Thử sức kinh doanh, xây dựng business triệu đô với Amazon FBA (Phần 4) – List sản phẩm lên Amazon và tìm hiểu về labels – La Trobe University HANU Campus
Hướng dẫn đầy đủ nhất về list sản phẩm lên Amazon và quan trọng hơn là hiểu rõ về các loại label, barcode như FNSKU, UPC, EAN, Amazon box label mà sản phẩm của bạn cần có khi gửi hàng sang kho của Amazon. Bài viết này sẽ giúp làm sáng tỏ những nhầm lẫn và ngộ nhận quy định về các loại mã của Amazon.
Bài viết này sẽ bao gồm 3 phần chính:
A. Hướng dẫn list sản phẩm lên Amazon.
Ở các phần trước bạn đã biết cách làm thế nào để chọn sản phẩm tiềm năng, cũng như cách liên hệ với supplier. Hi vong bạn đã chọn được sản phẩm ưng ý và sẵn sàng order. Nhưng trước khi order chúng ta cần phải list sản phẩm lên Amazon và tạo shipment plan để có địa chỉ kho hàng.
1. Đầu tiên các bạn đăng nhập vào trang Amazon Seller Central. Ở góc trên cùng bên trái bạn chọn Inventory -> Manage Inventory
Nội Dung Chính
2. Chọn Add a product
3. Tiếp tục chọn Create a new product listing
4. Bạn cần chọn đúng category cho sản phẩm của bạn.
Để cho nhanh, bạn hãy gõ tên sản phẩm vào và chọn find category, Amazon sẽ gợi ý những category phù hợp với sản phẩm của bạn. Sau đó chọn 1 category phù hợp phía dưới và next.
5. Ở đây bạn cần điền một số thông tin quan trọng về sản phẩm
5.1. Ở Tab Vital Info cần phải điền các thông tin quan trọng sau:
- Product Name: Tên sản phẩm. Tối đa 200 ký tự. trong title nên có những keyword chính của sản phẩm
- Manufacturer: Điền brand của bạn nếu sp là private label
- Brand Name: Cũng brand của bạn
- Product ID: Chú ý phần này. Bạn cần phải có mã EAN hoặc UPC để điền. Mình sẽ giải thích cụ thể phía dưới nó là gì và lấy ở đâu.
5.2. Tab thứ 2 là Variations:
Nếu sản phẩm của bạn có nhiều variation ví dụ như size, màu sắc, cân nặng…. thì bạn có thể chọn ở đây. Nếu chỉ có 1 option thì bỏ qua
5.3. Tab Offer: Cần điền 1 số thông tin quan trọng như
- Quantity: Số lượng item bán (Thường là 1)
- Condition: Chọn New
- Your price: Giá bán của bạn
- Fulfillment Channel: vì chúng ta sẽ sử dụng FBA nên chọn “I want Amazon to ship and provide customer service for my items if they sell”
5.4. Tab Images
Hình ảnh là phần quan trọng nhất của một product listing. Nó là một trong những yếu tố quan trọng khiến khách hàng click vào sản phẩm của bạn hay của đối thủ cho nên bạn cần làm phần này thật tốt. Sau đây là một số lưu ý về hình ảnh bạn cần biết:
- Ảnh chính phải chụp sản phẩm trên nền màu trắng
- Sản phẩm phải chiếm trên 85% diện tích ảnh
- Kích thước ảnh tối thiểu là 1000 x 500 pixel và tối đa là 10k pixels
- Được phép up tối đa 9 hình ảnh (1 ảnh chính và 8 ảnh phụ). Trang product page sẽ hiện 7 ảnh và sau khi click vào zoom sẽ hiện đủ 9 ảnh.
- Ảnh phụ là ảnh chụp sản phẩm ở các góc cạnh khác nhau, hình ảnh trong quá trình sử dụng hoặc ảnh bao bì sản phẩm
5.5. Tab Description
Trong Description có 2 phần quan trọng. Thứ nhất là bullet point và thứ hai là Description.
1.
Bullet
point (Một số category nó gọi là Key product features)
Đây là nơi miêu tả ngắn gọn về tính năng hoặc lợi ích của sản phẩm. Thường có 5 dòng và tối đa 100 ký tự.
