Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi
Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu rõ để có thể xây dựng được thực đơn ăn dặm cho trẻ 1 tuổi giàu dinh dưỡng và hợp lý, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Nội Dung Chính
1. Quá trình phát triển của trẻ khi bước vào 1 tuổi
Trẻ khi ở giai đoạn 1 tuổi đã phát triển khá nhiều kỹ năng. Trẻ có thể phản ứng một cách thích thú với những câu chuyện của mẹ hoặc anh em trong nhà kể, một vài trẻ có thể đứng lên và bắt đầu tập bám vào tường hoặc các đồ vật tương tự để có thể đi dò dẫm trong nhà. Trẻ khi được 1 tuổi sẽ có cân nặng trung bình khoảng 10 đến 12 kg cho bé trai và 9 đến 12 kg đối với bé gái.
Ở giai đoạn này trẻ cũng bắt đầu biết học hỏi cũng như khám phá thế giới xung quanh mình. Đồng thời các kỹ năng cầm, nắm, nhìn của trẻ cũng đang phát triển rất rõ rệt.
Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi cũng sẽ khiến cho trẻ cảm thấy thích thú hơn mỗi ngày. Chính vì vậy, cha mẹ hãy thường xuyên tham khảo những thực đơn dành cho trẻ ở độ tuổi này nhằm đa dạng bữa ăn cũng như thu hút trẻ cùng thực hiện bữa ăn được tốt nhất.
2. Chế độ dinh dưỡng khuyến nghị cho trẻ 1 tuổi
Đối với trẻ 1 tuổi thì trong các bữa ăn hàng ngày cần đảm bảo đủ 4 nhóm thực phẩm như:
- Cháo có thể sử dụng gạo vỡ hoặc cơm nhão. Trẻ ở độ tuổi này nên được ăn thức ăn thô để trẻ có thể phát triển khả năng nhai của hàm cũng như răng
- Trẻ nên được sử dụng đa dạng trái cây, sữa chua và một số loại bánh ăn dặm có dạng cứng
- Các loại thực phẩm mềm như tôm, thịt gà thì có thể để miếng nhỏ cho trẻ dễ thực hiện nhai.
- Sữa tươi hay các sản phẩm được chế biến từ sữa như sữa chua, phô mai… rất cần cho sự phát triển của trẻ ở giai đoạn này.
3. Thành phần các chất dinh dưỡng cho bữa ăn của trẻ 1 tuổi
Nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của trẻ khi 1 tuổi bắt đầu tăng cao hơn so với thời kỳ trước. Lúc này trẻ cần cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng để đáp ứng sự phát triển quan trọng về trí tuệ và thể chất, cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động của trẻ trong một ngày.
Cha mẹ nên lựa chọn thực phẩm để chế biến thực đơn ăn dặm bé 1 tuổi bao gồm 4 nhóm dinh dưỡng:
- Nhóm chất dinh dưỡng cung cấp carbohydrate hay chất bột đường bao gồm các loại thực phẩm như ngũ cốc, khoai, củ mì… giúp cung cấp năng lượng và chất xơ cần thiết cho trẻ
- Nhóm chất dinh dưỡng cung cấp chất béo bao gồm dầu ăn, mỡ động vật, bơ, phô mai… giúp cung cấp năng lượng ở dạng đậm đặc nhất. Chất béo giúp cơ thể bé có làn da tốt, đồng thời giúp hấp thu vitamin tan trong dầu tốt, phát triển tế bào não và hệ thần kinh
- Nhóm chất dinh dưỡng cung cấp protein bao gồm thịt, cá, trứng, tôm, cua, lươn, ếch… nhằm giúp xây dựng cơ thể và tổng hợp kháng thể bảo vệ cơ thể
- Nhóm chất dinh dưỡng cung cấp vitamin và chất khoáng bao gồm các loại thực phẩm giàu như rau xanh, quả chín… giúp điều hoà các hoạt động của cơ thể trẻ, đặc biệt giàu chất xơ chống táo bón.
