Thư mục Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán số 4 năm 2018

Trung tâm Thông tin Thư viện trân trọng giới thiệu Thư mục Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán số 4 năm 2018.

 

1. Hệ thống chuẩn mực kế toán doanh nghiệp Việt Nam trong giai đoạn hiện nay

/ Ngô Thị Thu Hương// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 5 – 8

Tóm tắt

: Chuẩn mực kế toán là những quy định, hướng dẫn về những nguyên tắc và phương pháp kế toán làm cơ sở cho việc đánh giá, ghi nhận và trình bày báo cáo tài chính. Chuẩn mực kế toán là nền tảng cho các doanh nhiệp, tổ chức thực hiện công tác kế toán. Tính cho đến nay, hệ thống chuẩn mực kế toán Việt Nam (VAS) đã được ban hành gồm 26 chuẩn mực, ban hành thành 5 đợt. Hệ thống chuẩn mực này được xây dựng dựa trên các CMKT quốc tế (IAS/IFRS) từ những năm 2001 đến 2005 theo nguyên tắc vận dụng có chọn lọc thông lệ quốc tế, phù hợp với các đặc điểm nền kinh tế và trình độ quản lý của doanh nghiệp Việt Nam tại thời điểm ban hành chuẩn mực. Việc xây dựng dựa trên các CMKT quốc tế là nhằm đảm bảo hệ thống CMKT Việt Nam góp phần nâng cao tính công khai, minh bạch trong BCTC của các doanh nghiệp, phản ánh được giao dịch của nền kinh tế thị trường, đáp ứng yêu cầu hội nhập quốc tế.

Từ khóa

: Chuẩn mực kế toán; Doanh nghiệp

 

2. Phương pháp kế toán khoản quà biếu tặng trong doanh nghiệp theo quy định hiện hành

/ Đỗ Minh Thoa// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 9 – 13

Tóm tắt

: Biếu tặng quà là một hoạt động không thể thiếu trong mỗi dịp lễ tết, trong các sự kiện đặc biệt của mỗi doanh nghiệp. Tặng quà để bày tỏ sự cảm ơn đến khách hàng, đến các đối tác đã ủng hộ doanh nghiệp trong quá trình hoạt động; tặng quà nhân viên để tri ân cho những cống hiến của họ đối với doanh nghiệp và là sự khích lệ tinh thần làm việc của nhân viên trong doanh nghiệp. Quà biếu tặng được trao đổi trong bài viết này là hàng tặng không lấy tiền, không thực hiện theo bất kỳ một chương trình khuyến mại – xúc tiến thương mại nào. Kế toán ghi nhận giao dịch biếu tặng quà dừng ở góc độ doanh nghiệp nhận quà và góc độ doanh nghiệp đi biếu tặng có sự khác biệt, phương pháp giao dịch biếu tặng quà ở mỗi bên bị chi phối bởi các Luật thuế hiện hành khác nhau.

Từ khóa

: Kế toán; Quà biếu tặng; Quà tặng; Doanh nghiệp

 

3. Lập dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra và thực tiễn lập dự toán chi ngân sách địa phương cho giáo dục công lập ở tỉnh Thanh Hóa

/ Nguyễn Thị Loan// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 14 – 18

Tóm tắt

: Bài viết này nghiên cứu các quy định về dự toán ngân sách theo kết quả đầu ra trên cơ sở điều tra thực tế ngân sách địa phương cho ngành giáo dục trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa và trình bày quan điểm và kiến nghị để cải thiện hiệu quả của quá trình lập ngân sách cho ngành giáo dục và đào tạo.

