Thủ tục tạm ngừng kinh doanh công ty mới nhất năm 2022 – Việt Luật HN
Tạm ngừng kinh doanh công ty là công việc hiện nay được rất nhiều các nhà đầu tư kinh doanh, quản lý doanh nghiệp để ý tới. Trong hiện trạng hiện nay tình hình dịch bệnh COVID-19 diễn biến phức tạp dẫn tới nền kinh tế chậm phát triển các doanh nghiệp bị ảnh hưởng và dẫn tới hoạt động kinh doanh không hiệu quả. Chính vì vậy có thể các doanh nghiệp này sẽ dẫn tới các trường hợp là phải giải thể hoặc tuyên bố phá sản vì không thể duy trì tình hình kinh doanh như hiện tại. Chính vì vậy 1 số các doanh nghiệp đã nghĩ tới việc tạm ngừng kinh doanh thay vì giải thể công ty để khắc phục tình trạng này tạm thời.
Hôm nay Việt Luật sẽ tư vấn tới quý khách hàng dịch vụ tạm ngừng kinh doanh để giúp quý khách hàng khắc phục tình trạng này.
Tạm ngừng kinh doanh công ty là gì? Tại sao nên tạm ngừng kinh doanh công ty
Nội Dung Chính
Tạm ngừng kinh doanh là gì?
Các công ty đều có quyền tạm ngừng kinh doanh theo quy định của pháp luật doanh nghiệp tuy nhiên bắt buộc phải có thông báo bằng văn bản về việc tạm ngừng kinh doanh như thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh cho cơ quan đăng ký kinh doanh, Doanh nghiệp phải thông báo bằng văn bản cho Cơ quan đăng ký kinh doanh chậm nhất là 03 ngày làm việc trước ngày tạm ngừng kinh doanh hoặc tiếp tục kinh doanh trước thời hạn đã thông báo.
Tạm ngừng kinh doanh có 2 trường hợp:
– Tạm ngừng theo quyết định của công ty.
– Tạm ngừng theo yêu cầu của Cơ quan Đăng ký kinh doanh hoặc cơ quan có thẩm quyền.
Tại sao nên tạm ngừng kinh doanh?
- Tạm ngừng kinh doanh để cắt giảm toàn bộ chi phí trong thời gian kinh doanh kém hiệu quả.
- Doanh nghiệp sẽ không phải nộp các loại báo cáo thuế cho cơ quan thuế
- Không phải đóng thuế môn bài (nếu doanh nghiệp tạm ngừng tròn năm từ 1/1 đến hết 31/12 năm tài chính có nhu cầu làm tạm ngừng)
- Tạm ngừng kinh doanh mặc dù là quyền của doanh nghiệp nhưng để đảm bảo được thị trường kinh doanh ổn định và hạn chế việc doanh nghiệp tạm ngừng trong thời gian quá dài, khó kiểm soát về tình hình kinh tế của doanh nghiệp thì pháp luật có quy định doanh nghiệp chỉ được tạm ngừng kinh doanh tối đa trong vòng 01 năm, có thể gia hạn nhưng không được quá 02 năm.
- Khi tạm ngừng kinh doanh, doanh nghiệp có thể điều chỉnh lại cơ cấu tổ chức và hoạt động của doanh nghiệp mình, định hướng lại hướng đi đúng đắn để có thể tiếp tục hoạt động kinh doanh đúng mục tiêu đã đề ra.
- Hơn nữa, nếu trong quá trình tạm ngừng kinh doanh mà doanh nghiệp thấy ngành nghề không phù hợp với nhu cầu thực tiễn kinh doanh của mình thì doanh nghiệp hoàn toàn có thể từ bỏ việc kinh doanh bằng cách thay thế bằng ngành nghề kinh doanh khác hoặc có thể giải thể hoặc chuyển nhượng doanh nghiệp của mình cho chủ thể kinh doanh khác.
- Doanh nghiệp tạm ngừng kinh doanh phải tiến hành thông báo với cơ quan đăng ký kinh doanh để cơ quan kiểm soát thời hạn tạm ngừng, nếu vi phạm thì sẽ bị xử phạt theo quy định pháp luật và có thể bị thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp của công ty.
- Tạm ngừng kinh doanh là giải pháp tạm thời để doanh nghiệp có thể không thực hiện hoạt động kinh doanh trên thực tế vì một số lý do nào đó.
Điều kiện tạm ngừng kinh doanh công ty
Theo quy định doanh nghiệp chỉ có thể tạm ngừng kinh doanh khi đáp ứng đầy đủ điều kiện sau đây:
- Doanh nghiệp chuẩn bị đầy đủ hồ sơ tạm ngừng theo quy định và nộp tại phòng đăng ký kinh doanh nơi doanh nghiệp hoạt động kinh doanh.
