Thủ tục thành lập công ty may mặc – Kinh nghiệm thành công
Thành lập công ty may mặc – Kinh nghiệm thành công
Các mặt hàng may mặc là một trong những mặt hàng xuất khẩu chủ lực của Việt Nam. Điều này là bởi vì những lợi thế về nhân công, tay nghề trong sản xuất hàng may mặc tại Việt Nam, dẫn đến giá thành và chất lượng sản phẩm may mặc rất tốt. Trong bối cảnh này, rất nhiều nhà đầu tư cả trong và ngoài nước đều xem Việt Nam như một vùng đất màu mỡ để đầu tư, thành lập công ty sản xuất, kinh doanh hàng may mặc. Tuy nhiên, vẫn có nhiều nhà đầu tư đứng trước nguy cơ bỏ lỡ lĩnh vực tiềm năng này do chưa biết rõ về thủ tục thành lập công ty may mặc.
Hàng may mặc là mặt hàng xuất khẩu chủ lực tại Việt Nam
Hiểu được điều này, Nam Việt Luật xin chia sẻ với khách hàng các nội dung chính yếu như sau:
-
Điều kiện thành lập công ty may mặc
-
Thủ tục và Hồ sơ đăng ký thành lập công ty may mặc
-
Kinh nghiệm khi thành lập công ty may mặc
-
Dịch vụ thành lập công ty may mặc tại Nam Việt Luật
Để biết rõ hơn về các nội dung trên, bạn có thể dõi theo phần tư vấn chi tiết cùng Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật dưới bài viết sau đây nhé!
Bộ phận pháp lý Nam Việt Luật trả lời:
Cơ sở pháp lý khi thành lập công ty may mặc
-
Luật Doanh nghiệp 2020
-
Luật Bảo vệ môi trường 2020
-
Nghị định số 01/2021/NĐ-CP ngày 04/01/2021 của Chính phủ về đăng ký doanh nghiệp
-
Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Bảo vệ môi trường
-
Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg ngày 06/7/2018 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Hệ thống ngành kinh tế Việt Nam
Điều kiện thành lập công ty may mặc
Để thành lập công ty may mặc, bạn cần đáp ứng các điều kiện về chủ thể, tên công ty may mặc, trụ sở chính và vốn của công ty… Cụ thể:
-
Chủ thể thành lập công ty may mặc
Chủ thể thành lập công ty may mặc phải KHÔNG THUỘC các đối tượng được quy định tại khoản 2, khoản 3 Điều 17 Luật Doanh nghiệp 2020 dưới đây:
Điều 17. Quyền thành lập, góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp và quản lý doanh nghiệp
…
2. Tổ chức, cá nhân sau đây không có quyền thành lập và quản lý doanh nghiệp tại Việt Nam:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước để thành lập doanh nghiệp kinh doanh thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Cán bộ, công chức, viên chức theo quy định của Luật Cán bộ, công chức và Luật Viên chức;
c) Sĩ quan, hạ sĩ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân, viên chức quốc phòng trong các cơ quan, đơn vị thuộc Quân đội nhân dân Việt Nam; sĩ quan, hạ sĩ quan chuyên nghiệp, công nhân công an trong các cơ quan, đơn vị thuộc Công an nhân dân Việt Nam, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp hoặc quản lý tại doanh nghiệp nhà nước;
d) Cán bộ lãnh đạo, quản lý nghiệp vụ trong doanh nghiệp nhà nước…, trừ người được cử làm đại diện theo ủy quyền để quản lý phần vốn góp của Nhà nước tại doanh nghiệp khác;
đ) Người chưa thành niên; người bị hạn chế năng lực hành vi dân sự; người bị mất năng lực hành vi dân sự; người có khó khăn trong nhận thức, làm chủ hành vi; tổ chức không có tư cách pháp nhân;
e) Người đang bị truy cứu trách nhiệm hình sự, bị tạm giam, đang chấp hành hình phạt tù, đang chấp hành biện pháp xử lý hành chính tại cơ sở cai nghiện bắt buộc, cơ sở giáo dục bắt buộc hoặc đang bị Tòa án cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định; các trường hợp khác theo quy định của Luật Phá sản, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Trường hợp Cơ quan đăng ký kinh doanh có yêu cầu, người đăng ký thành lập doanh nghiệp phải nộp Phiếu lý lịch tư pháp cho Cơ quan đăng ký kinh doanh;
g) Tổ chức là pháp nhân thương mại bị cấm kinh doanh, cấm hoạt động trong một số lĩnh vực nhất định theo quy định của Bộ luật Hình sự…
3. Tổ chức, cá nhân có quyền góp vốn, mua cổ phần, mua phần vốn góp vào công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn, công ty hợp danh theo quy định của Luật này, trừ trường hợp sau đây:
a) Cơ quan nhà nước, đơn vị lực lượng vũ trang nhân dân sử dụng tài sản nhà nước góp vốn vào doanh nghiệp để thu lợi riêng cho cơ quan, đơn vị mình;
b) Đối tượng không được góp vốn vào doanh nghiệp theo quy định của Luật Cán bộ, công chức, Luật Viên chức, Luật Phòng, chống tham nhũng.