Từ khóa

: Ước tính; Ngân sách; Giáo dục

 

4. Kết quả nghiên cứu thông tin kế toán doanh thu – chi phí – kết quả kinh doanh đáp ứng nhu cầu của nhà quản trị trong các doanh nghiệp chế biến thức ăn chăn nuôi ở miền Bắc

/ Phạm Hoài Nam// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 19 – 23

Tóm tắt

: Nhu cầu về thông tin quản lý là yếu tố mang tính định hướng trong kế toán quản trị, vậy nội dung của kế toán quản trị là gì, mức độ hoàn thiện các công việc ra sao? Điều đó phụ thuộc vào nhu cầu thông tin của doanh nghiệp. Các thử nghiệm trong thực tế được đề cập trong bài viết cho thấy sự quan trọng của việc làm rõ về nhu cầu thông tin của một doanh nghiệp trong kế toán quản trị.

Từ khóa

: Kế toán quản trị; Nhu cầu thông tin; Nhà quản trị

 

5. Phá sản không còn là ngoại lệ với ngân hàng thương mại

/ Lã Thị Lâm// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 24 – 25

Tóm tắt

: Trong một nền kinh tế thị trường, việc thành lập hay phá sản của một doanh nghiệp nói cung và một ngân hàng thương mại nói riêng là phù hợp với Luật Cạnh tranh và được coi là mang tính tự nhiên. Về mặt pháp lý, phá sản ngân hàng được quy định theo Luật Phá sản số 51/2014/QH13 ngày 19/6/2014. Tuy nhiên, do các yếu tố cụ thể của từng loại hình doanh nghiệp, Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật các tổ chức tín dụng số 17/2017/QH14 được coi là khung pháp lý quy định chính thức cho việc phá sản của các ngân hàng. Mặc dù việc ứng dụng luật vào thực tế vẫn đòi hỏi nhiều điều kiện cần thiết, nhưng cho thấy quan điểm của Chính phủ và Ngân hàng Nhà nước Việt Nam là phá sản không còn là một ngoại lệ cho các ngân hàng thương mại yếu kém.

Từ khóa

: Phá sản; Ngân hàng thương mại; Quy định pháp lý

 

6. Hỗ trợ hoàn thiện hệ thông thông tin tín dụng – nâng cao năng lực quản trị rủi ro trong cho vay tiêu dùng cá nhân

/ Phạm Thái Hà// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 26 – 30

Tóm tắt

: Việt Nam được xem là thị trường có nhu cầu mua sắm, tiêu dùng cao. Với lợi thế dân số đông, cơ cấu dân số trẻ, cộng thêm nền kinh tế có tốc đọ phát triển ổn định, thị trường cho vay tiêu dùng Việt Nam được đánh giá sẽ còn phát triển nhanh chóng với nhiều hình thức hơn nữa và hứa hẹn là thị trường giàu tiềm năng và hiệu quả nếu được khai thác đúng hướng. Vì vậy, việc nhìn nhận một cách khách quan về hoạt động cho vay tiêu dùng, từ đó có thể đưa ra những chính sách giải pháp phù hợp hình thành thị trường tài chính tiêu dùng lành mạnh, thúc đẩy và nâng cao hiệu quả hoạt động cho vay tiêu dùng, đảm bảo sự hài hòa giữa bảo vệ người tiêu dùng, nhà cung cấp và các công ty tài chính cho vay tiêu dùng là cần thiết.

Từ khóa

: Thị trường tiêu dùng; Cho vay tiêu dùng

 

7. Định hướng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020

/ Lê Minh Hùng// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 31 – 34

Tóm tắt

: Các ngân hàng thương mại nước ngoài và nhà nước đóng một vai trò quan trọng trong hệ thống ngân hàng Việt Nam về quy mô hoạt động, năng lực tài chính, công nghệ, hiệu quả quản lý và hiệu quả kinh doanh. Bài viết này phân tích và trình bày định hướng phát triển hệ thống ngân hàng thương mại tại Việt Nam từ năm 2017 đến năm 2020.

