Thủ tục, hồ sơ xin cấp giấy xác nhận không có tiền án tiền sự
Muốn xin xác nhận không có tiền án, tiền sự thì xác nhận ở đâu? Nơi xin giấy xác nhận không tiền án tiền sự? Thủ tục, hồ sơ và hướng dẫn chi tiết thủ tục xin cấp giấy xác nhận không tiền án, tiền sự
Hiện nay có rất nhiều người liên hệ đến công ty Luật Dương Gia để hỏi về thủ tục xin xác nhận không có tiền án, tiền sự với mục đích để đi xin việc, đi lao động nước ngoài. Điển hình với một số trường hợp ví dụ như: bị phạt 5 năm tù giam từ năm 2008, đến nay đã chấp hành xong và về địa phương làm ăn được một thời gian rất dài, giờ muốn xin vào một số công ty hoặc đi nước ngoài, người ta yêu cầu cần có giấy xác nhận không tiền án, tiền sự.
Vậy câu hỏi đặt ra là: họ phải làm gì để xin giấy xác nhận đó và xin thì xin ở cơ quan nào? Để giải đáp những thắc mắc trên chúng tôi tóm tắt thủ tục xin xác nhận không tiền án, tiền sự với những thông tin chính trong bài dưới đây, với mong muốn giúp mọi người có thể tham khảo và tìm kiếm thông tin pháp lý về vấn đề trên một cách ngắn gọn và dễ hiểu.
Thực tế hiện nay thủ tục xin giấy xác nhận không có tiền án, tiền sự mọi người hay còn nói là thủ tục xóa án tích, nhưng trên thực tế nó là thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1. Ngày trước theo Luật cũ chúng ta có thể xin những giấy tờ xác nhận trên ở Uỷ ban xã phường thị trấn hay cơ quan Tòa án nhân dân quận/huyện nơi xét xử vụ án. Nhưng theo quy định trong luật mới thì chúng ta sẽ xin thủ tục trên ở Sở tư pháp tỉnh/ thành phố nơi mình thường trú.
1. Phiếu lý lịch tư pháp là gì?
Phiếu lý lịch tư pháp là tài liệu xác nhận do bên Sở Tư Pháp cấp. Phiếu lý lịch tư pháp mang nội dung thông tin chứng minh một cá nhân có hay không có các án tích, bản án hoặc các quyết định xử phạt của Tòa án.
Phiếu lý lịch tư pháp hiện nay có rất nhiều tên gọi ngoài thực tế, dẫn đến việc nhầm lẫn về thủ tục và khó xác định được cơ quan xử lý hồ sơ, như một số trường hợp người ta gọi thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 là thủ tục xin cấp giấy xác nhận không có tiền án, tiền sự hay thủ tục xin xóa án tích. Trường hợp gặp nhiều nhất hiện nay là xóa án tích, người ta khi ra tù, quay trở lại tái hòa nhập với cộng đồng, cần một số thủ tục xác nhận lại lý lịch nhân thân và thường gọi là thủ tục xóa án tích. Như vậy có thể hiểu thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 chính là thủ tục xin cấp giấy xác nhận không có tiền án, tiền sự; hay còn gọi là thủ tục xóa án tích. Do đó, định nghĩa cụ thể và chi tiết về phiếu lý lịch tư pháp thì chưa được cụ thể hóa, nếu bạn cần xin xóa án tích hay xin cấp giấy xác nhận không có tiền án, tiền sự có thể tham khảo thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 như bài viết này có đề cập.
2. Thủ tục và quy trình xin phiếu lý lịch tư pháp số 1:
Muốn xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 hay còn là thủ tục xác nhận không có tiền án, tiền sự hay thủ tục xóa án tích thì thực hiện theo các bước sau:
– Trình tự thực hiện:
Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ .
Công dân chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định bao gồm:
- Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người xin giấy xác nhận (bản sao công chứng kèm bản chính để đối chiếu)
- Một bản trích lục hoặc bản sao bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nếu vụ án đã xét xử lên đến cấp phúc thẩm thì bạn cung cấp thêm bản trích lục hoặc bản sao bản án hình sự phúc thẩm.
- Giấy xác nhận của trại giam nơi bạn đã chấp hành hình phạt, xác nhận bạn đã chấp hành xong hình phạt tù do Trại giam nơi thi hành án cấp hoặc giấy tờ có giá trị nội dung thay thế tương đương.
- Giấy chứng nhận của cơ quan thi hành án hình sự – Công an quận/ huyện/ thị xã cấp hoặc những giấy tờ khác có giá trị nội dung tương ứng xác nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, thời gian thử thách án treo.
- Giấy chứng nhận được nhận đặc xá do Trại giam nơi thi hành án cấp (trường hợp bị xử phạt tù giam nhưng được đặc xá).
