Thông tin cần biết về di tích lịch sử: Đền Đức Thánh Cả

Đền Đức Thánh Cả hay còn gọi là đền Thiên Vựng, đền thờ vị tướng “Nhất phẩm đại vương” của triền tiền vua Lý Nam Đế. Đền Đức Thánh Cả ở đâu…

Đánh Giá

Rated

4.3

/5 based on

9

votes

Đền Đức Thánh Cả hay còn gọi là đền Thiên Vựng, đền thờ vị tướng “Nhất phẩm đại vương” của triền tiền vua Lý Nam Đế. Đền Đức Thánh Cả ở đâu? Người ta đổ xô tìm đến Đền Đức Thánh Cả , vậy họ đến để cầu gì? Đây có lẽ là thắc mắc của khá nhiều người. Để hiểu hơn về lịch sử đều đức thánh cả, cùng

hay còn gọi là đền Thiên Vựng, đền thờ vị tướng “Nhất phẩm đại vương” của triền tiền vua Lý Nam Đế. Đền Đức Thánh Cả ở đâu? Người ta đổ xô tìm đến Đền Đức Thánh Cả , vậy họ đến để cầu gì? Đây có lẽ là thắc mắc của khá nhiều người. Để hiểu hơn về lịch sử đều đức thánh cả, cùng Blog Đền Thánh Mẫu tìm hiểu ngay sau đây nhé.

1. Đền Đức Thánh Cả ở đâu?

Đền Đức Thánh Cả là điểm dừng chân, điểm đến của nhiều du khách khắp thập phương. Ngôi đền này tọa lạc tại vị trí thôn Hữu Vĩnh, Xã Hồng Quang, Huyện Ứng Hòa, Thành Phố Hà Nội. Ngôi đền nằm nép mình bên tả ngạn của dòng sông Đáy, lưng tựa vào dãy núi Hàm Long trùng trùng điệp điệp. Tất cả các cửa đền đều nhìn ra sông. Dãy núi Hàm Long hình thành 9 cấp nhìn tựa như 9 đầu của con rồng hướng về ngôi đền.

Khu Đền Đức Thánh Cả còn có tên gọi khác là đền Thiên Vựng, khu đền này đã được nhà nước xếp hạng di tích lịch sử văn hóa. Với vị trí đắc địa, mang hồn núi sông non nước, càng ngày càng đông người dân thập phương khắp nơi tìm đến ngôi đều này một phần để chiêm ngưỡng vẻ đẹp một phần đi lễ đầu năm để cầu xin sự may mắn, thành công, thuận lợi.

2. Lịch sử Đền Đức Thánh Cả

Sau khi tìm hiểu xem Đền Đức Thánh Cả ở đâu. Chúng ta hãy cùng nội ngược dòng lịch sử, tình hiểu xem câu chuyện đằng sau hình thành lên ngôi đền nổi tiếng được nhân dân khắp nơi tìm đến này là gì?

Tương truyền cách đây khoảng 1500 năm, Đền Đức Thánh Cả được xây dựng thờ vị tướng được coi là Nhất phẩm đại vương của triền tiền vua Lý Nam Đế.

Theo cuốn sách Đại Nam nhất thống chí co ghi chép rằng: vị thần này thuộc dòng dõi Kinh Dương Vương, con cháu của vua Hùng. Vào lúc sinh thời, Thần là 1 vị tướng bên cạnh Lý Bôn, vốn là người giỏi giang có tài thao lược thủy quân vì vậy được phong làm “Tổng thống quân vụ thủy đạo thượng tướng quân”. Ngài cùng với các binh sĩ, quân lính, đánh nam dẹp bắc, diệt xong giặc Chăm pa ngài đã đi xe mây về cửa sông Hát tại Hữu Vĩnh, hào quang của ngài tỏa sáng rực rỡ cả một vùng trời. Ngài hóa tại nơi đây, nơi sinh mẫu đã sinh ra ngài. Hiển thánh, ngài được vua Lý Nam Đế sắc phong làm Nam Thiên linh ứng tối linh thượng đẳng tôn Thần. Xây dựng miếu để phụng thờ.

