn uống tốt về sau.
Ngoài ra, bạn hãy tham khảo thêm bài viết “Phương pháp ăn dặm kiểu Nhật là gì? Cách cho bé ăn dặm kiểu Nhật” để hiểu rõ hơn về phương pháp ăn dặm này.