Số lượng của thực phẩm khi lên thực đơn cho trẻ 1 tuổi thường được sử dụng bao gồm: 100 đến 150 gam tinh bột (gạo); 100 đến 200 gam thịt hoặc cá, tôm; 50 đến 100 gam rau xanh; 150 đến 200 gam trái cây chín; 20 đến 30 gam dầu mỡ; 600 đến 800 ml sữa mỗi ngày, có thể là sữa mẹ hoặc sữa công thức theo đúng nhu cầu khuyến nghị.
Tùy vào nhu cầu của trẻ có thể thay đổi lượng thức ăn tăng hoặc giảm. Tuy nhiên, cha mẹ không nên bắt trẻ ăn quá nhiều chỉ vì muốn trẻ tăng cân trong khi trẻ đã no và có dấu hiệu không muốn ăn nữa.
Số lượng bữa ăn sử dụng cho trẻ 1 tuổi có thể được thực hiện 3 bữa chính mỗi ngày và các bữa phụ tùy theo nhu cầu của mỗi bé. Nhưng ngoài các bữa ăn chính sáng, trưa tối thì đối với các bữa ăn phụ các cha mẹ nên chia theo khung giờ như 9 giờ sáng, 2 giờ chiều, 4 giờ chiều hay 9 giờ tối.
Có thể việc xây dựng được thực đơn ăn dặm cho bé 12 tháng tuổi hay một kế hoạch ăn uống hợp lý và khoa học sẽ khiến cha mẹ gặp khó khăn. Tuy nhiên, cha mẹ cũng nên kiên nhẫn thực hiện bởi vì nếu không trẻ có thể gặp phải một số tình trạng ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như sự phát triển như còi xương, suy dinh dưỡng… và những điều này đều ảnh hưởng đến sự phát triển về trí tuệ, thể chất của trẻ sau này.
4. Gợi ý một số thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi
- Cháo ếch: Thành phần thực phẩm bao gồm ếch, gạo nếp, gạo tẻ, gia vị, nước dashi rau củ, cà rốt, hành tím, hành tươi, rau mùi… Để thực hiện món ăn này cha mẹ hãy sơ chế các nguyên liệu sau đó thái hạt lựu cho cà rốt, thêm nước dashi và gạo vào nồi nấu nhừ thành cháo. Ếch sau khi rửa sạch sẽ thái miếng vừa ăn và ướp với hạt nêm khoảng 20 phút. Hành tím được phi thơm và cho ếch vào xào tới khi chín. Múc cháo ra bát và cho thịt ếch lên trên cùng với hành tươi và rau mùi.
- Cháo hạt sen: Thành phần thực phẩm bao gồm 20 gam bột gạo, 20 gam hạt sen, 20 gam thịt lợn, thìa dầu ăn, 250 ml nước. Hạt sen sẽ được ngâm, rửa sạch và luộc chín sau đó mang đi xay nhuyễn. Thịt lợn cũng được xay nhuyễn. Cho hạt sen cùng với 250 ml nước vào nồi đun nhừ. Thịt thì phì hành tím thơm và xào thịt đến chín. Hỗn hợp hạt sen đun nhừ cho bột gạo và khuấy đều để có cháo. Múc cháo ra bát cùng với thịt xào và rau thơm.
- Cháo tôm, rau mồng tơi: Thành phần thực phẩm bao gồm tôm, hành lá, rau mồng tơi, dầu ăn. Bắt đầu thực hiện sẽ sơ chế toàn bộ nguyên liệu, tôm sẽ được bóc vỏ và rửa sạch để ráo nước, sau đó băm nhỏ tôm cùng với hành và một chút gia vị, mồng tơi rửa sạch và băm nhỏ. Nấu cháo trắng. Sau đó cho tôm và rau mồng tơi nấu chín, và thêm gia vị.
