Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất nhanh, dễ dàng

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất nhanh, dễ dàng

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất như thế nào? Có những điều kiện và Ưu đãi  gì? Tất cả sẽ được Pham Do Law hướng dẫn trong bài viết dưới đây. 

Cơ sở pháp lý

  • Luật Doanh nghiệp 2020;
  • Luật Đầu tư 2020
  • Luật Thuế Thu nhập doanh nghiệp 2020
  • Luật Thuế xuất, thuế nhập khẩu 2016
  • Luật Thuế Giá trị gia tăng 2008
  • Nghị định 218/2013/NĐ-CP
  • Nghị định 82/2018/NĐ-CP
  • Nghị định 35/2022/NĐ-CP

Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Bước 1: Xin phê duyệt dự án đầu tư (nếu cần)

  • Ủy ban nhân dân cấp tỉnh;
  • Chính phủ;
  • Quốc hội.

Doanh nghiệp nộp hồ sơ xin đầu tư đến cơ quan nhà nước có thẩm quyền để được giải quyết.

Tùy vào mức độ, quy mô của dự án, thời gian phê duyệt/phản hồi của nhà nước sẽ khác nhau.

Bước 2: Xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư gồm có:

  1. Đơn đề nghị;
  2. Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý;
  3. Tài liệu chứng minh năng lực của chủ đầu tư;
  4. Đề xuất dự án đầu tư;
  5. Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất; hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư. (Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất; cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);
  6. Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư.  Đối với dự án thuộc diện thẩm định; lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  7. Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  8. Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư; yêu cầu về điều kiện; năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Lưu ý:  Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động; nhà đầu tư nộp hồ sơ theo theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

giấy chứng nhận đầu tưgiấy chứng nhận đầu tư

Bước 3: Xin cấp giấy phép thành lập doanh nghiệp khu chế xuất

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp khu chế xuất như sau:

  1. Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
  2. Điều lệ công ty;
  3. Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài. Danh sách người đại diện theo ủy quyền (nếu có);
  4. Bản sao các giấy tờ sau đây:
    • Thẻ căn cước công dân,
    • Giấy chứng minh nhân dân,
    • Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;
  5. Quyết định thành lập; Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền.
  6. Thẻ căn cước công dân; Giấy chứng minh nhân dân; Hộ chiếu; chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức;
  7. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài; thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp; hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;
  8. Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

Thời hạn giải quyết thủ tục

  • Trong vòng 15 ngày; kể từ ngày hồ sơ hợp lệ; sẽ cấp giấy chứng nhận đầu tư cho doanh nghiệp.
  • Trong thời hạn 03 ngày làm việc; kể từ ngày hồ sơ hợp lệ; sẽ được cấp giấy phép doanh nghiệp.

Điều kiện thành lập doanh nghiệp chế xuất

Doanh nghiệp chế xuất thành lập phải đáp ứng điều kiện của 01 doanh nghiệp thông thường.

Theo đó, những điều kiện cơ bản đó là:

Điều kiện chủ thể thành lập doanh nghiệp

Mọi cá nhân, tổ chức đều có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp.

Ngoại trừ, các chủ thể bị cấm quy định tại khoản 12 Điều 7 Luật Doanh nghiệp 2020.

Điều kiện về ngành nghề kinh doanh

Doanh nghiệp được kinh doanh các ngành nghề không bị pháp luật cấm. Chỉ được kinh doanh những ngành nghề đã được đăng ký.

Ngành nghề kinh doanh có điều kiện, doanh nghiệp phải đáp ứng thêm các điều kiện theo luật định.

Điều kiện về vốn

Đối với ngành nghề kinh doanh có điều kiện. Doanh nghiệp phải đáp ứng vốn tối thiểu mà pháp luật quy định.

Đặt tên doanh nghiệp

Tên doanh nghiệp: loại hình doanh nghiệp + tên riêng

Tên phải đáp ứng các quy định của pháp luật. Đồng thời, tên đã được cơ quan nhà nước chấp thuận cho doanh nghiệp.

Điều kiện về trụ sở chính

Trụ sở chính của doanh nghiệp là địa điểm liên lạc của doanh nghiệp.

Tại địa chỉ doanh nghiệp phải đặt biển hiệu công ty. Biển hiệu phải đặt theo đúng quy định pháp luật.