- Thời hạn doanh nghiệp nộp hồ sơ thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh trước ít nhất là 03 ngày làm việc.
– Trước khi công ty tạm ngừng kinh doanh bắt buộc phải thông báo cho cơ quan đăng ký kinh doanh và cơ quan quản lý thuế tối thiểu 3 ngày;
– Các công ty chỉ được tạm ngừng kinh doanh không quá một năm hết 1 năm doanh nghiệp có thể tiến hành làm các hồ sơ thủ tục gia hạn tạm ngừng kinh doanh công ty.
– Trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh, công ty vẫn phải nộp đủ số thuế còn nợ, tiếp tục nghĩa vụ thanh toán các khoản nợ và hoàn thành việc thực hiện các hợp đồng đã ký, trừ trường hợp doanh nghiệp có các thỏa thuận khác.
Quy định doanh nghiệp vẫn phải thực hiện các nghĩa vụ trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh là hợp lý để có thể đảm bảo nhu cầu của doanh nghiệp và quyền, lợi ích của khách hàng, của người lao động. Quy định này giúp nhà nước có thể kiểm soát các công ty tạm ngừng kinh doanh và tránh trường hợp doanh nghiệp lợi dụng việc tạm ngừng kinh doanh để trốn tránh các nghĩa vụ thuế, các khoản nợ và thoái thác trách nhiệm đối với các hợp đồng đã ký, các nghĩa vụ với người lao động.
Thủ tục tạm ngừng kinh doanh của công ty
Khi công ty mong muốn tạm ngừng kinh doanh sẽ phải thực hiện trình tự thủ tục và chuẩn bị hồ sơ như sau:
Trình tự thực hiện thủ tục tạm ngừng kinh doanh
– Công ty phải gửi thông báo tạm ngừng trước thời gian tạm ngừng kinh doanh tối thiểu 03 ngày tới Cơ quan đăng ký kinh doanh nơi công ty đăng ký hoạt động.
– Sau khi tiếp nhận được thông báo tạm ngừng kinh doanh của doanh nghiệp, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ gửi giấy biên nhận hồ sơ cho doanh nghiệp. Và sau khi xem xét hồ sơ cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ cấp giấy xác nhận về việc công ty tạm ngừng hoạt động.
Thành phần hồ sơ tạm ngừng kinh doanh của công ty
Có hai loại là tạm ngừng theo mong muốn của doanh nghiệp và tạm ngừng theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
Đối với tạm ngừng theo yêu cầu doanh nghiệp hồ sơ bao gồm
Trong thời hạn 15 ngày trước khi tạm ngừng kinh doanh (với hộ kinh doanh thì phải từ 30 ngày trở lên), công ty gửi thông báo tạm ngừng đến Cơ quan đăng ký kinh doanh, hồ sơ thông báo bao gồm:
– Thông báo tạm ngừng kinh doanh của công ty (Mẫu tại phụ lục II-21, Phụ lục III-4 Thông tư số 20/2015/TT-BKHĐT).
– Quyết định và bản sao hợp lệ biên bản họp công ty về việc tạm ngừng kinh doanh của Hội đồng thành viên, của chủ sở hữu công ty, Hội đồng quản trị, của các thành viên hợp danh tùy thuộc vào từng loại hình công ty.
– Đối với doanh nghiệp được cấp Giấy phép đầu tư, Giấy chứng nhận đầu tư, công ty cần nộp kèm theo thông báo: Bản sao hợp lệ của Giấy chứng nhận đầu tư, của giấy chứng nhận đăng ký thuế; kèm theo giấy đề nghị bổ sung, cập nhật thông tin đăng ký doanh nghiệp.
Đối với trường hợp tạm ngừng kinh doanh theo quyết định của cơ quan nhà nước có thẩm quyền
Trường hợp công ty phải tạm ngừng kinh doanh do yêu cầu của cơ quan nhà nước sẽ phải thực hiện theo quy định của Nghị định 78/2015/NĐ-CP về đăng ký doanh nghiệp:
– Trường hợp khi cơ quan đăng ký kinh doanh nhận được các văn bản báo cáo về việc công ty có những ngành nghề kinh doanh có điều kiện tuy nhiên không đáp ứng được đủ điều kiện theo quy định từ phí các cơ quan chức năng thì cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ có thông báo yêu cầu công ty tạm ngừng kinh doanh hay tạm ngừng các ngành nghề kinh doanh có điều kiện.
– Trường hợp công ty không tạm ngừng kinh doanh theo yêu cầu, cơ quan đăng ký kinh doanh sẽ yêu cầu công ty báo cáo giải trình theo quy định của Luật Doanh nghiệp. Nếu công ty không báo cáo giải trình, cơ quan đăng ký kinh doanh có thể thu hồi Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp theo Luật Doanh nghiệp.