Bạn nên biết cách kết hợp khéo léo các keyword của sản phẩm vào phần bullet point này
2. Description
Phần description bạn có thể viết dưới dạng HTML cơ bản. Tối đa 2000 ký tự tất cả. Bao gồm mã HTML và dấu cách. Bạn nên viết phần mô tả này như một sale-letter. Có đầy đủ các đoạn văn, head line, call-to-action, guarantee nếu có…
5.6. Tab Keyword
Trong mục search terms bạn để những keyword về sản phẩm mà chưa có trong phần title và bullet point vào đây. Bạn được viết tối đa 5 dòng nên thoải mái nhé
5.7. Tab More Detail
Mục này cũng tùy từng sản phẩm, category mà nó cho dài ngắn khác nhau. Chỉ điền vào những dòng mà bạn biết nhé. ví dụ như cân nặng, kích thước, màu sắc, chất liệu…
Lưu ý: Phần Title, Description, bullet point rất quan trọng. Bạn có thể nghiên cứu kỹ và bổ sung vào sau.
Sau khi khai báo xong những trường cần thiết thì bạn chọn save and finish. Sau đó có thể quay lại Inventory hoặc tiếp tục để tạo shipment.
B. Hiểu rõ về các khái niệm Barcode và label
Rất nhiều người nhầm lẫn về các loại barcode và label trên Amazon nên trong phần này bài viết sẽ làm rõ các vấn đề đó để bạn hiểu nó đúng nhất cũng như một số chú ý khi sử dụng.
1. Phân biệt Barcode và Shipment label (hay Box label)
Có hai khái niệm mà có khá nhiều người nhầm lẫn với nhau khi list sản phẩm lên Amazon đó là Barcode (UPC, EAN, FNSKU) và Shipment label.
Điểm khác nhau cơ bản của 2 loại label này đó là barcode dùng để dán lên từng sản phẩm còn shipment label dùng để dán lên thùng hàng khi vận chuyển sang kho của Amazon.
Để nhận dạng 2 loại này cách đơn giản nhất đó là trên shipment label có chữ FBA và một số thông tin như địa chỉ kho hàng của Amazon và địa chỉ supplier. Còn barcode chỉ đơn thuần là Barcode, không có địa chỉ gì cả.
2. Tìm hiểu rõ về từng loại label.
2.1. Mã UPC/EAN là gì? Mã FNSKU là gì?
a. Mã UPC/EAN là gì?
Đây là những mã toàn cầu. Sản phẩm bán ra thị trường cần phải có mã vạch này trên mỗi sản phẩm. UPC có 12 chữ số còn EAN có 13 chữ số
b. FNSKU là gì?
FNSKU là mã nội bộ của Amazon và chỉ sử dụng được trên Amazon. Mang ra ngoài nó chẳng có ý nghĩa gì. FNSKU là cách mà Amazon có thể xác định và theo dõi sản phẩm của bạn. Bạn cần phải dán mã FNSKU lên mỗi sản phẩm trước khi ship qua kho của Amazon. Hoặc bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ dán nhãn của Amazon với phí $0.2/item.
Note: Nếu sản phẩm bạn chỉ bán trên Amazon mà không bán ở ngoài thì bạn chỉ cần mã FNSKU trên bao bì là đủ. Còn nếu sản phẩm của bạn có UPC/EAN thì khi bán trên Amazon bạn cần lấy mã barcode của FNSKU che mã UPC/EAN.
2.2. Làm thế nào để có mã UPC/EAN
Ngày xưa thì bạn có thể dễ dàng mua mã UPC/EAN đầy trên ebay hoặc các trang reseller nhưng từ đầu năm 2016 thì Amazon đã thay đổi chính sách. Buộc các seller phải mua mã UPC/EAN từ tổ chức gs1. Trên diễn đàn của Amazon khá nhiều người kêu bị xóa listing. Nên cách duy nhất là bạn phải tuân theo luật của Amazon nếu không muốn rắc rối.
Bạn có thể tìm hiểu kỹ hơn ở đây: https://sellercentral.amazon.com/gp/help/help.html/ref=ag_200317470_cont_69022?ie=UTF8&itemID=200317470
2.3. Làm thế nào để có mã FNSKU
Khi bạn list thành công sản phẩm lên Amazon thì Amazon sẽ tự động tạo mã FNSKU cho bạn. Để lấy đc mã này bạn vào Manage Inventory -> Preferences (góc trên bên phải) và tick vào dòng FNSKU rồi lưu lại. Sau đó vào Manage Inventory bạn sẽ thấy thêm 1 cột nữa là FNSKU. Bạn có thể copy mã FNSKU này lại.
