Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới theo Luật doanh nghiệp 2020
Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới theo Luật doanh nghiệp 2020
Thành lập doanh nghiệp mới là bước đầu tiên, “khai sinh” doanh nghiệp trên thương trường. Để thành lập doanh nghiệp, quý khách hàng sẽ lựa chọn loại hình, dự kiến ngành nghề kinh doanh, tên công ty,… Sau khi nhận được giấy chứng nhận, doanh nghiệp sẽ thực hiện nhiều thủ tục khác liên quan đến các cơ quan như thuế, ngân hàng,…
Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới theo Luật doanh nghiệp 2020
Để thành lập doanh nghiệp mới, bạn sẽ thực hiện các bước sau:
✜ Bước 1: Lựa chọn loại hình doanh nghiệp
Hiện nay có rất cả 5 loại hình doanh nghiệp, bao gồm: Doanh nghiệp tư nhân; Công ty hợp danh; Công ty TNHH một thành viên; Công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty cổ phần. Mỗi loại hình sẽ có ưu điểm, khuyết điểm và điều kiện thành lập khác nhau. Dựa vào các đặc điểm này cùng số lượng thành viên của công ty mà lựa chọn loại hình phù hợp.
✜ Bước 2: Chuẩn bị hồ sơ thành lập công ty
Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới theo Luật doanh nghiệp 2020
Sau khi lựa chọn được loại hình doanh nghiệp để thành lập, các cá nhân, tổ chức cần xác định tên công ty, nơi đặt trụ sở chính, vốn điều lệ, ngành nghề kinh doanh. Tiếp đó chuẩn bị hồ sơ sau:
– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
– Bản sao chứng thực Chứng minh nhân dân, Căn cước công dân hoặc Hộ chiếu còn thời hạn của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty;
– Dự thảo Điều lệ công ty phù hợp với loại hình dự định thành lập.
Hồ sơ nộp tại Phòng Đăng ký kinh doanh – Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh nơi đặt trụ sở chính của công ty.
✜ Bước 3: Khắc dấu
Mang một bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đến cơ sở có chức năng khắc dấu để thực hiện việc làm con dấu pháp nhân cho công ty. Sau khi nhận con dấu, doanh nghiệp cần làm thủ tục thông báo mẫu dấu lên cơ quan đăng ký kinh doanh.
Thủ tục sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi nhận được Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, doanh nghiệp mới thành lập cần tiến hành các thủ tục sau:
✎ Đăng bố cáo thành lập.
✎ Treo bảng hiệu công ty tại địa chỉ trụ sở đã đăng ký.
✎ Tiến hành đăng ký khai thuế ban đầu với cơ quan thuế quản lý trong thời hạn quy định.
✎ Tiến hành đăng ký kê khai thuế qua mạng điện tử thông qua dịch vụ chữ ký số, “Từ ngày 01 tháng 7 năm 2013 tất cả các doanh nghiệp trong cả nước phải kê khai, nộp tờ khai thuế qua mạng, nội dung này được quy định trong Luật số 21/2012/QH13 về việc sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Quản lý thuế”.
✎ Nộp tờ khai thuế môn bài và nộp lệ phí môn bài ( Mẫu số 01/MBAI theo Nghị định 139/2016/NĐ-CP).
✎ Nộp thông báo áp dụng phương pháp tính thuế GTGT (theo Mẫu số 06/GTGT ban hành kèm theo Thông tư số 156/2013/TT-BTC ngày 06/11/2013 của Bộ Tài Chính).
✎ Làm thủ tục mua, đặt in, tự in hóa đơn theo Thông tư 39/2014/TT-BTC hóa đơn chứng từ có hiệu lực từ 01/06/2014. Kể từ ngày 1/9/2014 các doanh nghiệp mới thành lập sẽ được đăng ký phương pháp tính thuế GTGT theo phương pháp khấu trừ và được đặt in hóa đơn GTGT sử dụng.
✎ Chuẩn bị đầy đủ các điều kiện kinh doanh đối với những ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
Một số câu hỏi liên quan đến thủ tục thành lập doanh nghiệp mới
Một số câu hỏi từ khách hàng liên quan đến việc thủ tục thành lập doanh nghiệp mới bao gồm:
☑ Thành lập doanh nghiệp có cần bằng cấp không?
Pháp luật chỉ quy định một số ngành nghề yêu cầu chủ doanh nghiệp, người đại diện theo pháp luật phải đáp ứng điều kiện và chứng chỉ, bằng cấp nhất định như: dịch vụ kế toán, phòng khám, bệnh viện, văn phòng luật sư,…Còn lại, hầu hết các ngành nghề trong mã ngành kinh tế quốc dân không yêu cầu người thành lập công ty phải có bằng cấp.
☑ Có thể khắc nhiều con dấu tròn không?
Theo quy định của Luật Doanh nghiệp 2020 thì công ty có quyền khắc nhiều con dấu. Tuy nhiên, các con dấu phải thống nhất về hình thức và trên con dấu phải có thông tin tên công ty và mã số doanh nghiệp.
☑ Hồ sơ thành lập công ty cần bản công chứng hay phô tô thẻ căn cước công dân?
Hồ sơ thành lập phải có bản công chứng căn cước công dân/ chứng minh thư nhân dân/hộ chiếu của các thành viên, cổ đông sáng lập công ty, người đại diện theo pháp luật công ty (nếu không đồng thời là thành viên, cổ đông công ty).
☑ Thành lập công ty năm 2021 có được miễn thuế môn bài hay không?
Quý khách hàng thành lập công ty trong năm 2021 sẽ được miễn thuế môn bài cho năm 2021. Công ty sẽ phải kê khai tờ khai thuế môn bài và nộp thuế môn bài cho năm 2022 trước ngày 30/01/2022.
☑ Mức thuế môn bài áp dụng như thế nào?
Sau năm đầu thành lập công ty phải nộp thuế môn bài cố định theo mức vốn điều lệ công ty đăng ký. Cụ thể:
- Vốn điều lệ trên 10 tỷ đồng nộp thuế môn bài 3.000.000 đồng/năm;
- Vốn điều lệ từ 10 tỷ đồng trở xuống nộp thuế môn bài 2.000.000 đồng/năm;
- Chi nhánh, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác nộp thuế môn bài 1.000.000 đồng/năm.
Bạn muốn hiểu rõ hơn về Thủ tục thành lập doanh nghiệp mới theo Luật doanh nghiệp 2020 trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với Đăng ký kinh doanh nhanh:
Gọi ngay: 0794.80.8888