- Biên lai hoặc giấy xác nhận đã nộp đầy đủ tiền án phí, tiền phạt và xác khoản nghĩa vụ dân sự khác như: bồi thường thiệt hại, truy thu, phí xét xử của Tòa án…. Những giấy xác nhận về án phí hay tiền phạt trên do cơ quan thi hành án dân sự cấp, do đó chúng ta có thể lên cơ quan này xin để làm thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1.
- Giấy xác nhận không phạm tội mới do công an quận/huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (giấy này lên trực tiếp tại cơ quan công an có mẫu).
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, người đi làm thủ tục có thể lên trực tiếp Sở tư pháp xin mẫu này và điền đầy đủ thông tin vào.
Bước 2: Tiếp nhận hồ sơ của công dân:
a. Địa điểm tiếp nhận:
Người làm thủ tục sau khi chuẩn bị hồ sơ đầy đủ theo những mục nêu trên đem nộp cho bộ phận tiếp nhận hồ sơ (hay còn gọi là bộ phận một cửa) của Sở Tư pháp nơi người muốn làm thủ tục xác nhận cho mình thường trú.
b. Thời gian tiếp nhận:
Trong giờ hành chính các ngày làm việc trong tuần (trừ ngày nghỉ lễ, tết theo quy định)
c. Trình tự tiếp nhận và xử lý hồ sơ:
Sau khi bộ phận tiếp nhận hồ sơ của Sở Tư pháp nhận hồ sơ trên, chuyên viên tiếp nhận hồ sơ kiểm tra sự đầy đủ, tính hợp pháp, nội dung hồ sơ theo quy định của pháp luật.
– Nếu hồ sơ đầy đủ, hợp lệ thì tiếp nhận.
– Nếu hồ sơ chưa đầy đủ hợp lệ thì hướng dẫn để người nộp hoàn chỉnh lại theo quy định.
Ghi chú: Không yêu cầu thêm bất cứ điều kiện, thủ tục nào ngoài thủ tục hồ sơ đã niêm yết công khai.
Sau khi Sở tư pháp nhận hồ sơ sẽ gửi văn bản yêu cầu xác minh cho bên phía Uỷ ban nhân dân cấp xã hoặc cơ quan, tổ chức nơi người bị kết án cư trú, làm việc sau khi chấp hành án xong bản án.
Bên Uỷ ban nhân dân xã/ phường/ thị trấn khi nhận được thông tin từ Sở Tư pháp giao cho cơ quan, tổ chức chuyên trách xác minh thông tin theo yêu cầu của Sở Tư pháp, sau đó nộp bản thông báo kết quả xác minh cho Sở Tư pháp trong thời hạn là 10 ngày làm việc được tính từ ngày nhận được văn bản yêu cầu xác minh.
Sở Tư pháp sau khi nhận được văn bản thông báo kết quả xác minh trên của Uỷ ban nhân dân cấp xã, Sở Tư pháp sẽ tiến hành xử lý tra soát phần tài liệu hồ sơ và thông tin Ủy ban nhân dân xã/ phường/thị trấn cung cấp, ra xác nhận cấp phiếu lý lịch tư pháp số một cho người dân, đồng thời trả kết quả này cho người nộp hồ sơ yêu cầu.
Bước 3: Trả kết quả
Theo giấy hẹn ghi trên giấy tiếp nhận hồ sơ, người đi làm thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 lên trực tiếp tại bộ phận trả kết quả của Sở Tư pháp để lấy kết quả hoặc đăng ký trả kết quả qua đường bưu điện ngay lúc Sở Tư pháp tiếp nhận hồ sơ và ghi phiếu hẹn trả kết quả.
3. Thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp để chứng minh đã được xóa án tích:
Tóm tắt câu hỏi:
Tôi có bị phạt tội tổ chức đánh bạc từ năm 2014 và bị Tòa án tuyên phạt 3 năm tù giam, tôi đã chấp hành và về từ năm 2017 nay tôi muốn đi làm bảo vệ cho một công ty bảo vệ. Họ yêu cầu tôi về địa phương xin giấy phiếu lý lịch tư pháp, tôi lên Uỷ ban xã tôi đang ở nhưng họ bảo họ không cấp cho được và bảo tôi lên Tỉnh hỏi. Bây giờ tôi phải làm gì để xin được tờ phiếu đó để nộp cho công ty? Tôi cảm ơn.
Luật sư tư vấn:
Thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp mà bạn được công ty yêu cầu về xin tại địa phương hay còn gọi là thủ tục xóa án tích. Căn cứ theo quy định tại Điều 70 Bộ luật hình sự năm 2015:
Điều 70. Đương nhiên được xóa án tích
1. Đương nhiên được xóa án tích được áp dụng đối với người bị kết án không phải về các tội quy định tại Chương XIII và Chương XXVI của Bộ luật này khi họ đã chấp hành xong hình phạt chính, thời gian thử thách án treo hoặc hết thời hiệu thi hành bản án và đáp ứng các điều kiện quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này.
2. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, người đó đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn sau đây:
a) 01 năm trong trường hợp bị phạt cảnh cáo, phạt tiền, cải tạo không giam giữ, phạt tù nhưng được hưởng án treo;
b) 02 năm trong trong trường hợp bị phạt tù đến 05 năm;
c) 03 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 05 năm đến 15 năm;
d) 05 năm trong trường hợp bị phạt tù từ trên 15 năm, tù chung thân hoặc tử hình nhưng đã được giảm án.
Trường hợp người bị kết án đang chấp hành hình phạt bổ sung là quản chế, cấm cư trú, cấm đảm nhiệm chức vụ, cấm hành nghề hoặc làm công việc nhất định, tước một số quyền công dân mà thời hạn phải chấp hành dài hơn thời hạn quy định tại các điểm a, b và c khoản này thì thời hạn đương nhiên được xóa án tích sẽ hết vào thời điểm người đó chấp hành xong hình phạt bổ sung.
3. Người bị kết án đương nhiên được xóa án tích, nếu từ khi hết thời hiệu thi hành bản án, người đó không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn quy định tại khoản 2 Điều này.
4. Cơ quan quản lý cơ sở dữ liệu lý lịch tư pháp có trách nhiệm cập nhật thông tin về tình hình án tích của người bị kết án và khi có yêu cầu thì cấp phiếu lý lịch tư pháp xác nhận không có án tích, nếu có đủ điều kiện quy định tại khoản 2 hoặc khoản 3 Điều này.
Đương nhiên được xóa án tích’ không phải tự nhiên phần án tích của bạn được xóa đi, mà bạn phải làm thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1 nó mới đương nhiên được xóa phần án tích bạn đã chấp hành 03 năm với tội danh là đánh bạc.
Bạn đi chấp hành 03 năm và về vào năm 2017, căn cứ theo khoản 2 Điều 17 nêu trên, nếu từ khi chấp hành xong hình phạt chính hoặc hết thời gian thử thách án treo, bạn đã chấp hành xong hình phạt bổ sung, các quyết định khác của bản án và không thực hiện hành vi phạm tội mới trong thời hạn 02 năm bạn mới đủ điều kiện để làm hồ sơ xin xóa án tích.
4. Thủ tục xin giấy xác nhận không có tiền án, tiền sự:
Bạn cần chuẩn bị đầy đủ hồ sơ, giấy tờ theo đúng quy định bao gồm:
- Sổ hộ khẩu và chứng minh nhân dân của người xin giấy xác nhận (bản sao công chứng kèm bản chính để đối chiếu)
- Một bản trích lục hoặc bản sao bản án hình sự sơ thẩm đã có hiệu lực pháp luật, nếu vụ án đã xét xử lên đến cấp phúc thẩm thì bạn cung cấp thêm bản trích lục hoặc bản sao bản án hình sự phúc thẩm.
- Giấy xác nhận của trại giam nơi bạn đã chấp hành hình phạt, xác nhận bạn đã chấp hành xong hình phạt tù do Trại giam nơi thi hành án cấp hoặc giấy tờ có giá trị nội dung thay thế tương đương.
- Giấy chứng nhận của cơ quan thi hành án hình sự – Công an quận/ huyện/ thị xã cấp hoặc những giấy tờ khác có giá trị nội dung tương ứng xác nhận đã chấp hành xong án phạt cải tạo không giam giữ, thời gian thử thách án treo.
- Giấy chứng nhận được nhận đặc xá do Trại giam nơi thi hành án cấp (trường hợp bị xử phạt tù giam nhưng được đặc xá).
- Biên lai hoặc giấy xác nhận đã nộp đầy đủ tiền án phí, tiền phạt và xác khoản nghĩa vụ dân sự khác như: bồi thường thiệt hại, truy thu, phí xét xử của Tòa án…. Những giấy xác nhận về án phí hay tiền phạt trên do cơ quan thi hành án dân sự cấp, do đó chúng ta có thể lên cơ quan này xin để làm thủ tục xin phiếu lý lịch tư pháp số 1.
- Giấy xác nhận không phạm tội mới do công an quận/huyện nơi người bị kết án thường trú cấp (giấy này lên trực tiếp tại cơ quan công an có mẫu).
- Tờ khai yêu cầu cấp phiếu lý lịch tư pháp, người đi làm thủ tục có thể lên trực tiếp Sở tư pháp xin mẫu này và điền đầy đủ thông tin vào.
Sau khi chuẩn bị xong nộp trực tiếp lên Sở Tư pháp, Sở Tư pháp xem xét, tiếp nhận hồ sơ và đưa cho bạn một giấy hẹn khoảng 7-14 ngày sau họ sẽ gửi cho bạn kết quả phiếu lý lịch tư pháp số 1. Bạn nhận kết quả này và nộp lại cho công ty mình muốn làm việc.