Thủ tục mua bán hàng hóa giữa hai doanh nghiệp chế xuất
Thủ tục mua bán hàng hóa giữa hai doanh nghiệp chế xuất
ACC là đơn vị chuyên cung cấp các thông tin pháp lý về thủ tục mua bán hàng hóa giữa hai doanh nghiệp chế xuất mới nhất. Mời bạn tham khảo chi tiết dịch vụ bài viết này.
Nội Dung Chính
1. Khái niệm về thủ tục mua bán hàng hóa giữa hai doanh nghiệp chế xuất
- Thủ tục mua bán hàng hóa: thủ tục mua bán hàng hóa là hoạt động thương mại, theo đó bên bán có nghĩa vụ giao hàng, chuyển quyền sở hữu hàng hóa cho bên mua và nhận thanh toán; bên mua có nghĩa vụ thanh toán cho bên bán, nhận hàng và quyền sở hữu hàng hóa theo thỏa thuận.
- Doanh nghiệp chế xuất (DNCX): Theo quy định tại Khoản 6 Điều 2 Nghị định 29/2008/NĐ-CP thì doanh nghiệp chế xuất là doanh nghiệp được thành lập và hoạt động trong khu chế xuất hoặc doanh nghiệp xuất khẩu toàn bộ sản phẩm hoạt động trong khu công nghiệp, khu kinh tế.
2. Quy định về thành lập doanh nghiệp chế xuất
Quy định về thành lập doanh nghiệp chế xuất: Theo quy định tại Điều 30 Nghị định 82/2018 NĐ-CP thì thì doanh nghiệp chế xuất để được thành lập phải đáp ứng các điều kiện sau ;
- Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất được áp dụng quy định đối với khu vực hải quan riêng, khu phi thuế quan trừ các quy định riêng áp dụng đối với khu phi thuế quan thuộc khu kinh tế cửa khẩu.
- Doanh nghiệp chế xuất được quy định trong giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc trong văn bản của cơ quan đăng ký đầu tư có thẩm quyền trong trường hợp không phải thực hiện thủ tục cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư. Cơ quan đăng ký đầu tư có trách nhiệm lấy ý kiến cơ quan hải quan có thẩm quyền về khả năng đáp ứng điều kiện kiểm tra, giám sát hải quan trước khi cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư hoặc xác nhận bằng văn bản cho nhà đầu tư.
- Trong khu công nghiệp có thể có các phân khu công nghiệp dành cho các doanh nghiệp chế xuất. Khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất hoặc phân khu công nghiệp dành cho doanh nghiệp chế xuất được ngăn cách với lãnh thổ bên ngoài bằng hệ thống tường rào, có cổng và cửa ra, vào, bảo đảm điều kiện cho sự kiểm tra, giám sát, kiểm soát của cơ quan hải quan và các cơ quan chức năng có liên quan theo quy định áp dụng đối với khu phi thuế quan, quy định tại pháp luật về thuế xuất khẩu, thuế nhập khẩu.
- Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chế xuất được mua vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại doanh nghiệp.
- Doanh nghiệp chế xuất, người bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục xuất khẩu, nhập khẩu đối với vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng từ nội địa Việt Nam.
- Thủ tục hải quan, kiểm tra và giám sát hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu của khu chế xuất, doanh nghiệp chế xuất thực hiện theo pháp luật về hải quan.
3. Thủ tục mua bán hàng hóa giữa hai doanh nghiệp chế xuất
Thủ tục mua bán hàng hóa giữa hai doanh nghiệp chế xuất được thực hiện như thủ tục hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ hoặc hai doanh nghiệp chế xuất có thể lựa chọn không thực hiện thủ tục hải quan.
Trường hợp 2 doanh nghiệp chế xuất mua bán hàng hóa không thực hiện thủ tục hải quan
- Hàng hóa mua, bán giữa các DNCX với nhau. Trường hợp hàng hóa là nguyên liệu, vật tư, máy móc, thiết bị của hợp đồng gia công giữa các DNCX thì thực hiện theo quy định tại khoản 3 Điều 76 Thông tư 39/2018/TT-BTC.
- Hàng hóa là vật liệu xây dựng, văn phòng phẩm, lương thực, thực phẩm, hàng tiêu dùng mua từ nội địa để xây dựng công trình, phục vụ cho điều hành bộ máy văn phòng và sinh hoạt của cán bộ, công nhân làm việc tại DNCX.
- Hàng hóa luân chuyển trong nội bộ của một DNCX, luân chuyển giữa các DNCX trong cùng một khu chế xuất.