Xem thêm: Đối tượng bị cấm thành lập doanh nghiệp
Bên cạnh đó, cần lưu ý về số lượng chủ thể tối thiểu phải có khi thành lập công ty may mặc, phải tương ứng với loại hình doanh nghiệp bạn lựa chọn. Như cần tối thiểu 02 thành viên khi thành lập công ty may mặc theo loại hình công ty TNHH hai thành viên trở lên và công ty hợp danh. Loại hình công ty TNHH một thành viên và doanh nghiệp tư nhân chỉ có 01 thành viên/chủ sở hữu. Còn loại hình công ty cổ phần cần có ít nhất 03 thành viên tham gia thành lập.
Để lựa chọn loại hình phù hợp khi thành lập công ty may mặc, mời bạn tham khảo: Các loại hình doanh nghiệp theo luật doanh nghiệp mới nhất!
-
Tên công ty may mặc
Khi thành lập công ty công ty may mặc, cần lưu ý, tên công ty không được trùng hoặc gây nhầm lẫn với các công ty đã được thành lập trước đó. Điều này có thể khiến hồ sơ thành lập công ty may mặc của bạn không được Sở Kế hoạch và Đầu tư chấp thuận, gây mất thời gian hoặc cơ hội kinh doanh. Xem ngay: Hướng dẫn cách đặt tên công ty hay, đúng luật
-
Trụ sở chính của công ty may mặc
Trụ sở chính là nơi doanh nghiệp tiến hành treo biển hiệu của công ty sau khi thành lập, quyết định cơ quan quản lý thuế trực tiếp của công ty. Địa chỉ trụ sở công ty may mặc không được là nhà chung cư và nhà tập thể vì chung cư và nhà tập thể chỉ nhằm mục đích ở, không nhằm mục đích kinh doanh theo quy định Luật Nhà ở.
-
Vốn của công ty may mặc
Công ty may mặc không yêu cầu vốn pháp định, bạn có thể chọn góp số vốn tùy theo khả năng của mình và phù hợp với mục tiêu kinh doanh của công ty. Bạn cùng các thành viên tham gia góp vốn thành lập công ty may mặc có thể thực hiện góp bằng các loại tài sản là Đồng Việt Nam, ngoại tệ tự do chuyển đổi, vàng, quyền sử dụng đất, quyền sở hữu trí tuệ, công nghệ, bí quyết kỹ thuật, tài sản khác có thể định giá được bằng Đồng Việt Nam.
Sự phát triển của công ty may mặc tại Việt Nam
Trong một vài trường hợp, công ty may mặc có hoạt động sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) thì theo phụ lục I kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, đây là loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường. Theo đó, tùy vào công suất của công ty mà hoạt động này có thể được phân vào nhóm loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường mức 1 và cần thực hiện Báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty may mặc bao gồm các nội dung theo Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường.
Thủ tục & Hồ sơ đăng ký thành lập công ty may mặc
Do thành lập công ty may mặc không phải hoạt động kinh doanh có điều kiện, không cần đáp ứng các điều kiện đặc thù do luật quy định nên để thành lập công ty may mặc, bạn chỉ cần thực hiện thủ tục tại Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi công ty đặt trụ sở chính. Tuy nhiên, do hoạt động kinh doanh của công ty may mặc có khả năng ảnh hưởng để môi trường, do vậy, công ty cũng cần lưu ý thực hiện các hoạt động đánh giá tác động môi trường.