Từ khóa

: Phát triển;Ngân hàng thương mại

 

8. Tình hình sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết trong những năm gần đây

/ Phạm Thị Quyên// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 35 – 38

Tóm tắt

: Trong những năm qua, các doanh nghiệp xi măng đã có những đóng góp to lớn trong công cuộc phát triển đất nước. Tuy nhiên, sự phát triển về số lượng doanh nghiệp

sản xuất xi măng và sự suy thoái của nền kinh tế đã dẫn đến dư thừa nguồn cung về xi măng, khiến nhiều doanh nghiệp không phát huy được năng lực sản suất; chi phí sản xuất tăng dẫn đến khả năng sinh lời thấp. Vì vậy, việc nhận thức đầy đủ bối cảnh chung của nền kinh tế, thực trạng của ngành và của từng doanh nghiệp, qua đó tìm biện pháp vượt qua khó khăn cho các doanh nghiệp luôn là vấn đề trăn trở của các nhà quản trị doanh nghiệp sản xuất xi măng. Trong phạm vi bài viết này, tác giả sẽ đi sâu nghiên cứu về tình hình sinh lời của các doanh nghiệp sản xuất xi măng niêm yết.

Từ khóa

: Doanh nghiệp; Xi măng; Sinh lời

 

9. Cho vay xuất, nhập khẩu trong ngân hàng thương mại – Miếng bánh có vị cà phê

/ Trần Thanh Giang// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 39 – 41

Tóm tắt

: Trong thời đại hội nhập quốc tế sâu rộng thì hoạt động xuất, nhập khẩu của các doanh nghiệp trong và ngoài nước tại thị trường Việt Nam ngày càng phát triển. Khi đó, các doanh nghiệp rất cần có nguồn vốn dồi dào để phục vụ cho hoạt động xuất, nhập khẩu. Do đó, vai trò của các ngân hàng trong việc cung ứng vốn cho hoạt động này là vô cùng quan trọng. Tuy nhiên, hoạt động cho vay xuất, nhập khẩu bên cạnh những lợi thế vẫn còn không ít những vướng mắc và rủi ro cho ngân hàng cần được trao đổi. Bài viết này dưới góc nhìn thực thế của những chuyên viên tín dụng trong ngân hàng thương mại về hoạt động cho vay các doanh nghiệp xuất, nhập khẩu sẽ đề cập những lợi ích và rủi ro mà hoạt động này mag lại để từ đó đưa ra những khuyến nghị đmả bảo hoạt động cho vay xuất, nhập khẩu hiệu quả, giảm thiểu rủi ro cho ngân hàng.

Từ khóa

: Cho vay xuất, nhập khẩu; Ngân hàng thương mại

 

10. Hệ thống kiểm soát nội bộ với quản trị rủi ro – Trường hợp Viettel Trà Vinh

/ Trần Thị Tuyết Hạnh// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 42 – 45

Tóm tắt

: Kiểm soát nội bộ là một khâu không thể thiếu trong hoạt động quản trị doanh nghiệp, “đảm bảo hiệu quả hoạt động của doanh nghiệp, độ tin cậy của các báo cáo tài chính và đảm bảo tuân thủ luật pháp” (Mark Stock, 1999). Tại Việt Nam, kiểm soát nội bộ đã hình thành, phát triển và đạt được một số thành tựu nhất định. Tuy nhiên, hệ thống này còn nhiều khiếm khuyết, chưa phát huy hết vai trò của một phân hệ quản lý doanh nghiệp. Những yếu kém này tồn tại trong nhiều loại hình tổ chức, từ các tổng công ty, ngân hàng đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Nghiên cứu tiếp cận và vận dụng khung kiểm soát nội bộ của ủy ban các tổ chức tài trợ (COSO) 2013 nhằm đánh giá khái quát về thực trạng hệ thống kiểm soát nội bộ với quản trị rủi ro và đề xuất một số giải pháp hoàn thiện hệ thống kiểm soát nội bộ tại Viettel Trà Vinh.