- Cháo óc heo rau ngót: Thành phần thực phẩm bao gồm rau ngót, óc heo, gạo và gia vị… Óc heo được sơ chế làm sạch, và mang đi hầm cách thuỷ. Khi óc heo chín thì lấy thìa tán nhuyễn. Rau ngót rửa sạch, rồi băm nhỏ hoặc xay nhuyễn. Nấu cháo trắng, sau đó cho óc heo và rau ngót vào đun chín và thêm gia vị. Món ăn này khá bổ cho trẻ để phát triển trí não. Tuy nhiên, không phải vì vậy mà cha mẹ cho trẻ ăn quá nhiều.
5. Thực đơn ăn dặm chỉ huy và thực đơn ăn dặm truyền thống
Mặc dù trẻ ở tuổi này đã có răng nhưng cha mẹ vẫn lưu ý cắt từng loại củ quả và làm đồ ăn với kích thước vừa phải trong thực đơn ăn dặm bé 1 tuổi nhằm giúp trẻ có thể dễ dàng cầm nắm hoặc không bị hóc khi tự ăn. Loại thực đơn ăn dặm chỉ huy này sẽ giúp trẻ có nhiều cảm nhận hơn về món ăn cũng như đồ ăn mà trẻ sử dụng. Có thể giúp trẻ có nhiều hứng thú với bữa ăn hơn
Một loại thực đơn khác mà cha mẹ cũng thường áp dụng cho trẻ ăn dặm ở độ tuổi này thực đơn ăn dặm truyền thống. Loại thực đơn này sẽ được cha mẹ thực hiện bằng các món cháo và những thực đơn này cũng được đa dạng hoá nhiều loại thực phẩm giúp kích thích trẻ ăn tốt hơn.
Tóm lại, nhu cầu dinh dưỡng khuyến nghị của trẻ khi 1 tuổi bắt đầu tăng cao hơn so với thời kỳ trước. Lúc này trẻ cần cung cấp đủ vi chất dinh dưỡng để đáp ứng sự phát triển quan trọng về trí tuệ và thể chất, cung cấp đủ năng lượng cho hoạt động của trẻ trong một ngày. Thực đơn ăn dặm cho bé 1 tuổi có vai trò rất quan trọng trong sự phát triển thể chất và trí tuệ. Do đó, cha mẹ cần tìm hiểu rõ để có thể xây dựng được thực đơn ăn dặm cho trẻ 1 tuổi giàu dinh dưỡng và hợp lý, giúp trẻ phát triển toàn diện.
Ngoài chế độ ăn dặm hợp lý, bé cần bổ sung thêm các vi chất cần thiết như: Kẽm, selen, Crom, Vitamin B1 và B6, Gừng, chiết xuất quả sơ ri (vitamin C),… để cải thiện vị giác, ăn ngon, đạt chiều cao và cân nặng đúng chuẩn và vượt chuẩn, hệ miễn dịch tốt, tăng cường đề kháng để ít ốm vặt cũng như ít gặp các vấn đề tiêu hóa.
Việc cải thiện triệu chứng có thể diễn ra trong thời gian dài nên khuyến cáo cha mẹ cần bình tĩnh và kiên trì khi bổ sung chất cho bé kể cả qua đường ăn uống hay các thực phẩm chức năng. Đặc biệt việc dùng thực phẩm chức năng nên chọn các loại có nguồn gốc tự nhiên dễ hấp thụ, không cho còn dùng đồng thời nhiều loại hoặc thay đổi liên tục các loại thực phẩm chức năng.
Để có thêm kiến thức về việc chăm sóc trẻ theo từng độ tuổi, bạn hãy thường xuyên truy cập website vinmec.com và đặt hẹn với các bác sĩ, chuyên gia Nhi – Dinh dưỡng khi cần tư vấn nhé.