Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng theo tuần dễ áp dụng nhất

Khi bé lên 7 tháng tuổi nhu cầu dinh dưỡng cũng nhiều hơn. Việc cho bé ăn dặm vào thời điểm này cùng khác so với lúc bé được 6 tháng tuổi. Thời điểm này đa số các mẹ bỉm phải quay trở lại với công việc, nên việc lên thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi sao cho vừa đủ dinh dưỡng luôn khiến các mẹ đau đầu. Những gợi ý dưới đây sẽ là những gợi ý hữu ích dành cho tất cả các mẹ!

Tìm hiểu thêm: Thực đơn ăn dặm kiểu Nhật cho bé 7 tháng như thế nào?

Nhu cầu dinh dưỡng của các bé 7 tháng ra sao?

Để lên được thực đơn ăn dặm cho bé nhất là ở giai đoạn 7 tháng tuổi – thời điểm gần như bắt đầu bước vào cuộc chiến ăn dặm, các mẹ cần phải nắm được nhu cầu dinh dưỡng của các bé thời điểm này cần những gì và ở mức độ bao nhiêu?

  • Dinh dưỡng chính của bé vẫn là sữa nên việc ăn dặm vẫn chỉ là yếu tố phụ
  • Mỗi ngày các bé vẫn cần đáp ứng đủ tối thiểu từ 500 – 800ml sữa + 1 tới 2 bữa ăn dặm nhỏ
  • Hoa quả – những loại quả mềm và dễ tiêu như chuối hoặc xoài có thể bổ sung thêm chất xơ cho trẻ nhỏ rất tốt
  • Trong 1 bữa ăn dặm của bé cần chứa đầy đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng chính: đạm, tinh bột, béo và chất xơ.

    thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuanthuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan

Thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi theo tuần

Chắc hẳn rằng thời gian bé được 7 tháng khi mẹ cũng quay trở lại với guồng quay công việc thì việc dành nhiều thời gian nấu nướng cho bé ăn dặm cũng hạn chế hơn. Ngoài lượng sữa bú mẹ hoặc sữa công thức theo nhu cầu khoảng 800ml, các mẹ có thể tham khảo thực đơn 7 ngày dưới đây là các món cháo hoặc bột cho bé ăn đầy đủ chất dinh dưỡng như sau:

Ngày 1: Món cháo bí đỏ và tôm

Để việc nấu cháo cho bé nhanh chóng các mẹ có thể xay gạo vỡ như hạt gạo tấm hoặc để nhanh hơn chúng ta có thể xay trực tiếp gạo thành bột khô.

Nguyên liệu chuẩn bị:

– 20 gam bột gạo hoặc gạo

– Bí đỏ một miếng nhỏ to bằng cái thìa con

– Tôm 1 con bóc vỏ

Cách thực hiện:

– Ninh cháo thật nhừ và khuấy đều cho tới nhuyễn ra

– Luộc bí đỏ chín sau đó giữ lại nước luộc bí đỏ, tiến hành dẵm nhuyễn hoặc xay bí đỏ

– Tôm xay nhuyễn

– Cuối cùng đổ tôm xay và nước bí đỏ vào cháo khuấy đều khoảng 10p. Sau khi chín đổ nốt phần bí đỏ đã xay vào cháo cho bé. Bổ sung thêm 2 – 3 giọt dầu thực vật.

Vậy là chúng ta đã có được món cháo tôm bí đỏ thơm ngon cho bé!

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-1thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-1

Ngày 2: Cháo thịt và rau xanh 

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Rau xanh có thể là rau bina hoặc rau ngót, rau cải thảo…

– Thịt nạc đã xay nhuyễn

Cách thức hiện

– Thịt xào chín với dầu ăn để tăng thêm phần thơm ngon bạn có thể xào trước một xíu hành khô băm nhỏ rồi mới cho thịt vào.

– Rau cũng xay nhuyễn lọc lấy phần nước cốt xanh

– Cháo hoặc bột được đổ nước rau và thịt xào. Đun khoảng 5 – 10 phút sao cho hết mùi nồng của rau là bé có thể ăn được.

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-2thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-2

Ngày 3: Cháo thịt gà rau củ 

Nguyên liệu chuẩn bị:

– Một miếng thịt gà nhỏ khoảng 20g nên lựa chọn phần thị lườn thịt mềm và nhiều dinh dưỡng nhất

– Một số loại củ: cà rốt, củ rền đỏ hoặc củ cải trắng

– Bột gạo hoặc gạo

Cách thực hiện:

– Thịt gà hấp hoặc luộc chín sau đó xay nhuyễn

– Cà rốt hoặc các loại củ sau khi luộc chín vớt ra ráo nước

– Sử dụng nước luộc rau củ nấu với cháo hoặc bột tạo vị ngọt thanh cho bé

– Còn củ bạn nên xay nhuyễn khô khi nào bé ăn mới đổ lên trên bát cháo

– Thịt gà sẽ trộn vào với cháo đun khoảng 3 phút và 2 – 3 giọt dầu ăn.

Vậy là bát cháo thịt gà rau củ đã hoàn thiện cho bé. Thịt gà sẽ hơi xơ nên các mẹ có thể lưu ý nấu loãng hơn mọi khi tránh trường hợp bé khó ăn.

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-3thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-3

Ngày 4: Súp khoai lang và sữa 

Đây là món ăn dặm rất dễ thực hiện và rất tốt cho tiêu hóa của bé và rất ngon miệng thay đổi khẩu vị cho bé! Nguyên liệu đơn giản chỉ khoai lang và sữa mẹ hoặc sữa công thức.

