Thủ tục đăng ký thuế cho doanh nghiệp mới thành lập – Tân Thành Thịnh

Đăng ký thuế là việc thực hiện kê khai với cơ quan thuế hoặc cơ quan đăng ký kinh doanh các thông tin định danh của cá nhân (họ tên, tuổi, nghề nghiệp, địa chỉ…) hoặc doanh nghiệp (tên tổ chức, ngành nghề kinh doanh, trụ sở…) để phân biệt giữa các cá nhân, doanh nghiệp khithực hiện nghĩa vụ đóng thuế với nhà nước theo quy định của pháp luật.

Sau khi thực hiện đăng ký thuế, cá nhân hoặc doanh nghiệp sẽ được cơ quan thếu cấp cho một mã số thuế nhất định, mã số này là duy nhất, không trùng lặp. 

Người nộp thuế doanh nghiệp thực hiện đăng ký thuế theo Luật Doanh Nghiệp 2020. Mã số thuế của doanh nghiệp đồng thời là mã số đăng ký kinh doanh. Mã số thuế được cấu trúc là một dãy số N1N2N3N4N5N6N7N8N9N10-N11N12N13. Trong đó:

Hai chữ số đầu N1N2 là số phân khoảng tỉnh.

Bảy chữ số N3N4N5N6N7N8N9 đ­ợc đánh số thứ tự từ 0000001 đến 9999999. Chữ số N10 là số kiểm tra.

Ba chữ số N11N12N13 là các số thứ tự từ 001 đến 999 theo từng đơn vị trực thuộc, chi nhánh của người nộp thuế độc lập.

Trong các giao dịch với cơ quan thuế và các giao dịch kinh tế khác có liên quan đến việc xác định nghĩa vụ thuế, người nộp thuế có trách nhiệm ghi mã số thuế trên các giấy tờ giao dịch.

1.1 Doanh nghiệp mới đóng những loại thuế nào?

Đóng thuế là nghĩa vụ bắt buộc của mọi doanh nghiệp, kể cả những doanh nghiệp mới thành lập. Sau đây là những loại thuế mà doanh nghiệp mới cần phải đóng: Thuế môn bài, thuế GTGT, thuế TNDN và thuế TNCN.

a) Thuế môn bài

Thuế môn bài là một trong số các loại thuế bắt buộc mỗi doanh nghiệp phải thực hiện đóng hàng năm. Mức đóng thuế môn bài phụ thuộc vào vốn điều lệ, vốn đầu tư ban đầu trên giấp đăng ký kinh doanh và những thay đổi vốn trong quá trình hoạt động kinh doanh. 

Thời hạn nộp lệ phí môn bài của doanh nghiệp chậm nhất là ngày 30/1 hàng năm. Trường hợp người nộp lệ phí mới thành lập cơ sở sản xuất kinh doanh hoặc mới bắt đầu hoạt động sản xuất kinh doanh thì thời hạn nộp lệ phí môn bài chậm nhất là ngày cuối cùng của thời hạn nộp hồ sơ khai lệ phí.

b) Thuế giá trị gia tăng

Thuế giá trị gia tăng (GTGT) có tên viết tắt là VAT – Value Added Tax. Thuế GTGT là thuế tính trên giá trị tăng thêm của hàng hoá, dịch vụ phát sinh trong quá trình từ sản xuất, lưu thông và buôn bán hàng hóa đến tiêu dùng. Nghĩa là sau khi thành lập, doanh nghiệp đi vào hoạt động sản xuất, kinh doanh và phát sinh những giao dịch mới thực hiện đóng thuế GTGT.

Các doanh nghiệp đóng thuế gtgt vào ngân sách Nhà nước theo mức độ tiêu thụ hàng hóa, dịch vụ. Có 3 mức thuế gtgt phổ biến hiện nay là:

  • Miễn phí thuế suất (0%)

  • 5%

  • 10%

Tùy vào từng mặt hàng cụ thể, từng ngành nghề kinh doanh cụ thể theo quy định của tổng cục thuế mà mỗi doanh nghiệp sẽ thực hiện đóng thuế theo mức tương ứng.

Có 2 hình thức kê khai thuế gtgt cho doanh nghiệp hiện nay là: kê khai thuế gtgt theo tháng và quý. Tùy vào thời gian hoạt động và hình thức hoạt động mà xác định hình thức kê khai phù hợp để thực hiện các thủ tục đúng.

c) Thuế thu nhập cá nhân ( TNCN)

Tthuế TNCN là thuế trực thu của những người có thu nhập, được trích từ một phần tiền lượng hoặc từ các nguồn thu nhập khác của người có thu nhập vào ngân sách nhà nước sau khi đã trừ các thu nhập miễn thuế và các khoản được giảm trừ gia cảnh.

Các doanh nghiệp có sử dụng lao động cần thực hiện kê khai thuế thu nhập cá nhân (tự ủy quyền hoặc quy định). Thuế TNCN có 2 kỳ kê khai là theo tháng và theo quý, các doanh nghiệp xác định một lần kể từ tháng đầu tiên có phát sinh khấu trừ thuế và áp dụng cho cả năm.

Kê khai theo tháng: dành cho các doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ từ 50 triệu trở lên

Kê khai theo quý: dành cho doanh nghiệp kê khai thuế GTGT theo quý hoặc các doanh nghiệp khai thuế theo tháng và có số thuế TNCN phải khấu trừ dưới 50 triệu.