Giai đoạn 1: Thành lập công ty may mặc
Để tiến hành giai đoạn này, bạn hãy tiến hành chuẩn bị các điều kiện đã nêu tại Mục 2 trên đây và thực hiện theo các bước như sau:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ để thành lập công ty may mặc:
Bộ hồ sơ đăng ký thành lập công ty may mặc bao gồm các thành phần sau:
-
Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
-
Điều lệ công ty may mặc;
-
Danh sách thành viên (trong trường hợp thành lập Công ty hợp danh, Công ty TNHH hai thành viên trở lên) hoặc Danh sách cổ đông sáng lập (trong trường hợp thành lập Công ty cổ phần);
-
Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của người đại diện theo pháp luật, của thành viên hoặc cổ đông sáng lập; giấy tờ pháp lý của tổ chức đối với thành viên/cổ đông là tổ chức;
-
Bản sao chứng thực Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư trong trường hợp có sự tham gia thành lập bởi nhà đầu tư nước ngoài hoặc tổ chức kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài;
-
Văn bản ủy quyền cho Nam Việt Luật thực hiện thủ tục đăng ký thành lập công ty may mặc nếu bạn sử dụng dịch vụ của Nam Việt Luật;
-
Các giấy tờ khác tùy từng trường hợp cụ thể.
Nếu thành lập công ty may mặc theo hình thức doanh nghiệp tư nhân, thành phần hồ sơ đơn giản hơn, chỉ bao gồm: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp và Bản sao chứng thực giấy tờ pháp lý cá nhân của chủ doanh nghiệp tư nhân.
Bước 2: Nộp hồ sơ, thông báo công khai thông tin đăng ký doanh nghiệp
Khi đã chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, bạn thực hiện nộp hồ sơ tại Phòng Đăng ký kinh doanh thuộc Sở Kế hoạch và Đầu tư nơi công ty may mặc dự định đặt trụ sở chính. Cơ quan có thẩm quyền sẽ xem xét hồ sơ và cho kết quả sau 03 ngày làm việc kể từ ngày nhận được hồ sơ hợp lệ. Phòng Đăng ký kinh doanh cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp cho công ty nếu hồ sơ đủ điều kiện.
Thông tin về doanh nghiệp sẽ được công bố trong 30 ngày kể từ ngày được công khai. Nội dung công bố bao gồm:
-
Ngành, nghề kinh doanh của công ty may mặc;
-
Danh sách cổ đông sáng lập; danh sách cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài đối với công ty cổ phần (nếu có)
Bước 3: Công ty tiến hành các công việc sau thành lập
-
Công ty thực hiện khắc dấu:
Sau khi được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, công ty may mặc liên hệ với đơn vị khắc dấu để khắc con dấu của công ty. Công ty được quyền quyết định loại dấu, số lượng, hình thức và nội dung dấu của công ty. Việc quản lý và lưu giữ dấu thực hiện theo quy định của Điều lệ công ty hoặc quy chế do doanh nghiệp, chi nhánh, văn phòng đại diện hoặc đơn vị khác của doanh nghiệp có dấu ban hành.
-
Công ty may mặc treo bảng hiệu công ty:
Công ty đặt làm bảng hiệu của công ty, sau đó treo bảng hiệu công ty tại trụ sở chính đã đăng ký để thuận tiện cho việc quản lý. Kích thước cũng như hình thức bảng hiệu sẽ do doanh nghiệp tự quyết định, tuy nhiên, nội dung phải đảm bảo đầy đủ về tên công ty, địa chỉ, số điện thoại…
-
Công ty may mặc tiến hành đăng ký tài khoản ngân hàng
Đăng ký tài khoản ngân hàng: Chủ công ty mang theo Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, con dấu và Chứng minh nhân dân/Căn cước công dân đến ngân hàng để đăng ký mở tài khoản giao dịch cho công ty.
-
Mua chữ ký số điện tử:
Công ty may mặc cần phải tiến hành đăng ký mua chữ ký số online để phục vụ mục đích đóng thuế cũng như nộp tờ khai thuế trực tuyến. Doanh nghiệp hãy yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế cho tài khoản ngân hàng của công ty. Kế toán của công ty sẽ dùng tài khoản chữ ký số đã mua để thực hiện đóng thuế online cho doanh nghiệp theo đúng quy định.