Ngoài những điều kiện cơ bản trên, doanh nghiệp chế xuất còn có điều kiện riêng là:

  • Chỉ có loại hình hoạt động sản xuất mới được thành lập doanh nghiệp chế xuất;
  • Có hàng rào, lối đi riêng để ngăn cách với doanh nghiệp thông thường;
  • Hàng hóa sản xuất sẽ được xuất khẩu 100%;
  • Đảm bảo sự giám sát của Hải quan và cơ quan chức năng;
  • Hải quan đồng ý cho phép thành lập doanh nghiệp chế xuất.

Hồ sơ thành lập doanh nghiệp chế xuất

Thành lập DNCX đồng thời thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư (GCNĐKĐT)

Theo quy định điểm a khoản 1 Điều 26 NĐ 35/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ gồm:

1. Bản cam kết

Bản cam kết này thể hiện đáp ứng được các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.

2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

2.1 Xin chấp thuận đầu tư.

Công ty cần thực hiện thủ tục phê duyệt được đầu tư tại Việt Nam. Tùy vào ngành, nghề, dự án mà hồ sơ và cơ quan giải quyết khác nhau.

Để được tư vấn kỹ càng về các hồ sơ để xin phê duyệt dự án; khách hàng liên hệ Pham Do Law để được tư vấn chính xác nhất.

2.2 Đối với thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Hồ sơ gồm có:

  • Đơn đề nghị;
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý;
  • Tài liệu chứng minh năng lực của chủ đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất; hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư. (Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất; cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư.  Đối với dự án thuộc diện thẩm định; lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư; yêu cầu về điều kiện; năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Lưu ý:  Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động; nhà đầu tư nộp hồ sơ theo theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

Trong đó; đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư; từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Thành lập DNCX không đồng thời với thực hiện thủ tục cấp GCNĐKĐT

Theo quy định điểm b khoản 1 Điều 26 NĐ 35/2022/NĐ-CP quy định hồ sơ gồm:

  1. Tài liệu về dự án đầu tư theo pháp luật đầu tư.
  2. Bản cam kết

Bản cam kết này thể hiện đáp ứng được các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.

Dự án đầu tư không thuộc diện chấp thuận chủ trương đầu tư

1. Bản cam kết

Bản cam kết này thể hiện đáp ứng được các điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan.

2. Hồ sơ xin cấp giấy chứng nhận đầu tư

  • Đơn đề nghị;
  • Tài liệu chứng minh tư cách pháp lý;
  • Tài liệu chứng minh năng lực của chủ đầu tư;
  • Đề xuất dự án đầu tư;
  • Bản sao giấy tờ về quyền sử dụng đất; hoặc tài liệu khác xác định quyền sử dụng địa điểm để thực hiện dự án đầu tư. (Trường hợp dự án đầu tư không đề nghị Nhà nước giao đất; cho thuê đất, cho phép chuyển mục đích sử dụng đất);
  • Nội dung giải trình về công nghệ sử dụng trong dự án đầu tư.  Đối với dự án thuộc diện thẩm định; lấy ý kiến về công nghệ theo quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ;
  • Hợp đồng BCC đối với dự án đầu tư theo hình thức hợp đồng BCC;
  • Tài liệu khác liên quan đến dự án đầu tư; yêu cầu về điều kiện; năng lực của nhà đầu tư theo quy định của pháp luật (nếu có).

Lưu ý:  Đối với dự án đầu tư đã triển khai hoạt động; nhà đầu tư nộp hồ sơ theo theo quy định tại khoản 1 Điều 36 Nghị định số 31/2021/NĐ-CP.

Trong đó; đề xuất dự án đầu tư được thay bằng báo cáo tình hình thực hiện dự án đầu tư; từ thời điểm triển khai đến thời điểm đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Các ưu đãi khi thành lập doanh nghiệp chế xuất

Được hưởng các ưu đãi thuế suất

Khi thực hiện dự án đầu tư mới vào các địa bàn được ưu đãi thuế, doanh nghiệp được:

  • Hưởng thuế suất 17%. Áp dụng từ ngày 01/01/2016.
  • Miễn thuế trong vòng 02 năm;
  • Trong 04 năm tiếp theo, sẽ được giảm 50% thuế phải nộp.

