Thủ tục và bài cúng cất nóc nhà chi tiết

Lễ cúng cất nóc làm nhà vốn là một trong những nghi lễ quan trọng khi xây dựng nhà cửa. Văn hóa này đã có từ hàng trăm năm nay và được truyền qua nhiều thế hệ. Tuy nhiên, vì cả đời người chỉ có 1-2 lần thực hiện công việc trọng đại này nên nhiều người không nắm rõ cúng cất nóc nhà cần phải thực hiện những công việc cụ thể như nào. Dưới đây là những thông tin mà Demaster Land đã tổng hợp về việc chuẩn bị lễ, bài cúng cất nóc nhà.

Lễ cúng cất nóc nhà là gì?

Lễ cất nóc nhà được tiến hành khi gia chủ đã hoàn tất các hạng mục xây dựng, ngoại trừ nóc nhà. Lễ cất nóc được hiểu đơn giản là ngày lợp mái cho ngôi nhà đó. Nghi lễ này có tầm quan trọng không hề kém cạnh với làm lễ đổ móng nhà.

Dù ngôi nhà được xây dựng với quy mô nhỏ hay lớn đều không thể bỏ qua nghi lễ cất nóc. Thông thường, mỗi công trình xây dựng nhà ở chỉ làm lễ cất nóc một lần. Tuy nhiên, nghi lễ này lại có ý nghĩa vô cùng to lớn.

Về vấn đề tâm linh, lễ cất nóc có ý nghĩa để thông báo với bậc thần linh của ngôi nhà rằng sắp hoàn thành công trình. Đây vốn là nghi lễ lâu đời và được thực hiện theo phong tục tập quán của mỗi vùng miền.

Tiếp đến, lễ cất nóc còn thể hiện sự thành kính, lòng coi trọng của gia chủ với các bậc thần linh đang cai quản khu vực xây dựng đó. Thần linh sẽ phù hộ cho mọi người sinh sống tại đây gặp nhiều may mắn, hanh thông, thuận lợi. Tuỳ vào điều kiện và niềm tin tín ngưỡng, mỗi gia chủ sẽ chuẩn bị lễ vật, thực hiện nghi thức khác nhau.

Cúng cất nóc là nghi lễ quan trọng không thể bỏ quaCúng cất nóc là nghi lễ quan trọng không thể bỏ qua

Cất nóc nhà có phải cúng không?

Với những người chưa có nhiều kinh nghiệm trong vấn đề này, họ băn khoăn với câu hỏi cất nóc, đổ mái có phải cúng không” Câu trả lời là CÓ. Lễ cúng được thực hiện cả đổ mái nhà tầng 1, tầng 2… cho đến tầng cao nhất của ngôi nhà và khi hoàn thành xây dựng, tiến hành lợp mái.

Không chỉ các công trình nhà ở bình dân, mà ngay cả các tòa nhà chung cư, khu nghỉ dưỡng cũng thực hiện nghi lễ này. Các chủ đầu tư thực hiện các bài cúng, văn khấn vào những ngày đổ bê tông sàn để mong quá trình thi công diễn ra tốt đẹp, khách hàng sinh sống ở đây sau này đềuphát tài lộc. Do vậy, đổ sàn tòa nhà hay nhà ở bình thường đều thực hiện cúng.

Trong văn hóa tâm linh của người Việt, nghi lễ này đã đi sâu vào đời sống, trải qua rất nhiều thế hệ nó vẫn được giữ gìn và thay đổi dần theo thời gian. Dù thời thế thay đổi, nhiều nghi lễ trong quá trình làm nhà ở đã bị cắt bỏ dần và không còn được tổ chức. Thế nhưng lễ đổ mái, cất nóc nhà vẫn là một việc bắt buộc. Nó sẽ đánh dấu “cột mốc” quan trọng trong việc hoàn thiện công trình xây dựng.

Vậy cúng cất nóc ở đầu, lễ cúng cất nóc nhà gồm những gì, bài khấn cúng cất nóc nhà như nào…? Bạn có thể tham khảo những thông tin tiếp theo của bài viết này.

Tất cả các công trình xây dựng đều cần cúng cất nócTất cả các công trình xây dựng đều cần cúng cất nóc

>>>> Hướng dẫn thủ tục làm lễ nhập trạch nhà chung cư rước tài lộc

Chuẩn bị lễ cúng cất nóc nhà gồm những gì?

Lựa chọn ngày đẹp

Khi làm lễ cất nóc nhà bạn cần lưu ý chọn ngày và giờ đẹp. Để chọn đúng ngày đẹp thực hiện nghi lễ cần dựa vào nhiều yếu tố khác nhau. Bao gồm tuổi, năm xây nhà, vận mệnh của gia chủ và hướng xây nhà. Những yếu tố trên hội tụ lại mới có thể thu hút vận khí tốt, mọi sự suôn sẻ cho gia chủ.