Ngôi đền này được xây dựng theo kiểu bên trong là chữ Vương, bên ngoài là chữ Quốc. Phía ngoài có tường, cổng đền bao quanh một cách vững chắc. Phía trong ngồi đền có 2 dãy hành lang, nhà đại bái, nhà hậu cung và cả tòa ống muống. Trong tòa hậu cung có 9 rồng chầu. Hiện tại trong Đền Đức Thánh Cả vẫn còn lưu giữ được toàn bộ hành phi câu đối, sơn son thiếp vàng, có giá trị từ xa xưa.

Với những giá trị về văn hóa lịch sử, Đền Đức Thánh Cả đã được nhà nước, được bộ văn hóa và thông tin công nhận nơi này là di tích lịch sử văn hóa cấp quốc gia.

Và kể từ ngày đó đến nay, ngôi đền này vẫn được phụng thờ một cách tôn nghiêm và càng ngày người dân địa phương cũng như du khách thập phương càng kéo tới đông để lễ bái, cầu xin cũng như chiêm ngưỡng công lao của bậc thánh nhân, ngắm hình ảnh Đền Đức Thánh Cả. Ngoài ra nhiều người thắc mắc không rõ người ta đến Đền cầu gì? Có lẽ là cầu sức khỏe, cầu sự may mắn, cầu sự thành công.

Cách sắm lễ đi đền Đức Thánh Cả, nên cầu gì và tránh không được cầu khấn gì thì bạn xem tại:

=> HƯỚNG DẪN CÁCH SẮM LỄ ĐỀN ĐỨC THÁNH CẢ

3. Văn khấn tại Đền Đức Thánh Cả

Khi đến các đền chùa đều có những bài văn khấn riêng. Đặc biệt là khi bạn đến vào dịp đầu năm để thẳng cảnh đều chùa cũng như cầu xin sự thành công, may mắn, sức khỏe và sự thuận lợi.

Khi đến Đền Đức Thánh Cả, chúng ta phải khấn như thế nào cho đúng? Bạn có thể tham khảo chung các mẫu văn khấn tại đền, đình, miếu, phủ nơi mà có thờ tự các vị thần linh, thành hoàng và thánh mẫu sau đây:

– A Di Đà Phật (3 lần) Đệ tử con xin thành tâm cúi lạy 9 phương trời, mười phương Phật, Chư Phật mười phương.

– Con cúi kính lạy Hoàng Thiên Hậu Thổ chư vị Tôn thần

– Con cúi xin kính lạy ngài Kim Niên Đương cai Thái tuế chí đức Tôn thần.

– Con cúi kính lạy ngài Bản cảnh Thành Hoàng cùng các chư vị Đại Vương.

Con là …. trú tại…. tuổi

Hôm nay là ngày…tháng… năm âm lịch

Con đến tại Đền Đức Thánh Cả địa chỉ tại Xã Hồng Quang, Huyện Ứng Hòa, Thành Phố Hà Nội. Con thành tâm kính nghĩ: Đức Đại Vương nhận mệnh của Thiên đình giáng lâm xuống nước Việt Nam làm Bản cảnh Thành Hoàng chủ tể một phương bấy lâu nay đều ban phúc lành che chở cho nhân dân. Nay chúng con thành tâm dâng lên hương hoa, phẩm oản. Con cầu mong đức thánh cả cùng chư vị Đại Vương chứng giám, phù hộ che chở cho chúng con cũng như người thân trong gia đình có được sức khỏe dồi dào, mọi sự tốt lành, an khang thịnh vượng, sở cầu như ý, sở nguyện tòng tâm.

Con lễ bạc tâm thành, trước án kính lễ, cúi xin được phù hộ độ trì.

Phục duy cẩn cáo!

Bên trên là một vài thông tin cần biết về ngôi Đền Đức Thánh Cả , thông tin ngôi Đền ở đâu? Người ta tìm đến Đền Đức Thánh Cả cầu gì? Cũng như thông tin lịch sử Đền . Hãy tìm hiểu ngay để bổ sung kiến thức lịch sự cho chính bản thân mình nhé, đặc biệt là các bạn trẻ

.

>>> Tham khảo một số ngôi đền khác tại Hà Nội: 



– Đền Hai Bà Trưng Mê Linh Hà Nội và sự tích đằng sau nó

>>>Đường đi đến Đền Đức Thánh Cả:

Chia sẻ cho bạn bè