-
Công ty thuê hoặc sử dụng dịch vụ kế toán thuê:
Sau khi thành lập, nếu doanh nghiệp có điều kiện thì có thể thuê cho công ty một kế toán viên hoặc để giải quyết những vấn đề về sổ sách, quyết toán thuế cho công ty, doanh nghiệp có thể thuê dịch vụ kế toán của Nam Việt Luật để tiết kiệm chi phí.
Xem thêm: Dịch vụ báo cáo thuế
-
Thực hiện góp vốn vào doanh nghiệp:
Thời hạn góp vốn tối đa vào công ty là 90 ngày kể từ ngày công ty được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp. Trong thời hạn này, bạn cùng các thành viên/cổ đông khác (nếu có) phải góp đủ số vốn đã cam kết. Trường hợp không góp đủ vốn, công ty may mặc cần làm thủ tục thay đổi vốn điều lệ để tránh bị xử phạt vi phạm hành chính.
Xem thêm: Quy định về việc góp vốn trong doanh nghiệp
-
Công ty may mặc tiến hành thông báo phát hành hóa đơn:
Doanh nghiệp thực hiện thông báo phát hành hóa đơn lên cơ quan quản lý có thẩm quyền. Khi được cho phép thì công ty tiến hành in, đặt in hóa đơn để sử dụng đúng mục đích. Hoặc doanh nghiệp có thể mua hóa đơn để sử dụng thay vì in.
-
Công ty tiến hành kê khai và đóng thuế:
Doanh nghiệp cần tiến hành kê khai và đóng thuế đầy đủ sau khi thành lập công ty. Các loại thuế cụ thể bao gồm:
+ Thuế thu nhập doanh nghiệp, đóng sau khi kết thúc năm tài chính.
+ Thuế giá trị gia tăng, đóng theo quý báo cáo của doanh nghiệp.
+ Thuế môn bài: Công ty phải đóng thuế môn bài trong vòng 30 ngày kể từ ngày được cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp
Nam Việt Luật cung cấp: Dịch vụ thủ tục thành lập công ty trọn gói
Các bước để thành lập công ty may mặc thành công
Giai đoạn 2: Thực hiện đánh giá tác động môi trường của công ty may mặc
Trường hợp công ty may mặc có hoạt động sản xuất vải, sợi, dệt may (có công đoạn nhuộm, giặt mài hoặc nấu sợi) thì theo phụ lục II kèm theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP, đây là loại hình sản xuất, kinh doanh có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường mức 1 thuộc đối tượng phải thực hiện đánh giá tác động môi trường:
-
Công suất lớn: sản xuất từ 50.000.000 m2/năm trở lên
-
Công suất trung bình: sản xuất từ 5.000.000 đến dưới 50.000.000 m2/năm
-
Công suất nhỏ: sản xuất dưới 5.000.000 m2/ năm
Báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty may mặc bao gồm các nội dung theo Điều 32 Luật Bảo vệ môi trường:
Điều 32. Nội dung của báo cáo đánh giá tác động môi trường
1. Nội dung chính của báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
a) Xuất xứ của dự án đầu tư, chủ dự án đầu tư, cơ quan có thẩm quyền phê duyệt dự án đầu tư; căn cứ pháp lý, kỹ thuật; phương pháp đánh giá tác động môi trường và phương pháp khác được sử dụng (nếu có);
b) Sự phù hợp của dự án đầu tư với Quy hoạch bảo vệ môi trường quốc gia, quy hoạch vùng, quy hoạch tỉnh, quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường và quy định khác của pháp luật có liên quan;
c) Đánh giá việc lựa chọn công nghệ, hạng mục công trình và hoạt động của dự án đầu tư có khả năng tác động xấu đến môi trường;
d) Điều kiện, tự nhiên, kinh tế – xã hội, đa dạng sinh học; đánh giá hiện trạng môi trường; nhận dạng các đối tượng bị tác động, yếu tố nhạy cảm về môi trường nơi thực hiện dự án đầu tư; thuyết minh sự phù hợp của địa điểm lựa chọn thực hiện dự án đầu tư;
đ) Nhận dạng, đánh giá, dự báo các tác động môi trường chính; chất thải phát sinh theo các giai đoạn của dự án đầu tư đến môi trường; quy mô, tính chất của chất thải; tác động đến đa dạng sinh học, di sản thiên nhiên, di tích lịch sử – văn hóa và yếu tố nhạy cảm khác; tác động do giải phóng mặt bằng, di dân, tái định cư (nếu có); nhận dạng, đánh giá sự cố môi trường có thể xảy ra của dự án đầu tư;
e) Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải;
g) Biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác của dự án đầu tư đến môi trường; phương án cải tạo, phục hồi môi trường (nếu có); phương án bồi hoàn đa dạng sinh học (nếu có); phương án phòng ngừa, ứng phó sự cố môi trường;
h) Chương trình quản lý và giám sát môi trường;
i) Kết quả tham vấn;
k) Kết luận, kiến nghị và cam kết của chủ dự án đầu tư.