Trường hợp trong tháng hoặc quý, tổ chức hoặc cá nhân trả thu nhập không phát sinh khấu từ thuế thu nhập thì cá nhân không phải chịu khai thuế.

d) Thuế thu nhập doanh nghiệp

Thuế TNDN là loại thuế trực thu, đánh vào thu nhập chịu thuế của doanh nghiệp bao gồm thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và thu nhập khác theo quy định của pháp luật.

Các khoản thu nhập phải chịu thuế TNDN gồm:

  • Thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ

Là các khoản thu nhập từ hoạt động sản xuất, kinh doanh hàng hoá, dịch vụ là những thu nhập đến từ hàng hoá, dịch vụ mà doanh nghiệp cung ứng cho thị trường. Lưu ý hàng hoá, dịch vụ phải được đăng ký mã ngành nghề với cơ quan nhà nước và đáp ứng đủ điều kiện kinh doanh (nếu là ngành nghề kinh doanh có điều kiện).

Các khoản thu nhập khác: chuyển nhượng vốn, lãi tiền gửi, lãi cho vay vốn, bán ngoại tệ….

  • Thuế suất thuế thu nhập doanh nghiệp hiện nay là:

  • Thuế suất thuế TNDN hiện hành là 20% áp dụng chung cho các doanh nghiệp.

  • Doanh nghiệp có tổng doanh thu năm không quá hai mươi tỷ đồng áp dụng thuế suất 20%.

  • Doanh thu làm căn cứ xác định doanh nghiệp thuộc đối tượng được áp dụng thuế suất 20% tạikhoản này là doanh thu của năm trước liền kề.

Thuế suất thuế TNDN đối với hoạt động tìm kiếm, thăm dò, khai thác dầu, khí và tài nguyên quý hiếm khác tại Việt Nam từ 32% đến 50% phù hợp với từng dự án, từng cơ sở kinh doanh.

Ngoài các loại thuế trên thì doanh nghiệp cần phải đóng các loại thuế nhập khẩu, thuế môi trường…tùy thuộc vào ngành nghề kinh doanh và dịch vụ mà công ty đang vận hành.

1.2 Các quy định về mức phí doanh nghiệp mới

Căn cứ vào mỗi loại thuế và từng đối tượng kinh doanh, sản xuất sẽ có những quy định về mức phí đóng khác nhau. Sau đây Tân Thành Thịnh chia sẻ về mức phí và các quy định thuế môn bài mới nhất hiện nay:

a) Mức phí thuế môn bài đối với doanh nghiệp

Theo khoản 1 Điều 4 Nghị định 139/2016/NĐ-CP và khoản 1 Điều 4 Thông tư 302/2016/TT-BTC quy định mức thuế môn bài đối với doanh nghiệp như sau: 

CĂN CỨ THU
MỨC ĐÓNG

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng.
3 triệu đồng/1 năm

Doanh nghiệp có vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư từ 10 tỷ đồng trở xuống.
2 triệu đồng/1 năm

Chi nhánh, văn phòng đại  diện, địa điểm kinh doanh, tổ chức kinh tế khác.
1 triệu đồng/1 năm

Nếu doanh nghiệp được thành lập hoặc cấp mã số thuế doanh nghiệp trong thời gian của 6 tháng đầu năm thì nộp mức lệ phí môn bài cả năm

Nếu doanh nghiệp được thành lập, được cấp đăng ký thuế và mã số thuế, mã số doanh nghiệp trong thời gian 6 tháng cuối năm thì nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

Doanh nghiệp nhỏ và vừa chuyển đổi từ hộ kinh doanh (bao gồm cả chi nhánh, văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh) được miễn lệ phí môn bài 3 năm.

Khi hết thời gian được miễn lệ phí môn bài (năm thứ tư kể từ năm thành lập doanh nghiệp): Nếu kết thúc trong thời gian 6 tháng đầu năm nộp mức lệ phí môn bài cả năm, trường hợp kết thúc trong thời gian 6 tháng cuối năm nộp 50% mức lệ phí môn bài cả năm.

b) Mức phí thuế môn bài đối với cá nhân, hộ kinh doanh gia đình

 

CĂN CỨ THU
MỨC ĐÓNG

Doanh thu trên 500 triệu đồng/1 năm
1 triệu đồng/1 năm

Doanh thu trên 300 đến 500 triệu đồng/1 năm
500.000 đồng/1 năm

Doanh thu trên 100 đến 300 triệu đồng/1 năm
300.000 đồng/1 năm

Căn cứ xác định mức thu lệ phí môn bài như sau:

Cá nhân, nhóm cá nhân, hộ gia đình (trừ cá nhân cho thuê tài sản): căn cứ xác định mức đóng là tổng doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân năm trước liền kề của hoạt động sản xuất, kinh doanh (không bao gồm hoạt động cho thuê tài sản) của các địa điểm kinh doanh theo quy định tại Thông tư 92/2015/TT-BTC.

Cá nhân có hoạt động cho thuê tài sản: căn cứ xác định mức đóng  là doanh thu tính thuế thu nhập cá nhân của các hợp đồng cho thuê tài sản của năm tính thuế.