2.4. Cách tạo Barcode cho UPC và FNSKU.
Sau khi có mã UPC hoặc FNSKU bạn không thể in chuỗi ký tự đấy lên sản phẩm được mà phải biến dãy số đó thành biểu tượng barcode. Để làm điều đó bạn truy cập vào trang web: http://buy.barcoding.com/barcode-generator
Để tạo barcode cho FNSKU thì chọn Barcode Symbology là code128. Để tạo UPC thì chọn UPCA và EAN thì chọn EAN13.
Phần Enter Your Data bạn nhập mã UPC hoặc FNSKU vào và chọn Generate Barcode. Nó sẽ hiện ra mã barcode để bạn down về. Có thể gửi cho supplier, tích hợp vào bao bì hoặc dán vào bao bì sản phẩm.
C. Hướng dẫn gửi hàng sang kho Amazon
Sau khi list hàng xong và đã nắm rõ về các loại label. Bây giờ chúng ta sẽ tạo shipment để gửi hàng sang kho Amazon.
Để tạo shipment bạn truy cập vào Manage Inventory. Tick chọn sản phẩm cần gửi hàng sang kho Amazon -> Send/replenish inventory.
- Tiếp theo chúng ta tick vào Create a new shipping plan
- Ship from: Chọn địa chỉ supplier
- Packing type:
– Individual products: Chọn dòng này nếu trong 1 box của bạn có nhiều loại sản phẩm khác nhau với các mã sku khác nhau
– Case-packed products: Chọn dòng này nếu trong các box chỉ cùng 1 loại sản phẩm giống nhau (Thường chúng ta sẽ chọn dòng này) - Sau đó chọn continue to shipping plan
1. Tiếp theo chúng ta sẽ thấy Tab đầu tiên Set Quantity.
Đến đây bạn cần phải điền vào 2 ô Units per Case (số sản phẩm mỗi box) và Number of Cases (Tổng số box). Những thông số này bạn cần phải hỏi supplier để điền.
Nếu đây là lần đầu tiên bạn tạo shipment thì bạn cần điền thêm vào ô package dimensions bao gồm 3 kích thước của sản phẩm. Cái này bạn cần phải hỏi supplier để biết. Chú ý kích thước sản phẩm chứ không phải kích thước box nhé.
Sau đó Continue.
2. Prepare products
Phần này bạn xem prep required có yêu cầu gì đặc biệt cho sản phẩm của bạn không. Nếu ko có thì continue
3. Label products
Ở đây chỉ có 1 lưu ý quan trọng đó là phần Who labels?
- Bạn chọn merchant nếu sản phẩm của bạn đã được dán hoặc in mã barcode lên sản phẩm
- Chọn Amazon nếu bạn muốn Amazon dán nhãn đó giúp bạn. Sẽ tốn $0.2 cho mỗi sản phẩm.
Bạn có thể yêu cầu Supplier dán hoặc in lên sản phẩm để tiết kiệm tối đa chi phí.
4. Review và view Shipments
Phần này ko có gì cần chú ý. Bạn chọn Approve shipment. Sau đó chọn work on shipment
4. Prepare shipment
- 1. Không có gì
- 2. Shipping service. Nếu địa chỉ ship từ china thì bạn chọn other carrier
- 3. Shipment packing
Ở đây bạn chọn Use web form và điền các thông số của box vào. Nếu nhiều box kích thước và số sản phẩm khác nhau thì chọn add another box configuration. Phần này bạn cần hỏi supplier chứ đừng điền bừa nhé. Sau đó chọn confirm - 5. Shipping labels
Tiếp tục kéo xuống phần shipping labels. Ở đây bạn chọn print box labels. Có bao nhiêu box thì nó sẽ tạo cho bạn bấy nhiêu cái label
Sau đó complete shipment. Vậy là bạn đã xong phần tạo shipment. Mang cái box labels vừa down về gửi cho supplier và bảo họ dán vào mỗi box 1 cái khi gửi hàng sang kho cho mình. Địa chỉ kho hàng của Amazon cũng nằm trên cái label luôn.
6. Tab summary
Nếu sau khi có tracking number thì bạn điền vào đây.
D. Kết
Vậy là sau bài này hi vọng bạn đã hiểu rõ về các loại label cần quan tâm khi bán hàng trên Amazon. Cách list sản phẩm lên Amazon cũng như cách gửi hàng sang kho của Amazon như thế nào. Nếu có bất cứ thắc mắc gì về phần này, hãy để lại comment phía dưới.
Nguồn: Chiến binh Amazon.