Sau khi lập Báo cáo đánh giá tác động môi trường, công ty phải được cơ quan có thẩm quyền thẩm định, phê duyệt kết quả thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường theo Điều 34 Luật Bảo vệ môi trường. Hồ sơ đề nghị thẩm định Báo cáo đánh giá tác động môi trường bao gồm:
-
Văn bản đề nghị thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường;
-
Báo cáo đánh giá tác động môi trường;
-
Báo cáo nghiên cứu khả thi hoặc tài liệu tương đương với báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án đầu tư.
Hồ sơ thẩm duyệt Báo cáo đánh giá tác động môi trường của công ty may mặc được nộp tại Bộ Tài nguyên và Môi trường trong trường hợp quy mô sản xuất của công ty thuộc loại lớn hoặc trung bình; dự án đầu tư nằm trên địa bàn từ 02 đơn vị hành chính cấp tỉnh trở lên; dự án đầu tư nằm trên vùng biển chưa xác định trách nhiệm quản lý hành chính của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh. Hoặc Ủy ban nhân dân cấp tỉnh đối với hoạt động sản xuất của công ty may mặc trên địa bàn (không thuộc thẩm quyền của Bộ Tài nguyên và Môi trường).
Kinh nghiệm khi thành lập công ty may mặc
Nhóm 1: Những kinh nghiệm chuẩn bị thông tin công ty khi thành lập công ty may mặc
1. Đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp
– Công ty may mặc để có thể thực hiện hoạt động may mặc thì phải đăng ký ngành nghề kinh doanh phù hợp, liên quan đến hoạt động may mặc. Phải thực hiện tra cứu mã ngành nghề để có thể đăng ký kinh doanh.
>> Tham khảo chi tiết: Danh mục ngành nghề đăng ký kinh doanh
– Ngoài ra, doanh nghiệp khi chọn ngành nghề đăng ký kinh doanh phải lưu ý:
+ Nếu chọn ngành nghề không yêu cầu điều kiện thì có thể đi vào hoạt động kinh doanh ngay sau khi thành lập công ty may mặc mà không phải chuẩn bị những điều kiện liên quan hay xin giấy phép đủ điều kiện kinh doanh.
+ Nếu chọn ngành nghề yêu cầu điều kiện thì phải tiến hành đảm bảo các yêu cầu cần thiết, tiếp đó, tiến hành xin giấy phép kinh doanh rồi mới được đi vào hoạt động kinh doanh.
>> Tham khảo ngay: Danh mục ngành nghề kinh doanh yêu cầu điều kiện
– Các mã ngành nghề có thể đăng ký kinh doanh phù hợp với ngành nghề may mặc như:
+ Mã ngành 4771: Bán lẻ hàng may mặc, giày dép, hàng da và giả da trong các cửa hàng chuyên doanh
+ Mã ngành 4669: Bán buôn chuyên doanh khác chưa được phân vào đâu. Chi tiết: Bán buôn tơ, xơ, sợi dệt
-
Bán buôn phụ liệu may mặc và giày dép
+ Mã ngành 1511: Thuộc, sơ chế da; sơ chế và nhuộm da lông thú
+ Mã ngành 1430: Sản xuất trang phục dệt kim, đan móc
+ Mã ngành 1410: May trang phục (trừ trang phục từ da lông thú)
+ Mã ngành 1323: Sản xuất thảm, chăn đệm
+ Mã ngành 1321: Sản xuất vải dệt kim, vải đan móc và vải không dệt khác
+ Mã ngành 1311: Sản xuất sợi
+ Mã ngành 1313: Hoàn thiện sản phẩm dệt
+ Mã ngành 1312: Sản xuất vải dệt thoi
+ Mã ngành 1329: Sản xuất các loại hàng dệt khác chưa được phân vào đâu
+ Mã ngành 1420: Sản xuất sản phẩm từ da lông thú
+ Mã ngành 1322: Sản xuất hàng may sẵn (trừ trang phục)
+ Mã ngành 4751: Bán lẻ vải, len, sợi, chỉ khâu và hàng dệt khác trong các cửa hàng chuyên doanh
+ Mã ngành 1512: Sản xuất vali, túi xách và các loại tương tự, sản xuất yên đệm
+ Mã ngành 4641: Bán buôn vải, hàng may sẵn, giày dép
– Công ty may mặc cần có tên riêng và tên riêng này phải là duy nhất, không được trùng hay giống với các doanh nghiệp đã đăng ký kinh doanh trước đó. Doanh nghiệp nên tra cứu tên trước khi đăng ký kinh doanh để tránh trường hợp này.