Ngày làm lễ nên tránh các ngày Sát chủ, Tam nương, Nguyệt kỵ, Thụ tử và Dương công kỵ. Những ngày cực kỳ xấu, không tốt để làm bất cứ công việc trọng đại nào. Nếu không biết rõ, bạn có thể nhờ thầy chùa hoặc thầy phong thuỷ xem giúp ngày đẹp. Ngoài ra, nếu gia chủ không tìm được ngày đẹp để làm lễ thì hãy nhờ tuổi người thân hợp mệnh gia chủ, hợp năm dựng nhà để thực hiện thay.

Thời tiết chính là yếu tố quan trọng khi thực hiện nghi thức này mà gia chủ cần quan tâm. Dù ngày đẹp, hợp phong thuỷ thì bạn cũng không thể cất mái nhà trong điều kiện thời tiết mưa gió, bão bùng được.

Mâm cúng cất nóc

Chuẩn bị mâm cúng cất nóc theo văn hóa từng nơiChuẩn bị mâm cúng cất nóc theo văn hóa từng nơi

Nhìn chung, tuỳ vào điều kiện kinh tế, văn hóa vùng miền cũng như lòng thành của gia chủ, mỗi nơi sẽ có cách chuẩn bị mâm lễ cất nóc khác nhau. Một mâm lễ cất nóc nhà phải được thực hiện chỉn chu, đầy đủ, bao gồm

  • 1 bát gạo, 1 bát nước, 1 đĩa muối, 1 đĩa xôi và 1 con gà
  • Rượu trắng, nước sạch, chè khô và thuốc lá
  • 5 lá trầu, 5 quả cau, 5 chiếc oản đỏ, 5 lễ vàng tiền
  • 1 bộ quần áo Quan Thần Linh, 1 bộ đinh vàng hoa, kiếm trắng, mũ
  • 9 bông hoa hồng đỏ

Lưu ý: Gà luộc bạn có thể thay thế bằng thịt vai heo luộc hoặc cả heo quay. Có thể sử dụng bánh trưng thay cho sôi. Đồ cúng cất nóc nhà hoàn toàn là đồ mới, không sử dụng lại. Ngoài ra, có thể bổ sung thêm các lễ vật khác tùy tín ngưỡng mỗi vùng miền.

>>> Văn khấn chuyển sang nhà mới

>>> “Đón lộc” với cây phong thủy dành cho người mệnh thủy

Chọn người cúng

Chọn người phù hợp để cúng cất nócChọn người phù hợp để cúng cất nóc

Chọn người thực hiện cúng cất nóc nhà vô cùng quan trọng. Không phải ai cũng có thể làm lễ cúng cất nóc. Theo đó, người thực hiện sẽ là chính gia chủ hoặc là chủ đầu tư của dự án. Hay người hợp tuổi phong thuỷ với gia chủ, chủ dự án hay năm dựng nhà. Lưu ý, những người kỵ tuổi thì không thể thực hiện việc cúng cất nóc. Nếu cố tình thực hiện thì mang đến những điều xui xẻo, tai hoạ cho gia chủ. Tốt nhất, gia chủ nên nhờ thầy xem ngày lành tháng tốt để thực hiện nghi lễ quan trọng này.

Bài cúng cất nóc nhà

Các bài văn khấn cho lễ cúng cất nóc nhà sẽ được gia chủ hoặc thầy cúng chuẩn bị. Tuy nhiên, để thể hiện lòng thành tâm, gia chủ hãy chuẩn bị bài khấn.

Bài cúng cất nóc nhàBài cúng cất nócBài cúng cất nóc nhàBài cúng cất nóc

Một số lưu ý khi thực hiện bài cúng cất nóc nhà

Bài văn cúng cất nóc nhà cần phải được chuẩn bị trước. Vì trong bài khấn có thông tin của gia chủ để báo cáo thần linh xác nhận. Vậy nên, thông tin này cần chính xác. Dù bạn là người trực tiếp thực hiện hay nhờ thầy cúng thì vấn đề này cần chuẩn bị chu đáo.

Không có nhiều người nhớ được bài khấn cúng cất nóc nhà vì không thường xuyên sử dụng. Nếu gia chủ cảm thấy bài cúng này dài và không thể nhớ thì có thể viết ra hoặc in bài văn văn cúng cất nóc nhà ra giấy rồi đọc.

Cũng tương tự nhưkhi đọc các bài văn khấn khác, khi đọc bài bài cúng cất nóc nhà, bạn không nên đọc quá to thành tiếng mà chỉ nên đọc lầm rầm vừa đủ cho chính mình nghe. Tốc độ đọc bài cúng cất nóc nhà cũng không nên quá nhanh hoặc quá chậm, đọc vừa phải theo thói quen bình thường

Hi vọng với bài khấn cúng cất nóc của Demaster Land đã cung cấp cho các bạn kiến thức phong thủy BDS, giúp gia chủ giải đáp được những thắc mắc liên quan đến việc sắm lễ cúng cất nóc nhà, nội dung của bài khấn và các thông tin quan trọng khác.