Thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi

Thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi

Việc xây dựng nhà cửa là việc trọng đại của mỗi gia đình nên khi xây cất nhà, gia chủ cần phải xem xét kỹ lưỡng để đảm bảo phong thủy ngôi nhà được tốt nhất. Nếu tuổi của gia chủ không phù hợp để làm nhà trong năm thì bắt buộc phải đi mượn tuổi người thích hợp để xây nhà sẽ tránh được vận hạn.

Và đến khi làm nhà xong, gia chủ sẽ phải thực hiện thủ tục chuộc lại ngôi nhà. Vậy, thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi cần thực hiện như thế nào cho đúng? Hãy cùng Lộc Phát Land theo dõi bài viết bên dưới nhé!

Tại sao cần phải mượn tuổi làm nhà?

Người gia chủ cần phải mượn tuổi làm nhà khi:

  • Trong năm đó gia chủ muốn tiến hành xây cất căn nhà nhưng tuổi không thích hợp với việc làm nhà năm đó, đặc biệt khi tuổi phạm Tam tai, Kim lâu, Hoang ốc. Vì thế nên cần mượn tuổi của một người khác để công việc được tiến hành thuận lợi, suôn sẻ.
  • Hoặc có thể do trong gia đình không có người đàn ông đứng ra nên phải mượn tuổi của một người khác. Bởi lẽ theo quan niệm của ông bà ta, người đứng ra xem tuổi xây nhà nên là người đàn ông trụ cột của gia đình.

Sau khi hai bên đồng ý và thỏa thuận, người được mượn tuổi sẽ đứng ra thay người mượn tuổi thực hiện những nghi lễ khi xây nhà như lễ động thổ, cất nóc… cho đến khi ngôi nhà được hoàn tất, hai bên sẽ thực hiện thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi trong ngày về nhà mới (lễ nhập trạch).

Thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi

Cách chuộc nhà mượn tuổi không quá phức tạp. Vào ngày lễ nhập trạch, gia chủ cần chuẩn bị những vật dung sau:

  • Một chiếc gương soi, chăn nệm
  • Gạo, nước, bát nhang
  • Bếp lửa đang cháy
  • Đồ gốm: theo phong thủy nó mang ý nghĩa chiêu vượng tài lộc, giúp gia đình tránh khỏi tai ương, đem may mắn tiền tài vào nhà.

Sau khi chuẩn bị đầy đủ đồ lễ, gia chủ cần tiến hành đúng theo cách chuộc nhà mượn tuổi như sau:

Bước 1: Nếu trong gia đình có đầy đủ thành viên, có vợ chồng con cái thì trước tiên người vợ sẽ là người vào đầu tiên và mang theo trên tay chiếc gương vào nhà, đặt hướng ra phía trước mặt. Sau đó, gia chủ sẽ cầm bát nhang bước vào. Các con vào đi theo sau tay cầm theo bếp than đang cháy, chăn nệm và gạo. Nếu những gia đình không có đàn ông trụ cột để đứng ra thì người vợ sẽ làm người cầm theo bát nhang vào trước và các con đi theo sau.

Bước 2: Đến giờ hoàng đạo, gia chủ có thể mang theo những đồ vật có giá trị như tiền bạc, vàng, trang sức, của cải cất vào trong một cái tủ.

Bước 3: Chuyển đồ đạc, vật dụng vào nhà mới, sau đó sắp xếp chúng gọn gàng theo cách bố trí tùy ý.

Bước 4: Dâng hương làm lễ, đọc văn khấn.

Bước 5: Sửa sang lại đồ đạc trong nhà, lau dọn nhà cửa gọn gàng. Tuy nhiên nên kỵ người tuổi Dần phụ gia chủ dọn nhà. Người phụ nữ đang có bầu cũng nên tránh.

Lưu ý: Khi bắt đầu làm lễ cúng, người được mượn tuổi sẽ vẫn thay gia chủ khấn vái thần linh, thổ địa. Sau đó, người chủ nhà sẽ làm giấy mua nhà với giá cao hơn giá bán ban đầu (đây chỉ là giấy mang tính chất tượng trưng để thưa với thần linh không có giá trị pháp lý). Từ đó, ngôi nhà sẽ mang tên gia chủ và các nghi lễ sau đó sẽ do gia chủ tự mình thực hiện.

Trên đây là toàn bộ những thủ tục về thủ tục chuộc nhà khi mượn tuổi. Hi vọng gia chủ sẽ tìm hiểu thật kỹ và tuân theo những thủ tục này để mang lại may mắn, thuận lợi về cho bản thân cũng như gia đình của mình!

5/5

(1 Review)