Những khó khăn công ty thường gặp phải khi có mong muốn tạm ngừng kinh doanh
Công ty không biết mình đủ điều kiện để làm tạm ngừng kinh doanh hay không?
Công ty thường không hiểu rõ về thủ tục và không biết các loại hồ sơ cần chuẩn bị
Công ty lo lắng khi làm việc với cơ quan hành chính nhà nước
Công ty không có đầy đủ năng lực chuyên môn khi soạn thảo hồ sơ tạm ngừng kinh doanh dẫn đến việc hồ sơ tạm ngừng khi nộp thường xuyên bị các chuyên viên yêu cầu bổ sung và sửa chữa dẫn đến thời gian thực hiện thủ tục bị kéo dài.
Công ty không nắm rõ về các thủ tục liên quan đến thuế cũng như thông báo tạm ngừng trên cổng thông tin điện tử của công ty
Những vấn đề sau khi tạm ngừng mà quý công ty cần làm thì thường các công ty không hiểu rõ. Hoặc thủ tục để khôi phục lại hoạt động sau thời gian tạm ngừng.
Công ty mặc dù đã tốn nhiều thời gian tìm hiểu tuy nhiên vẫn không thể nắm rõ các quy định và không thể giải quyết các vướng mắc về hồ sơ thủ tục tạm ngừng của công ty. Dù vậy quý công ty không phải quá lo lắng, hiện nay có rất nhiều đơn vị cung cấp pháp lý doanh nghiệp, công ty có thể tìm đến các đơn vị trên để có sự tư vấn cũng như giúp đỡ thực hiện thủ tục tạm ngừng nhanh hơn.
Tạm ngừng kinh doanh có bắt buộc phải làm thông báo với sở kế hoạch và đầu tư hay không?
– Tại điều 206 luật doanh nghiệp năm 2020 quy định có quy định về thời hạn thông báo tạm ngừng kinh doanh là 15 ngày trước khi công ty tạm ngừng kinh doanh và tổng thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh không được phép quá hai năm. Như vậy khi có mong muốn tạm ngừng kinh doanh quý công ty bắt buộc phải thông báo với Cơ quan đăng ký kinh doanh.
– Khi công ty tạm ngừng kinh doanh mà không thông báo sẽ bị xử phạt theo quy định đã có tại Nghị định 50/2016/NĐ-CP:
– Phạt tiền từ 1.000.000 đồng đến 2.000.000 VNĐ đối với hành vi không thông báo hoặc thông báo không đúng thời hạn về thời điểm và thời hạn tạm ngừng kinh doanh đến cơ quan đăng ký kinh doanh
Ngoài ra đối với chi nhánh, văn phòng đại diện…thì khi công ty thực hiện thông báo tạm ngừng kinh doanh sẽ phải tiến hành thông báo tạm ngừng hoạt động của các đơn vị trực thuộc công ty nếu không sẽ bị xử phạt từ 2.000.000 đồng đến 3.000.000 đồng.
Nghĩa vụ công ty phải thực hiện sau khi đã đăng ký tạm ngừng kinh doanh
Nghĩa vụ thuế của công ty
Công ty trong thời gian tạm ngừng kinh doanh mà không phát sinh nghĩa vụ thuế thì quý công ty không cần nộp hồ sơ khai thuế của thời gian tạm ngừng đó. Nếu công ty không trọn năm dương lịch hoặc năm tài chính thì công ty vẫn phải thực hiện nghĩa vụ làm báo thuế của thời gian công ty chưa tạm ngừng. Ngoài ra doanh nghiệp cần phải tiến hành làm báo cáo tài chính cuối năm. Nếu doanh nghiệp không có khả năng có thể tiến hành thuê dịch vụ làm báo cáo tài chính
Nghĩa vụ trả nợ của công ty
Trong thời gian mà công ty tạm ngừng kinh doanh, cong ty vẫn phải tiếp tục thanh toán các khoản thuế còn nợ, các khoản nợ cần công ty thanh toán, những nghĩa vụ phát sinh từ các hợp đồng với các đối tác, với người lao động, với khách hàng công ty vẫn tiếp tục phải thực hiện trừ những trường hợp giữa công ty và các bên có thỏa thuận khác.
Tạm ngừng kinh doanh có phải thông báo với cơ quan thuế?
Cơ quan đăng ký kinh doanh có trách nhiệm phải thông báo với cơ quan thuế về việc công ty tạm ngừng kinh doanh với thời hạn tối thiểu 2 ngày từ khi nhận được hồ sơ từ phía công ty. Do vậy, công ty khi tạm ngừng chỉ cần nộp hồ sơ cho cơ quan đăng ký kinh doanh và việc thông báo đến cơ quan thế sẽ là trách nhiệm của cơ quan đăng ký kinh doanh.