Khoai lang hấp chín và mềm – bạn nên lựa chọn khoai lang nhật, hoặc khoai lang vàng để có vị ngọt tự nhiên. Sau khi đã hấp chín xay nhuyễn khoai lang thành dạng bột. Và mẹ đổ từ từ sữa sau đó khuấy đều lên cho tới khi thành dạng bột sền sệt là bé có thể ăn được.

Cách làm tương tự như vậy các mẹ có thể biến tấu món này thành nhiều món khác bằng nguyên liệu như bí đỏ, xoài chín….

Khoai lang và sữa rất dễ thực hiện và hương vị thơm ngon - 1Khoai lang và sữa rất dễ thực hiện và hương vị thơm ngon - 1

Ngày 5: Cháo sườn non rau củ

Bạn nên lựa chọn sườn non và không có xương –  bởi khi ninh ra mỡ sẽ khiến bé khó tiêu hơn.

Nguyên liệu:

– Sườn non 2 – 3 miếng nhỏ

– Ngô, cà rốt, đậu cô ve

– Gạo hoặc bột gạo

Cách thực hiện

– Ninh nhừ sườn thật chín và gỡ lấy thịt sau đó xay nhuyễn

– Rau củ cũng luộc chín và xay nhuyễn dạng bột

– Bột và cháo sau khi nấu chín sẽ đổ thịt sườn xay nhuyễn vào đun khoảng 3 phút

– Cuối cùng sau khi ăn bạn đổ bột rau củ lên và trộn cho bé!

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-4thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-4

Ngày 6: Cháo cá hồi khoai tây 

Nguyên liệu chuẩn bị

– Một miếng cá hồi nhỏ khoảng 20g

– Nửa củ khoai tây size vừa

– Gạo hoặc bột gạo

– Gừng và hành khô

Cách thực hiện

– Do cá hồi tanh nên bạn cần hấp chín với lát gừng to và băm thật nhuyễn

– Xào thơm hành khô lên và đảo đều cá hồi lên nhớ cho thêm 1 xíu dầu ăn nhé

– Khoai tây sau khi hấp chín sẽ nghiền nhỏ và đảo đều với cháo đã nấu chín

– Khi ăn mới đổ cá hồi lên trên cho bé ăn. Đây là món giàu dinh dưỡng nên bạn có thể cho bé ăn lặp lại trong tuần.

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-5thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-5

Ngày 7: Cháo trứng và cả rốt 

Vì trứng cũng có vị tanh nhất định nên bạn lưu ý không nên chọn những loại rau hoặc củ có vị nồng bé sẽ khó ăn.

Nguyên liệu chỉ bao gồm lòng đỏ 1 quả trứng và và cà rốt

Cháo nấu chín sẽ bỏ 1 quả lòng đỏ trứng đảo cho tới chín và cuối cùng đổ cà rốt đã được nghiền sau khi luộc chín.

thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-6thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-6

Một số nguyên tắc quan trọng khi cho trẻ 7 tháng tuổi ăn dặm

  • Nên cho bé ăn dặm vào buổi sáng và xế chiều và không nên cho bé ăn sau 7h tối bởi thời điểm này hệ tiêu hóa sẽ phải hoạt động quá nhiều, không được nghỉ ngơi sẽ dẫn tới hiện tượng không hấp thu được hết các chất dinh dưỡng từ thức ăn.
  • Đừng gò ép con – đây là một nguyên tắc cực quan trọng, bởi nếu bạn gò ép quá bé sẽ hình thành phản xạ sợ ăn, lâu dần sẽ là biếng ăn và chán ăn kéo dài. Đặc biệt một bữa ăn mẹ chỉ nên cho bé ăn tối đa từ 30 – 45 phút.
  • Thuận theo vị tự nhiên – đây là nguyên tắc mà gần như mẹ nào cũng biết tới. Các bé dưới 1 tuổi không cần thiết và không nên ăn gia vị như muối, đường… nên cho bé ăn vị tự nhiên của thức ăn.
  • Thức ăn không nên sử dụng nhiều từ thịt động vật. Chủ yếu vẫn là rau củ quả sẽ giúp cơ thể bé dễ hấp thu hơn.
  • Mẹ có thể linh động các kiểu ăn – như ăn dặm kiểu Nhật, kiểu truyền thống… đa dạng các loại thực phẩm, đa dạng bữa ăn cho bé thêm phần hứng thú cho bữa ăn.
  • Đề phòng bé hóc hay nôn trớ các mẹ nên xay thật nhuyễn thức ăn – dạng bột, cháo loãng.
  • Chuyển từ bột ngọt sang bột mặn từ từ, cách bữa ngọt, bữa mặn
  • Bổ sung dầu thực vật vào cháo của bé để thêm chất béo – dầu oliu, dầu gấc…

    thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-7thuc-don-an-dam-cho-be-7-thang-theo-tuan-7

Hy vọng rằng với thực đơn ăn dặm cho bé 7 tháng tuổi trên đây sẽ giúp các mẹ đỡ vất vả hơn trong việc nấu nướng cho bé. Thực đơn có thể luân phiên đổi lại trong tuần hoặc tháng giúp các mẹ có những gợi ý hữu ích mà vẫn đảm bảo dinh dưỡng cho con.

Xem thêm: Bột ăn dặm cho bé loại nào tốt?

Xem thêm: Ghế tập ăn dặm là gì? Vì sao nên mua cho các bé?