Doanh nghiệp nằm trên địa bàn có điều kiện kinh tế – xã hội sẽ không được hưởng ưu đãi.

Ưu đãi giảm thuế thu nhập doanh nghiệp

Điều 13 Luật Thuế thu nhập doanh nghiệp 2018 quy định:

Doanh nghiệp được hưởng thuế suất 20% trong vòng 10 năm. Nếu doanh nghiệp thành lập mới tại địa bàn kinh tế – xã hội khó khăn.

Thời gian được tính giảm thuế tính từ năm đầu tiên doanh nghiệp phải chịu thuế.

Nếu 03 năm đầu doanh nghiệp không có thu nhập chịu thuế thì tính từ năm thứ tư.

Doanh nghiệp chế xuất được miễn giảm thuế giá trị gia tăng

Khoản 20 Điều 5 Luật thuế giá trị gia tăng quy định:

Đối tượng không chịu thuế là:

Hàng hóa chuyển khẩu, quá cảnh qua lãnh thổ Việt Nam; hàng tạm nhập khẩu, tái xuất khẩu; hàng tạm xuất khẩu, tái nhập khẩu; nguyên liệu nhập khẩu để sản xuất, gia công hàng hóa xuất khẩu theo hợp đồng sản xuất; gia công xuất khẩu ký kết với bên nước ngoài; hàng hóa; dịch vụ được mua bán giữa nước ngoài với các khu phi thuế quan; và giữa các khu phi thuế quan với nhau

Doanh nghiệp chịu thuế suất 0% đối với hàng hóa; dịch vụ xuất khẩu không chịu thuế giá trị gia tăng.

Doanh nghiệp miễn thuế xuất nhập khẩu

Doanh nghiệp khu chế xuất sẽ được miễn phí thuế xuất khẩu, nhập khẩu.

Điểm c khoản 4 Điều 2 Luật Thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu 2016 quy định:

Những đối tượng không chịu thuế xuất, nhập khẩu là:

  • Hàng hóa xuất khẩu từ khu phi thuế quan ra nước ngoài;
  • Hàng hóa nhập khẩu từ nước ngoài vào khu phi thuế quan. Và chỉ sử dụng trong khu phi thuế quan;
  • Hàng hóa chuyển từ khu phi thuế quan này sang khu phi thuế quan khác.

Ưu đãi về tiền sử dụng đất

Trong thời gian xây dựng cơ bản, được miễn tiền thuê đất nhưng không quá 03 năm. Tính ngày có quyết định cho thuê đất.

Sau thời gian 03 năm đầu, doanh nghiệp chế xuất sẽ được miễn thêm 07 năm tiền sử dụng đất. Nếu doanh nghiệp thực hiện dự án đầu tư vào địa bàn kinh tế – xã  hội khó khăn.

Doanh nghiệp tham khảo Điều 2, Điều 3 Nghị định 46/2014/NĐ-CP. Để biết thêm các ưu đãi về tiền thuê đất mà pháp luật quy định.

Lưu ý gì sau khi hoàn thành thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất

Sau khi được cấp giấy phép kinh doanh, doanh nghiệp khu chế xuất cần:

– Thực hiện bố cáo doanh nghiệp:

  • Thông báo ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp;
  • Danh sách cổ đông, cổ đông nước ngoài.

– Khắc dấu mộc:

  • Tiến hành khắc dấu tại đơn vị được cấp phép;
  • Số lượng con dấu do doanh nghiệp quyết định.

– Công bố mẫu dấu trên Cổng thông tin đăng ký doanh nghiệp quốc gia.

Câu hỏi pháp lý thường gặp

Làm thế nào để doanh nghiệp được công nhận là doanh nghiệp chế xuất để được hưởng các ưu đãi?

Doanh nghiệp chế xuất không phải là một loại hình doanh nghiệp.

Doanh nghiệp chế xuất vẫn thuộc 05 loại hình doanh nghiệp được quy định hiện nay.

Khác biệt là doanh nghiệp này sản xuất hàng hóa để xuất khẩu và nằm trong khu chế xuất.

Vì vậy, sau khi hoàn tất thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đầu tư. Doanh nghiệp chọn nội dung: “Doanh nghiệp nằm trong khu công nghiệp, khu chế xuất”.