2. Đặt tên cho công ty may mặc đúng quy định
– Để tránh trùng lặp với công ty khác, doanh nghiệp may mặc có thể sử dụng tên viết tắt hay tên tiếng anh, nhưng phải đảm bảo tên công ty sẽ không gây nhầm lẫn, không có tình trạng thêm tiền tố, hậu tố hay ký hiệu thiếu văn hóa trong tên. Doanh nghiệp không được dùng tên cơ quan chức năng, cơ quan quản lý nhà nước để đặt tên cho công ty may mặc.
– Doanh nghiệp phải chuẩn bị tên công ty đầy đủ cấu trúc, gồm loại hình công ty + tên riêng. Loại hình sẽ là một trong 5 loại hình được nhắc đến trong loại hình doanh nghiệp, còn tên riêng sẽ do doanh nghiệp tự đặt.
>>> Tham khảo chi tiết hơn: Cách đặt tên công ty
3. Kê khai vốn điều lệ khi thành lập công ty may mặc
– Doanh nghiệp may mặc phải thực hiện kê khai vốn điều lệ khi mở công ty may mặc. Thông thường thì doanh nghiệp có thể tự kê khai vốn điều lệ tùy vào mong muốn cũng như năng lực tài chính của mình, bởi vì pháp luật không có quy định về vốn điều lệ của doanh nghiệp khi thành lập công ty may mặc.
>> Tham khảo thêm: Vốn điều lệ là gì?
– Tuy nhiên, nếu trường hợp doanh nghiệp đăng ký kinh doanh ngành nghề có yêu cầu về vốn, ví dụ ngành nghề yêu cầu vốn pháp định, vốn ký quỹ thì cần thực hiện đăng ký vốn điều lệ tối thiểu bằng với mức vốn pháp định, như vậy mới được tiến hành đăng ký kinh doanh.
>> Tham khảo ngay: Danh sách ngành nghề yêu cầu vốn pháp định
– Doanh nghiệp không nên kê khai vốn điều lệ quá thấp khi thành lập công ty may mặc, vì nó sẽ ảnh hưởng đến 1 phần uy tín của công ty trong mắt khách hàng hay đối tác.
4. Kinh nghiệm đăng ký tài khoản ngân hàng
– Chủ doanh nghiệp may mặc cần mang theo CMND, con dấu và giấy phép đăng ký doanh nghiệp đến ngân hàng để mở cho công ty một tài khoản giao dịch. Sau đó, doanh nghiệp làm thủ tục báo cáo số tài khoản ngân hàng của công ty lên cho Sở Kế hoạch và đầu tư.
5. Kinh nghiệm chuẩn bị vốn tối thiểu
– Vốn là vấn đề quan trọng khi doanh nghiệp mở công ty may mặc. Trên thực tế, vì lĩnh vực may mặc rất đa dạng nên vốn thành lập công ty sẽ tùy thuộc vào khả năng hay điều kiện về tài chính, kinh tế của doanh nghiệp và yêu cầu về vốn của từng ngành nghề khi đăng ký kinh doanh. Tuy nhiên, doanh nghiệp nên chuẩn bị vốn tối thiểu đầy đủ bởi khi mới mở công ty cần khá nhiều chi tiêu.
>> Tham khảo ngay: Vốn tối thiểu khi thành lập công ty là bao nhiêu?
6. Chọn loại hình doanh nghiệp cho công ty may mặc
– Doanh nghiệp phải dựa trên số lượng thành viên góp vốn, số vốn góp, mong muốn của riêng doanh nghiệp… để chọn cho công ty một loại hình doanh nghiệp phù hợp, có khả năng giúp công ty phát triển vững mạnh, tránh được các rủi ro trong tương lai.