Doanh nghiệp nên tạm ngừng kinh doanh hay giải thể doanh nghiệp?
Về hậu quả pháp lý
Từ định nghĩa giải thể và tạm ngừng kinh doanh cho thấy:
– Giải thể là chấm dứt tồn tại của công ty do đó trước khi giải thể công ty bắt buộc đảm bảo thanh toán hết các nghĩa vụ tài chính liên quan đến người lao động, khách hàng và với cơ quan nhà nước.
– Tạm ngừng kinh doanh không làm chấm dứt tồn tại của công ty mà chỉ làm chấm dứt hoạt động công ty một thời gian nhất định. Sau khi hết thời hạn tạm ngừng, công ty trở lại hoạt động như bình thường. Trong thời gian tạm ngừng kinh doanh, công ty vẫn phải có nghĩa vụ tài chính với cơ quan nhà nước, hoàn trả các khoản nợ và các nghĩa vụ hợp đồng đã ký với khách hàng và người lao động.
Về trình tự, thủ tục
– Trình tự thủ tục giải thể phức tạp hơn so với tạm ngừng kinh doanh. Bởi vì công ty khi giải thể sẽ làm chấm dứt sự tồn tại của công ty đó trên thị trường, nên để tránh việc các công ty giải thể nhằm trốn tránh các nghĩa vụ tài chính với cơ quan thuế và các đối tác công ty khi muốn giải thể bắt buộc phải đảm bảo đã hoàn thành các nghĩa vụ trả nợ, nghĩa vụ thuế và các nghĩa vụ từ các hợp đồng đã ký.
>>> Do vậy để giải thể doanh nghiệp cần thời gian lâu hơn bởi nhiều thủ tục tại nhiều cơ quan như cơ quan đăng ký kinh doanh, thuế, hải quan,…
– Trong khi đó công ty tạm ngừng kinh doanh giúp công ty giảm bớt gánh nặng về tiền lương của người lao động, thuế và các nghĩa vụ khác. Nên trong thời gian tạm ngừng công ty có thể tập trung để giải quyết các khó khăn và tìm cách huy động vốn để vực lại công ty. Nếu công ty trở lại hoạt động sớm hơn công ty chỉ cần thông báo đến cơ quan đăng ký kinh doanh về việc hoạt động trở lại.
Hoặc nếu sau khi tạm ngừng mà công ty cảm thấy không thể tiếp tục hoạt động thì xem xét cân nhắc đến việc giải thể công ty.
Dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói tại Việt Luật
Việt Luật tin rằng ở những vấn đề tạm ngừng kinh doanh có thể đồng hành giải quyết các khúc mắc với công ty. Việt Luật có thể cung cấp các văn bản pháp luật cần thiết và hướng dẫn cũng như hỗ trợ các vấn đề liên quan đến Thuế và Kế toán trong thời gian công ty tạm ngừng kinh doanh.
Ưu điểm khi sử dụng dịch Việt Luật
Chi phí dịch vụ tạm ngừng kinh doanh trọn gói và hợp lý nhất.
Tư vấn khách hàng về hồ sơ, giấy tờ cần chuẩn bị khi làm thủ tục tạm ngừng
Quý công ty không phải lên Cơ quan nhà nước để thực hiện các thủ tục
Việt Luật cam kết đảm bảo thời gian thực hiện các thủ tục
Việt Luật có thể đảm nhận việc lập hồ sơ nhanh
Luật sư, chuyên viên tư vấn nhiệt tình, chuyên môn tốt đảm bảo tính pháp lý trước và sau khi tạm ngừng kinh doanh.
Cam kết của Việt luật khi công ty sử dụng dịch vụ
Quý công ty không phải di chuyển, không tốn thời gian để nộp hồ sơ
- Việt Luật tư vấn dịch vụ hoàn toàn miễn phí
- Chi phí dịch vụ trọn gói không phát sinh chi phí phụ thêm xem ở bảng giá dịch vụ tại đây
Để thực hiện hồ sơ nhanh chóng và tránh các rủi ro pháp lý khi lập hồ sơ, thực hiện các thủ tục, quý công ty có thể tìm đến dịch vụ tạm ngừng kinh doanh của Việt Luật. Quý công ty có thể tham khảo nhiều hơn các dịch vụ pháp lý doanh nghiệp cũng như các vấn đề về pháp luật doanh nghiệp, đầu tư, sở hữu trí tuệ, sổ đỏ, mã số mã vạch và đặc biệt là dịch vụ kế toán doanh nghiệp trọn gói của chúng tôi.