Để cơ quan nhà nước xác định được đây là doanh nghiệp nằm trong khu chế xuất.

Doanh nghiệp chế xuất có được sử dụng ngoại tệ trên hợp đồng thanh toán hay không?

Doanh nghiệp chế xuất không được sử dụng ngoại tệ trên hợp đồng thanh toán.

Trừ trường hợp mua hàng hóa từ nội địa vào khu chế xuất. Hoặc ký hợp đồng mua bán với doanh nghiệp chế xuất khác.

Khoản 12 Điều 4 TT32/2013/TT-NHNN quy định

Người cư trú là doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo quy định sau:

a) Được ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ; và thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi mua hàng hóa từ thị trường nội địa để sản xuất; gia công; tái chế,;lắp ráp hàng xuất khẩu hoặc để xuất khẩu; trừ hàng hóa thuộc diện cấm xuất khẩu. Doanh nghiệp trong nước được báo giá; định giá bằng ngoại tệ; và nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản khi bán hàng hóa cho doanh nghiệp chế xuất;

b) Được báo giá; định giá; ghi giá trong hợp đồng bằng ngoại tệ và thanh toán; nhận thanh toán bằng ngoại tệ chuyển khoản với doanh nghiệp chế xuất khác.

Như vậy, doanh nghiệp chế xuất được sử dụng ngoại tệ nếu thuộc trường hợp được cho phép.

Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài (FDI) có gì giống và khác nhau?

Những điểm giống nhau của doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp chế xuất là:

  • Được thành lập trên lãnh thổ Việt Nam;
  • Thành lập và hoạt động theo pháp luật Việt Nam;
  • Được hưởng các ưu đãi về thuế, phát triển đầu tư.

Tuy nhiên, điểm khác nhau được thể hiện ở:

– Luật điều chỉnh:

  1. Doanh nghiệp FDI thành lập phải tuân thủ theo pháp luật đầu tư. Khi thay đổi nội dung giấy phép kinh doanh thì đồng thời điều chỉnh thêm giấy phép đầu tư.
  2. Doanh nghiệp chế xuất chịu sự điều chỉnh của pháp luật xuất, nhập khẩu. Bởi vì, doanh nghiệp chế xuất chuyên sản xuất hàng xuất khẩu hoặc cho dịch vụ xuất, nhập khẩu.

– Doanh nghiệp chế xuất được miễn thuế:

  • Thuế xuất, nhập khẩu khi xuất, nhập khẩu từ nước ngoài vào khu chế xuất và ngược lại;
  • Được hưởng các ưu đãi về thuế khác theo quy định.

– Doanh nghiệp FDI được hưởng các ưu đãi theo pháp luật Việt Nam quy định.

Theo đó, những đối tượng được hưởng ưu đãi là:

  • Ngành nghề đầu tư thuộc diện ưu đãi;
  • Đầu tư tại các địa bàn kinh tế khó khăn;
  • Quy mô vốn đầu tư từ 6.000.000 tỷ đồng trở lên và đáp ứng các điều kiện theo luật định;
  • Dự án đầu tư về xây dựng nhà ở xã hội;
  • Doanh nghiệp liên quan đến khoa học – công nghệ;
  • Liên quan đến nội dung khởi nghiệp, đầu tư, phát triển;
  • Chuỗi phân phối sản phẩm vừa và nhỏ;
  • Cơ sở ươm tạo doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Giấy chứng nhận doanh nghiệp chế xuất có thời hạn bao lâu?

Giấy chứng nhận doanh nghiệp chế xuất không quy định thời hạn.

Doanh nghiệp chế xuất cũng chịu sự điều chỉnh của Luật Doanh nghiệp 2020.

Theo đó, giấy chứng nhận doanh nghiệp sẽ bị thu hồi khi:

  • Nội dung đăng ký hồ sơ doanh nghiệp là giả mạo;
  • Cá nhân, tổ chức thuộc đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp;
  • Doanh nghiệp ngừng hoạt động trong 01 năm mà không thông báo;
  • Không gửi báo cáo khi có yêu cầu;
  • Tòa ra quyết định thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp;
  • Cơ quan có thẩm quyền ra quyết định thu hồi;

Hệ quả của việc thu hồi giấy chứng nhận doanh nghiệp chế xuất là:

  • Phải ngừng hoạt động;
  • Thực hiện thủ tục giải thể doanh nghiệp.