– Hiện nay, Luật doanh nghiệp chia loại hình công ty thành 5 loại gồm công ty trách nhiệm hữu hạn một thành viên, công ty trách nhiệm hữu hạn 2 thành viên, công ty tư nhân, công ty cổ phần và công ty hợp danh, doanh nghiệp hãy xem xét, đánh giá và chọn lựa đúng đắn.
>>> Tham khảo thêm: Ưu điểm và nhược điểm các loại hình doanh nghiệp
7. Chọn người đại diện theo pháp luật của công ty may mặc
– Các công ty may mặc khi thành lập có thể có 1 hoặc nhiều người đại diện pháp luật tùy thuộc vào loại hình doanh nghiệp. Người đại diện pháp luật phải là người có năng lực, kinh nghiệm, có khả năng quyết định những công việc quan trọng của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động.
– Doanh nghiệp hãy chuẩn bị người có năng lực và trí tuệ và đủ tin tưởng. Bởi người đại diện có vai trò rất quan trọng, phải chịu trách nhiệm đối với hoạt động pháp lý liên quan trong công ty. Để thuận tiện, doanh nghiệp có thể để cho giám đốc, chủ tịch… làm người đại diện pháp luật cho công ty may mặc.
>>> Tham khảo thêm: Quy định về người đại diện theo pháp luật
8. Chọn địa chỉ hoạt động kinh doanh của công ty may mặc
– Các công ty may mặc mới thành lập có thể sử dụng nhà riêng có giấy chứng nhận quyền sở hữu hoặc tiến hành thuê văn phòng để đặt địa chỉ công ty. Địa chỉ công ty phải nằm trong lãnh thổ Việt Nam, có số nhà, hẻm, quận, huyện, thành phố…rõ ràng, chính xác. Không sử dụng địa chỉ giả để làm địa chỉ công ty may mặc.
– Mở công ty may mặc cần có địa chỉ kinh doanh thì mới được phép tiến hành đăng ký kinh doanh. Địa chỉ của doanh nghiệp may mặc phải đảm bảo những quy định chung, tránh đặt địa chỉ công ty ở khu chung cư hay nhà tập thể.
>>> Tham khảo thêm: Cách đặt địa chỉ công ty
Thủ tục sau khi thành lập công ty
Nhóm 2: Những kinh nghiệm hoàn tất thủ tục sau khi thành lập công ty may mặc
1. Khắc con dấu của công ty sau khi có mã số thuế
– Công ty may mặc cần có con dấu riêng, do đó, cần tiến hành đặt khắc con dấu khi có mã số thuế. Số lượng và hình thức con dấu do doanh nghiệp tự quyết định. Nhưng nội dung trên con dấu phải đảm bảo có đầy đủ tên công ty may mặc và mã số doanh nghiệp.
– Doanh nghiệp sau khi khắc con dấu thì làm thủ tục công bố mẫu dấu lên cổng thông tin điện tử quốc gia.
2. Phát hành hóa đơn giá trị gia tăng cho công ty may mặc
– Doanh nghiệp may mặc có thể phát hành hóa đơn giá trị gia tăng và đặt in hóa đơn theo quy định để sử dụng. Nếu không phát hành hóa đơn thì doanh nghiệp đặt mua hóa đơn từ cơ quan thuế theo quy định.
3.Thuê kế toán riêng hoặc sử dụng dịch vụ kế toán:
– Để thuận tiện trong việc kê khai, đóng thuế, doanh nghiệp sẽ cần thuê riêng một kế toán công ty may mặc. Hoặc nếu muốn tiết kiệm chi phí mà vẫn giải quyết được những vấn đề liên quan đến kê khai, quyết toán thuế, sổ sách thì các công ty may mặc mới thành lập có thể tham khảo sử dụng dịch vụ kế toán.
>> Tham khảo thêm: Dịch vụ kế toán trọn gói của Nam Việt Luật
4. Làm và treo bảng hiệu công ty may mặc
– Bạn cần đặt làm bảng hiệu cho công ty may mặc và treo bảng hiệu tại địa chỉ kinh doanh. Bảng hiệu có thể lớn hoặc nhỏ, hình thức do doanh nghiệp quyết định, nhưng phải lưu ý là bảng hiệu có đủ những thông tin cần thiết thể hiện được thương hiệu công ty như tên, số điện thoại, địa chỉ, mã số doanh nghiệp…
5. Mua chữ ký số đăng ký đóng thuế online
– Doanh nghiệp may mặc cần đăng ký mua chữ ký số để đóng thuế và tờ khai thuế online. Chữ ký số có thể mua ở nhiều nơi, nhưng doanh nghiệp cần chọn một địa chỉ uy tín để mau chữ ký số cho công ty mình.
