Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng tuổi mau lớn, tăng cân, đầy đủ chất

Mỗi phương pháp đều có những ưu và nhược điểm riêng theo đó, việc nên lựa chọn cách thức nào sẽ tùy thuộc vào nhu cầu và tình trạng riêng của mỗi gia đình.

Nhằm giúp mẹ có cái nhìn tổng quát, MarryBaby giới thiệu sơ lược về mỗi phương pháp ăn dặm cũng như thực đơn các món ăn kèm theo dành cho bé 6 tháng tuổi.

Khi nào nên tập ăn dặm cho bé?

Cha mẹ có thể cho bé tập ăn dặm khi bé được 4 – 6 tháng tuổi. Trước đó, sữa mẹ hay sữa công thức được xem là nguồn dinh dưỡng thiết yếu cho sự phát triển của con. Trẻ ở độ tuổi này, hệ tiêu hóa vẫn còn chưa phát triển hoàn thiện. Do đó, cha mẹ nên hạn chế cho trẻ dùng thức ăn đặc hoặc bất kỳ loại thức ăn dạng rắn nào khác.

Theo nhiều nghiên cứu đã công bố, bạn chỉ nên cho bé ăn dặm sau 6 tháng tuổi. Khi trẻ được 7 hoặc 8 tháng tuổi, trẻ có thể ăn nhiều loại thức ăn từ các nhóm thực phẩm khác nhau. Những thực phẩm này bao gồm ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh, thịt hoặc các loại protein khác, trái cây, rau, ngũ cốc, sữa chua và pho mát, v.v.

Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào?

Phụ nữ mới lần đầu làm mẹ thường rất băn khoăn với chế độ dinh dưỡng của trẻ ở từng giai đoạn. Vậy thì trẻ 6 tháng tuổi ăn dặm như thế nào?

Tại thời điểm này, mẹ nên cho bé ăn các thức ăn xay, nghiền nhuyễn. Có thể bắt đầu bằng bột ngũ cốc giàu sắt trộn với sữa mẹ hoặc sữa bột.

Khi bé đã bắt đầu quen với việc ăn các chất rắn, mẹ có thể tiếp tục với các loại trái cây và rau quả và thịt nạc.

  • Lượng thức ăn dặm: 1 bữa/ngày
  • Lượng sữa bột/sữa mẹ: Tùy theo nhu cầu của bé
  • Độ mềm của thực phẩm: Nghiền nhuyễn

Thứ tự các loại thực phẩm cho bé ăn:

  • Nhóm 1 Ngũ cốc (Bắt đầu từ cháo trắng nghiền thật nhỏ
  • Nhóm 2 Rau củ, quả (Cà rốt, khoai tây, khoai lang, bí đỏ, chuối, bơ)
  • Nhóm 3 Thịt lơn, thịt gà nạc

Thành phần dinh dưỡng khi xây dựng thực đơn ăn dặm 6 tháng tuổi

6 tháng tuổi là giai đoạn bé sẽ được bổ sung thêm chất dinh dưỡng từ thức ăn dặm. Mặc dù lúc này sữa vẫn là thực phẩm chiếm hơn ¾ tổng lượng thức ăn mỗi ngày.

Mẹ cần lưu ý thực phẩm trong thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng cần được cung cấp đủ 4 nhóm chất dinh dưỡng cần thiết là: Chất đạm, chất béo, bột đường, vitamin và khoáng chất nhằm cho bé một sự phát triển toàn diện về thể chất và trí não.

Ngoài ra, chất xơ cũng rất quan trọng, nó góp phần vào hỗ trợ hệ tiêu hóa khỏe mạnh. Mẹ có thể thực hiện phương pháp “tô màu bát bột” bằng cách thay đổi thành phần các loại rau củ có nhiều màu sắc như: màu xanh lá của rau, màu đỏ của cà chua, màu cam cà rốt, bí đỏ,…

Bé 6 tháng ăn dặm bao nhiêu bữa 1 ngày là đủ?

Trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào? Trẻ cần được cho ăn dặm ít nhất 3 – 4 lần nhưng bạn không nên cho trẻ ăn ngay từ thời điểm 6 tháng tuổi mà bắt đầu tăng dần từ khi bắt đầu ăn dặm lên đến 6 tháng tuổi.

Để phát triển tốt, trẻ bắt đầu ăn dặm vẫn cần được tiếp tục bú sữa mẹ hàng ngày ít nhất 3-4 lần và ăn từ 2 bữa bột cháo/ngày rồi tăng dần lên 3-4 bữa bột/ngày khi gần 1 tuổi.

thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng

Lưu ý là ngay từ khi tròn 6 tháng tuổi, trẻ cần ăn dặm và phải được ăn dặm đúng cách. Cụ thể là cần cho bé tập làm quen với thức ăn dần dần chứ không thể áp dụng một cách trực tiếp và thúc đẩy nhanh quá trình.

Vì mỗi trẻ có một cơ địa khác nhau. Thực phẩm này đối với bé này thì tốt nhưng đối với bé kia có thể khó hấp thụ. Mẹ nên lưu ý kĩ và thử lại với bé sau 1, 2 tuần nếu lần đầu bé không chịu ăn.

Như vậy, mẹ đã biết trẻ 6 tháng ăn dặm như thế nào. Giờ mẹ hãy cùng tìm hiểu thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng nhé.

Thực đơn ăn dặm cho bé 6 tháng theo kiểu truyền thống

Đây là phương pháp được nhiều mẹ Việt áp dụng nhất hiện nay.

1. Cách nấu ăn dặm truyền thống cho bé 6 tháng như thế nào?

Nghe đến 2 chữ “truyền thống” chắc hẳn mẹ đã biết phương pháp này đã có từ rất lâu đời.

Với cách chế biến các món ăn dặm truyền thống, mẹ sẽ nấu cháo trắng kết hợp chung với các loại thực phẩm như rau, củ, thịt, cá, tôm… Mọi thứ đều được làm nhuyễn bằng cách xay, tán hoặc ray.