Từ khóa

: Kiểm soát nội bộ; Quản trị rủi ro

 

11. Ứng dụng phương pháp kết hợp phân tích thứ bậc và phân tích nhân tố trong định hướng lựa chọn phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh

/ Phạm Văn Cà, Huỳnh Quang Linh, Trần Kim Ngân,…// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 46 – 52

Tóm tắt

: Nghiên cứu đề xuất kết hợp ứng dụng phương pháp phân tích thứ bậc (AHP) và phân tích nhân tố trong định hướng lựa chọn phần mềm kế toán cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Kết quả nghiên cứu đã cung cấp kết quả xếp hạng ưu tiên lựa chọn nhà cung cấp phần mềm kế toán phù hợp cho các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Trà Vinh. Hơn nữa, các NCC PMKT cũng có thể xây dựng các chính sách góp phần nâng cao chất lượng PMKT, dịch vụ, giá phí hợp lý và các yêu cầu khác từ người dùng đẻ mang lại sự hài lòng cho các doanh nghiệp.

Từ khóa

: Phần mềm kế toán; Phương pháp phân tích thứ bậc; Phương pháp phân tích nhân tố

 

12. Chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành mới theo thông tư số 107 – Công cụ hữu hiệu cho kế toán

/ Bùi Thị Quỳnh Thơ// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 53 – 56

Tóm tắt

: Ngày 10/10/2017, Bộ Tài chính đã ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC hướng dẫn chế độ kế toán hành chính sự nghiệp. Theo đó, chế độ kế toán hành chính sự nghiệp đã thay đổi căn bản, toàn diện về hệ thống tài khoản, hệ thống báo cáo tài chính, báo cáo quyết toán và phương pháp hạch toán. Bài viết phân tích thêm một số điểm mới của chế độ kế toán hành chính sự nghiệp ban hành Thông tư số 107/2017/TT-BTC nhằm đáp ứng yêu cầu quản lý nhà nước về kinh tế ngày càng cao và phù hợp với thông lệ quốc tế.

Từ khóa

: Chế độ kế toán; Hành chính sự nghiệp; Tài khoản; Ngân sách nhà nước

 

13. Những nhân tố tác động đến ý định chấp nhận sản phẩm mobile banking của khách hàng cá nhân – Nghiên cứu điển hình đối với ngân hàng Vietcombank

/ Nguyễn Bình Minh, Trịnh Xuân Trường// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 57 – 60

Tóm tắt

: Nghiên cứu này nhằm xác định các nhân tố tác động đến ý định chấp nhận sản phẩm mobile banking. Mô hình nghiên cứu và các thang đo được xây dựa trên các lý thuyết; các nghiên cứu trong và ngoài nước. Phương pháp nghiên cứu được dùng trong nghiên cứu là phương pháp định lượng. Kết quả nghiên cứu cho thấy có 4 nhân tố tác động đến ý định chấp nhận sản phẩm mobile banking gồm: nhận thức sự hữu ích; chuẩn chủ quan; tính dễ sử dụng và kiểm soát hành vi.

Từ khóa

: Hành vi hợp lý; Hành vi có kế hoạch; Chấp nhận sản phẩm; Mobile banking

 

14. Trái phiếu chính quyền địa phương – Kênh huy động vốn để dầu tư phát triển kết cấu hạ tầng tỉnh Thái Nguyên

/ Phạm Hoài Nam// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 61 – 63

Tóm tắt

: Phát hành trái phiếu chính quyền địa phương (TPCQĐP) là một trong những phương thức huy động vốn để đầu tư các dự án trọng điểm, phục vụ mục tiêu phát triển kinh tế – xã hội của các địa phương nói chung và tỉnh Thái Nguyên nói riêng. Bài viết phân tích những lợi ích của TPCQĐP và đề xuất giải pháp phát hành thành công TPCQĐP trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

Từ khóa

: Chính quyền địa phương; Phát hành; Trái phiếu

 

15. Vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41) trong doanh nghiệp nông nghiệp: Nghiên cứu trường hợp công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long

/ Lại Phương Thảo, Bùi Thị Hằng, Đỗ Quang Giám// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 64 – 67