- Hàng hóa của các DNCX thuộc một tập đoàn hay hệ thống công ty tại Việt Nam, có hạch toán phụ thuộc.
- Hàng hóa đưa vào, đưa ra DNCX để bảo hành, sửa chữa hoặc thực hiện một số công đoạn trong hoạt động sản xuất như: kiểm tra, phân loại, đóng gói, đóng gói lại.
- Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hó
- Theo quy định trên, hàng hóa mua, bán giữa các doanh nghiệp chế xuất với nhau được lựa chọn thực hiện hoặc không thực hiện thủ tục hải quan. Trường hợp không làm thủ tục hải quan, DNCX lập và lưu trữ chứng từ, sổ chi tiết việc theo dõi hàng hóa đưa vào, đưa ra theo các quy định của Bộ Tài chính về mua bán hàng hóa, chế độ kế toán, kiểm toán, trong đó xác định rõ mục đích, nguồn hàng hóa.
Trường hợp hai doanh nghiệp chế xuất mua bán hàng hóa thực hiện thủ tục hải quan thực hiện theo trình tự
Đối với người xuất khẩu
- Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa xuất khẩu và khai vận chuyển kết hợp, trong đó ghi rõ vào ô “Điểm đích cho vận chuyển bảo thuế” là mã địa điểm của Chi cục Hải quan làm thủ tục hải quan nhập khẩu.
- Bước 2: Thực hiện thủ tục xuất khẩu hàng hóa theo quy định.
- Bước 3: Giao hàng hóa cho người nhập khẩu sau khi hàng hóa xuất khẩu đã được thông quan.
Đối với người nhập khẩu
- Bước 1: Khai thông tin tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo đúng thời hạn quy định trong đó ghi rõ số tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ tương ứng tại ô “Phần ghi chú” trên tờ khai hàng hóa nhập khẩu hoặc ô “Ghi chép khác” trên tờ khai hải quan giấy.
- Bước 2: Thực hiện thủ tục nhập khẩu hàng hóa theo quy định.
Đối với cơ quan Hải quan làm thủ tục nhập khẩu
- Bước 1: Theo dõi những tờ khai hàng hóa xuất khẩu tại chỗ đã hoàn thành thủ tục hải quan để thực hiện thủ tục hải quan đối với hàng hóa nhập khẩu.
- Bước 2: Tiếp nhận, kiểm tra theo kết quả phân luồng của hệ thống.
- Bước 3: Đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo chỉ định của thương nhân nước ngoài thì hàng tháng tổng hợp và lập danh sách các tờ khai hàng hóa nhập khẩu tại chỗ đã được thông quan.
Thành phần, số lượng hồ sơ
Như đối với loại hình xuất khẩu, nhập khẩu tại chỗ theo quy định tại Điều 86 Thông tư số 38/2015/TT-BTC, cụ thể;
- Thành phần hồ sơ đối với hàng hóa nhập khẩu;
- Tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa nhập khẩu theo mẫu HQ/2015/NK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
- Hóa đơn thương mại trong trường hợp người mua phải thanh toán cho người bán: 01 bản chụp.
- Vận tải đơn hoặc các chứng từ vận tải khác có giá trị tương đương đối với trường hợp hàng hóa vận chuyển bằng đường biển, đường hàng không, đường sắt, vận tải đa phương thức theo quy định của pháp luật (trừ hàng hoá nhập khẩu qua cửa khẩu biên giới đường bộ, hàng hoá mua bán giữa khu phi thuế quan và nội địa, hàng hóa nhập khẩu do người nhập cảnh mang theo đường hành lý): 01 bản chụp.
- Giấy phép nhập khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép nhập khẩu; Giấy phép nhập khẩu theo hạn ngạch thuế quan: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần.
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc Giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
- Đối với chứng từ quy định tại điểm d, điểm đ khoản 2 Điều 25 Nghị định 08/2015/NĐ-CP, nếu áp dụng cơ chế một cửa quốc gia, cơ quan quản lý nhà nước chuyên ngành gửi giấy phép nhập khẩu, văn bản thông báo kết quả kiểm tra, miễn kiểm tra chuyên ngành dưới dạng điện tử thông qua Cổng thông tin một cửa quốc gia, người khai hải quan không phải nộp khi làm thủ tục hải quan.