– Sau đó, doanh nghiệp yêu cầu ngân hàng kích hoạt chức năng đóng thuế điện tử cho tài khoản ngân hàng của công ty mình để kế toán viên của công ty có thể sử dụng chữ ký số trong việc đóng thuế online.
>> Tham khảo thêm: Chữ ký số là gì?
6. Công bố thông tin đăng ký doanh nghiệp may mặc
– Sau khi thành lập công ty may mặc, chủ sở hữu cần phải chuẩn bị thủ tục công bố nội dung đăng ký doanh nghiệp một cách đầy đủ. Thời gian để doanh nghiệp có thể thực hiện thao tác này là tối đa 30 ngày kể từ ngày có giấy phép đăng ký kinh doanh.
– Nếu trong thời gian quy định, mà công ty may mặc không công bố thông tin doanh nghiệp lên cổng thông tin điện tử quốc gia thì sẽ bị xử phạt hành chính từ 1 triệu VNĐ đến 2 triệu VNĐ tùy theo mức độ vi phạm.
7. Kê khai và đóng thuế đúng quy định sau khi mở công ty
– Công ty may mặc cần làm tờ kê khai thuế và nộp lên cho cơ quan quản lý thuế theo đúng thời gian quy định.
– Hơn nữa, khi kinh doanh dịch vụ may mặc, doanh nghiệp sẽ phải đóng các loại thuế như: Thuế giá trị gia tăng; Thuế thu nhập doanh nghiệp và thuế môn bài (Thuế môn bài sẽ tùy thuộc vào mức vốn điều lệ doanh nghiệp kê khai, nếu vốn điều lệ trên 10 tỷ thì cần đóng 3 triệu thuế môn bài/ năm, nếu vốn điều lệ dưới 10 tỷ thì cần đóng 2 triệu thuế môn bài/ năm).
Dịch vụ thành lập công ty may mặc tại Nam Việt Luật
Nam Việt Luật là nơi quy tụ đội ngũ Luật sư, chuyên viên Luật vững chuyên môn, giàu kinh nghiệm, am hiểu về thủ tục, hồ sơ, trình tự thành lập công ty. Có khả năng tư vấn một cách chi tiết và đầy đủ mọi vấn đề khi mở công ty cho bạn. Đặc biệt, nhằm giúp bạn nắm rõ những quy định trước khi thành lập công ty may mặc, Nam Việt Luật chuyên tư vấn những vấn đề liên quan như:
-
Tư vấn trước khi thành lập công ty: Chọn tên công ty, ngành nghề kinh doanh, loại hình, chọn địa điểm, người đại diện theo pháp luật…;
-
Tư vấn chi tiết về điều kiện thành lập và các điều kiện cần đến giấy phép con có liên quan trước khi công ty đi vào hoạt động;
-
Tư vấn và Hỗ trợ soạn thảo hồ sơ đề nghị cấp Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp và giấy phép con cần thiết;
-
Tư vấn các bước làm thủ tục thành lập công ty may mặc.
-
Các vấn đề cần quan tâm sau khi thành lập công ty: Tư vấn pháp luật về thuế; dịch vụ kế toán cũng như các vấn đề phát sinh khác…
Đơn vị tư vấn thủ tục thành lập công ty may mặc
—————————————————–
Trên đây là tư vấn của công ty Nam Việt Luật về điều kiện thành lập công ty may mặc, thủ tục đăng ký thành lập công ty may mặc dựa trên quy định pháp luật hiện hành. Tuy nhiên, chúng tôi cũng hiểu rằng, trong giới hạn bài viết này sẽ không thể đáp ứng được hết những nhu cầu, thắc mắc của bạn, do phạm vi lĩnh vực khá rộng. Trường hợp bạn có nhu cầu được tư vấn trực tiếp hơn hoặc thực hiện thủ tục, hãy liên hệ Nam Việt Luật để được đội ngũ nhân viên giải đáp thắc mắc, gỡ rối những vấn đề bạn đang gặp phải nhé.