Tóm tắt

: Minh bạch hóa thông tin trên báo cáo tài chính (BCTC), tạo niềm tin cho các nhà dầu tư nhằm hút vốn đầu tư vào lĩnh vực vốn chứa đựng nhiều rủi ro như nông nghiệp luôn là mối quan tâm hàng đầu của các nhà quản lý. Bài viết này tập trung nghiên cứu vận dụng chuẩn mực kế toán quốc tế về nông nghiệp (IAS 41) có thể đảm bảo sự hài hòa trên cơ sở kết hợp tính hòa hợp giữa chuẩn mực kế toán Việt Nam và chuẩn mực kế toán quốc tế với tính khoa học (thông tin chi phí chính xác). Thông qua phân tích những ưu điểm và hạn chế của việc vận dụng IAS 41 trong các doanh nghiệp nông nghiệp ở Việt Nam, vận dụng IAS 41 dựa trên sự liên quan của các loại tài sản và chi phí được coi là một giải pháp để các nhà quản lý doanh nghiệp cân nhắc. Kết quả phân tích từ nghiên cứu trường hợp công ty TNHH Giống thủy sản Hải Long cho thấy áp dụng IAS 41 dựa trên sự liên quan của tài sản và chi phí, cung cấp thông tin tài chính chính xác song vẫn đảm bảo tính hòa hợp.

Từ khóa

: Chuẩn mực kế toán quốc tế; IAS 41; Doanh nghiệp nông nghiệp

 

16. Cơ chế tự chủ – “Chìa khóa” huy động nguồn tài chính cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp

/ Trần Thế Lữ// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 68 – 71

Tóm tắt

: Trong những năm qua, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đã có những bước phát triển về quy mô, từng bước đáp ứng được nhu cầu của thị trường lao động và hội nhập quốc tế. Chất lượng và hiệu quả đào tạo giáo dục nghề nghiệp đã có những chuyển biến tích cực và đạt được những kết quả đáng kể. Tuy nhiên, đứng trước một thị trường lao động năng động và thay đổi nhanh chóng trong quá trình phát triển kinh tế và hội nhập quốc tế, hệ thống các cơ sở giáo dục nghề nghiệp vẫn chưa thay đổi theo kịp với yêu cầu. Một trong những nguyên nhân phải kể đến là các cơ sở giáo dục nghề nghiệp chưa huy động được nguồn tài chính để đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành. Bài viết tập trung nghiên cứu về việc trao quyền tự chủ nhiều hơn cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp thông qua thực hiện tự chủ tài chính bao gồm: chính sách ưu đãi về thuế; tín dụng ưu đãi của Nhà nước, huy động nguồn tài chính có sự tham gia của khu vực tư nhân và các doanh nghiệp.

Từ khóa

: Giáo dục nghề nghiệp; Huy động nguồn tài chính; Tự chủ tài chính; Chất lượng đào tạo

 

17. Quản lý đầu tư công: Kinh nghiệm quốc tế và bài học cho Việt Nam

/ Nguyễn Thị Việt Nga// Tạp chí Nghiên cứu Tài chính kế toán .- Số 4/2018 .- Tr. 72 – 76

Tóm tắt

: Tại Việt Nam, nguồn vốn đầu tư công là động lực quan trọng cho sự tăng trưởng và phát triển kinh tế – xã hội và hỗ trợ hoạt động của các thành phần kinh tế. Trong thời gian qua, bên cạnh những đóng góp tích cực đối với phát triển kinh tế – xã hội thì việc sử dụng nguồn vốn đầu tư công vẫn còn bộc lộ nhiều hạn chế. Bài viết tập trung làm rõ kinh nghiệm quốc tế về quản lý đầu tư công và bài học cho Việt Nam, từ đó đề xuất một số giải pháp giúp Việt Nam tăng cường quản lý đầu tư công hiệu quả.

Từ khóa

: Quản lý đầu tư công; Ngân sách nhà nước

 

 

Trung tâm Thông tin Thư viện