Như vậy, trong giấy chứng nhận sẽ không quy định thời hạn hoạt động cho doanh nghiệp chế xuất.

Có thể chuyển đổi từ doanh nghiệp chế xuất sang doanh nghiệp thường được không?

Được chuyển đổi từ doanh nghiệp chế xuất sang doanh nghiệp thường.

Khi hoạt động với tư cách doanh nghiệp thường sẽ có nhiều thuận lợi như:

  • Mở rộng quy mô mua bán với nhiều khu vực;
  • Được sản xuất, buôn bán, cung cấp dịch trong nước;
  • Không phải chịu sự điều chỉnh của pháp luật đầu tư.

Tuy nhiên, một số hạn chế mà doanh nghiệp chế xuất không còn la:

  • Ưu đãi về thuế suất, các chế độ ưu đãi dành cho doanh nghiệp chế xuất;
  • Chịu các loại thuế mà doanh nghiệp thông thường phải chịu thuế.

Cơ cấu chuyển đổi từ doanh nghiệp chế xuất sang doanh nghiệp thường như sau:

  • Xác định những tài sản, hàng hóa có nguồn gốc nhập khẩu còn tồn kho;
  • Đề xuất biện pháp xử lý với cơ quan hải quan;
  • Khai báo thay đổi mục đích sử dụng và chuyển vào nội địa tiêu thụ;
  • Khai báo thuế GTGT nhập khẩu tại Chi cục Hải quan quản lý;
  • Kê khai với cơ quan Thuế nội địa khi tiêu thụ hay sản xuất, mua bán nội địa;
  • Thực hiện điều chỉnh giấy phép đăng ký kinh doanh tại Sở Kế hoạch đầu tư;
  • Khai báo với cơ quan thuế về việc điều chỉnh sang doanh nghiệp thông thường. Để được hướng dẫn, kê khai các loại thuế cần nộp.

Dịch vụ pháp lý của Pham Do Law

Khách hàng cần cung cấp

  • Yêu cầu về việc thành lập doanh nghiệp chế xuất;
  • Cung cấp các giấy tờ pháp lý hiện có của doanh nghiệp;
  • Cung cấp dự án mà doanh nghiệp đề xuất xin cấp phép đầu tư;
  • Chữ ký của người đại diện ký hồ sơ;
  • Các giấy tờ khác trong quá trình làm việc.

Phạm vi công việc

  • Tư vấn pháp luật đầu tư;
  • Tư vấn pháp luật về thành lập doanh nghiệp;
  • Thực hiện thủ tục xin chấp thuận dự án đầu tư;
  • Thực hiện thủ tục xin cấp giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và trả kết quả;
  • Thực hiện thủ tục với cơ quan thuế;
  • Các công việc trước và sau khi xin giấy phép.

Trên đây là toàn bộ ý kiến tư vấn của Pham Do Law về Thủ tục thành lập doanh nghiệp chế xuất. Các nội dung tư vấn hoặc văn bản pháp luật được trích dẫn trên có thể đã thay đổi hoặc hết hiệu lực vào thời điểm hiện tại. Khách hàng vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn hỗ trợ một cách chính xác.

Thành lập công ty | Tư vấn đầu tư nước ngoài | Giấy phép | Sở hữu trí tuệ | Hợp đồng | Lao động | Thuế - Kế toán đã có PhamDoLaw.Thành lập công ty | Tư vấn đầu tư nước ngoài | Giấy phép | Sở hữu trí tuệ | Hợp đồng | Lao động | Thuế - Kế toán đã có PhamDoLaw.

Luật sư Đỗ Thị Thu Hoài có hơn 7 năm kinh nghiệm tư vấn pháp lý doanh nghiệp và các thủ tục tuân thủ trong kinh doanh. Các lĩnh vực chuyên môn gồm:
– Luật Doanh nghiệp;
– Luật Đầu tư;
– Luật sở hữu trí tuệ;
– Luật lao động;
– Giải quyết tranh chấp về cổ đông, lao động, hợp đồng.

phamdolaw.com/doi-ngu-nhan-su/luat-su-do-thi-thu-hoai/