- Tờ khai trị giá: Người khai hải quan khai tờ khai trị giá theo mẫu, gửi đến Hệ thống dưới dạng dữ liệu điện tử hoặc nộp cho cơ quan hải quan 02 bản chính (đối với trường hợp khai trên tờ khai hải quan giấy). Các trường hợp phải khai tờ khai trị giá và mẫu tờ khai trị giá thực hiện theo Thông tư của Bộ Tài chính quy định về việc xác định trị giá hải quan đối với hàng hóa xuất khẩu, nhập khẩu.
- Chứng từ chứng nhận xuất xứ hàng hóa (Giấy chứng nhận xuất xứ hàng hóa hoặc Chứng từ tự chứng nhận xuất xứ): 01 bản chính hoặc chứng từ dưới dạng dữ liệu điện tử.
Thành phần hồ sơ đối với hàng hóa xuất khẩu
- Tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo các chỉ tiêu thông tin tại Phụ lục II ban hành kèm Thông tư 38/2015/TT-BTC.
- Trường hợp thực hiện trên tờ khai hải quan giấy theo quy định tại khoản 2 Điều 25 Nghị định số 08/2015/NĐ-CP, người khai hải quan khai và nộp 02 bản chính tờ khai hàng hóa xuất khẩu theo mẫu HQ/2015/XK Phụ lục IV ban hành kèm Thông tư này;
- Giấy phép xuất khẩu đối với hàng hóa phải có giấy phép xuất khẩu: 01 bản chính nếu xuất khẩu một lần hoặc 01 bản chụp kèm theo Phiếu theo dõi trừ lùi nếu xuất khẩu nhiều lần;
- Giấy thông báo miễn kiểm tra hoặc giấy thông báo kết quả kiểm tra của cơ quan kiểm tra chuyên ngành theo quy định của pháp luật: 01 bản chính.
Số lượng
01 bộ.
Cách thức thực hiện
Điện tử.
Thời hạn giải quyết
Trong thời hạn 15 ngày làm việc kể từ ngày thông quan hàng hóa xuất khẩu và sau khi hoàn thành việc giao nhận hàng hóa, người nhập khẩu tại chỗ phải làm thủ tục hải quan.
Cơ quan thực hiện thủ tục hành chính
- Cơ quan có thẩm quyền quyết định: Chi cục Hải quan
- Cơ quan trực tiếp thực hiện TTHC: Chi cục Hải quan;
Kết quả thực hiện thủ tục hành chính
Thông quan hàng hóa.
Lệ phí (nếu có)
20.000 đ/tờ khai (Thông tư số 172/2010/TT-BTC ngày 02/11/2010).
Tên mẫu đơn, mẫu tờ khai
Mẫu số 20/TKXNTC/GSQL Phụ lục V ban hành kèm Thông tư số 38/2015/TT-BTC.
Câu hỏi thường gặp:
1. Đối tượng nào được bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất ?
– Doanh nghiệp nội địa;
– Tổ hợp tác;
– Hộ gia đình;
– Cá nhân.
2. Hàng hóa nào từ nội địa bán cho doanh nghiệp chế xuất?
- Hàng hóa không thuộc “Danh mục hàng hóa cấm xuất khẩu, cấm nhập khẩu củaViệt Nam”.
- Hàng hóa xuất khẩu quản lý bàng hạn ngạch, hoạc chỉ tiêu được bán cho doanhnghiệp chế xuất với số lượng, hoặc trị giá phù hợp với hạn ngạch được phân bổ,hoặc chỉ tiêu đttợc giao.
- Hàng hóa xuất khẩu theo quản lý chuyên ngành được bán cho doanh nghiệp chế xuất theo quy định của Bộ chuyên ngành.
3. Doanh nghiệp chế xuất có được bán hàng vào nội địa không?
Doanh nghiệp chế xuất được bán hàng vào nội địa nhưng phải xin cấp quyền phân phối hàng hóa và thủ tục hải quan.
4. Đối tượng mua hàng từ doanh nghiệp chế xuất?
- Doanh nghiệp Việt Nam đươc thành lập theo pháp luật có ngành hàng phù hợp được mua tất cả các hàng hóa .
- Tổ hợp tác, hộ gia đình, cá rthân được mua phế liệu, phế phẩm còn gíá trị thương mại của doanh nghiệp chế xuất.
- Doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài được thành lập theo Luật Đầu tư nướcngoài tại Việt Nam được mua hàng hóa cho sản xuất hàng xuất khẩu của chính doanh nghiệp, phù hợp với lĩnh vực sản xuất kinh doanh quy định tại giấyphép đầu tư.
Đánh giá post
✅ Dịch vụ thành lập công ty
⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh
⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn
⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán
⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán
⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu
⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin