Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp bán hàng trong khu chế xuất

Bài viết trước, Lacco đã chia sẻ với các bạn chi tiết về những căn cứ pháp lý Thủ tục bán hàng vào khu chế xuất và mức thuế suất hàng hóa. Trong quá trình làm thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ, các doanh nghiệp nội địa bán hàng cho doanh nghiệp trong khu chế xuất cần phải chuẩn bị những gì? có những bên liên quan nào và phải chịu những trách nhiệm gì? Tất cả sẽ được Công ty Lacco giải đáp chi tiết trong bài viết dưới đây.

Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp bán hàng trong khu chế xuất

I. Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ 

Doanh nghiệp chế xuất và doanh nghiệp nội địa khi làm thủ tục hải quan cần thực hiện theo trình tự các bước và sử dụng tờ khai xuất nhập khẩu tại chỗ Hồ sơ hải quan. Các thủ tục bao gồm:

– 04 bản chính Tờ khai xuất – nhập khẩu tại chỗ: Chuẩn bị theo mẫu tờ khai quy định tại Phụ lục IV có hướng dẫn tại Phụ lục V ban hành.

– 01 bản sao hợp đồng thuê, mượn 

– Thủ tục các bên cần trình hải quan:

+ Bên xuất khẩu: hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công hàng hóa chỉ định giao hàng tại Việt Nam

+ Bên nhập khẩu: hợp đồng mua bán hàng hoá hoặc hợp đồng gia công hàng hóa được chỉ định nhận hàng tại Việt Nam.

– 01 bản sao Hoá đơn GTGT do doanh nghiệp xuất khẩu lập

– Một số loại giấy tờ khác (trừ vận đơn B/L) theo quy định đối với từng loại hình xuất khẩu, nhập khẩu.

Tham khảo: Dịch vụ khai báo hải quan là gì? Báo giá dịch vụ

II. Trách nhiệm của một số bên liên quan

Thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp bán hàng trong khu chế xuất

1. Trách nhiệm chuẩn bị thủ tục của doanh nghiệp xuất khẩu

Bên cạnh những thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp xuất khẩu cũng phải có trách nhiệm chuẩn bị một số thủ tục hải quan bao gồm:

– 4 tờ khai: khai đầy đủ các thông tin, tiêu chí dành cho doanh nghiệp xuất khẩu. Có ký tên, đóng dấu đầy đủ.

– 04 tờ khai hải quan, hàng hóa cùng hoá đơn GTGT (liên giao cho bên mua, trên hoá đơn ghi rõ, đầy đủ tên doanh nghiệp nhập khẩu và tên thương nhân nước ngoài) cho đơn vị nhập khẩu.

Xem chi tiết: Thuế GTGT đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất

2. Trách nhiệm xử lý thủ tục của đơn vị nhập khẩu

Sau khi nhận đủ tờ khai hải quan từ doanh nghiệp xuất khẩu, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ phải tiếp tục thực hiện:

– Khai 04 tờ khai hải quan với đầy đủ các tiêu chí, thông tin dành cho doanh nghiệp nhập khẩu

Sau khi doanh nghiệp xuất khẩu tại chỗ giao hàng đến địa chỉ giao hẹn, doanh nghiệp nhập khẩu sẽ chịu trách nhiệm nhận và bảo quản hàng hoá cho đến khi Chi cục Hải quan giải quyết xong thủ tục nhập khẩu tại chỗ và đưa ra quyết định về hình thức và mức độ kiểm tra hải quan;

– Trường hợp hàng hoá được xếp diện miễn kiểm tra thực tế thì doanh nghiệp nhập khẩu được đưa ngay vào sản xuất; đối với hàng hoá được xếp diện phải kiểm tra thực tế thì cần đợi sau khi được kiểm tra xong thì mới được đưa vào sản xuất.

– Nộp hồ sơ hải quan cùng mẫu hàng hoá nhập khẩu tại chỗ (với hàng nhập khẩu tại chỗ dùng làm nguyên liệu để gia công và sản xuất xuất khẩu) cho Chi cục Hải quan nơi làm thủ tục nhập khẩu để tiến hành làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ như quy định, đúng với từng loại hình nhập khẩu;

– Sau khi hoàn thành thủ tục nhập khẩu tại chỗ, doanh nghiệp nhập khẩu lưu 01 tờ khai và chuyển 02 tờ khai còn lại cho doanh nghiệp xuất khẩu.

Bạn nên biết: Quy trình khai báo hải quan xuất nhập khẩu

3. Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ

Trách nhiệm của Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu tại chỗ

– Tiếp nhận, xử lý tờ khai, quyết định hình thức và mức độ kiểm tra theo quy định của thông qua các văn bản pháp luật, phù hợp với từng loại hình hàng hóa. Bên cạnh đó, hải quan cũng cần kiểm tra tính thuế (với hàng có thuế) như quy định hiện hành đối với hàng hóa nhập khẩu. 

– Thực hiện Cần niêm phong mẫu, sau đó giao cho doanh nghiệp tự bảo quản để khi cần thì xuất trình cho cơ quan hải quan.

– Kiểm tra hàng hoá với trường hợp hàng hóa phải kiểm tra;

– Xác nhận đã thực hiện thủ tục hải quan, ký tên, đóng dấu công chức vào các tờ khai;

– Lưu lại 01 tờ khai và các chứng từ doanh nghiệp phải nộp. Còn lại những chứng từ khác sẽ trả cho doanh nghiệp nhập khẩu 03 tờ khai cùng các chứng từ khác.

– Đưa ra văn bản thông báo cho cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp nhập khẩu tại chỗ biết để thuận tiện theo dõi và thông báo với Chi cục Hải quan làm thủ tục nhập khẩu.

Bên cạnh các loại thủ tục hải quan nhập khẩu tại chỗ đối với doanh nghiệp bán hàng cho doanh nghiệp chế xuất. Doanh nghiệp cũng cần nắm rõ mức Thuế suất thuế GTGT đối với doanh nghiệp Bán hàng vào khu chế xuất cho từng loại hàng hóa mua bán cụ thể cũng như các căn cứ pháp lý quy định về điều kiện hưởng thuế ưu đãi để đảm bảo quyền lợi và thực hiện đóng thuế theo đúng quy định.

Mọi vấn đề thắc mắc hoặc cần hỗ trợ về các dịch vụ logistics khu công nghiệp, quý khách vui lòng liên hệ trực tiếp cho Công ty Lacco theo địa chỉ hotline: 0906 23 5599 – email: [email protected] để được các chuyên viên tư vấn trực tiếp.

Hiện nay, công ty Lacco đã mở rộng chi nhánh, văn phòng đại diện đến các khu công nghiệp, bến cảng trọng điểm nhằm sẵn sàng túc trực, hỗ trợ khách hàng khi cần thiết. Do đó, khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm hàng hóa được xử lý nhanh chóng, kịp thời để vận chuyển nhanh chóng nhất để tiết kiệm tối đa thời gian, chi phí và nhân lực thực hiện.