Thời trang nhanh và những ảnh hưởng đến môi trường

Thời trang nhanh và những ảnh hưởng đến môi trường

2864 Lượt xem – Update nội dung: 09-12-2022 16:19

Thời trang nhanh (Fast fashion) hay còn được gọi là thời trang ăn liền là thuật ngữ dùng để nói đến những quần áo được sản xuất dựa trên ý tưởng từ các xu hướng thời trang mới nhất (trend), chúng được sản xuất rất nhanh để chuyển đến các cửa hàng và bán cho người tiêu dùng. Ít ai biết rằng đằng sau vẻ hào nhoáng của ngành công nghiệp thời trang nhanh là những mối nguy hại, tổn thất nặng nề mà môi trường phải đối mặt.

thời trang nhanh và ảnh hưởng đến môi trường

1. Những ảnh hưởng đến môi trường từ ngành thời trang nhanh

Không thể phủ nhận xu hướng thời trang nhanh đã đưa người dùng đến với những mẫu thiết kế nổi bật, độc đáo theo xu hướng mới nhất để bắt kịp “trend” đang thịnh hành. Với mức giá phải chăng, thời trang nhanh hiện nay đang rất phù hợp với túi tiền của số đông giới trẻ. Tuy nhiên mặt trái của ngành công nghiệp này là những hệ lụy đến môi trường.

1.1. Rác thải thời trang

Hàng năm có hàng triệu tấn quần áo từ ngành công nghiệp thời trang nhanh thải ra môi trường. Hành vi người dùng thay đổi rõ rệt, với lượng quần áo không sử dụng hoặc chỉ mặc 1, 2 lần rồi vứt bỏ do bị “lỗi mốt”, môi trường đã phải hứng chịu một lượng rác thải khổng lồ. Việc chôn lấp hoặc thiêu đó lượng rác thải này cũng thải ra các loại khí gây hiệu ứng nhà kính và góp phần đáng kể vào quá trình biến đổi khí hậu. Một số loại chất liệu mất rất nhiều thời gian để phân hủy, chẳng hạn như túi da cần đến 50 năm, váy polyester phải mất hơn 200 năm để phân hủy.

Ngoài ra, để đáp ứng nguồn nguyên liệu cho ngành công nghiệp này, mỗi năm có khoảng 70 triệu cây xây bị đốn hạ để lấy đất trồng bông hoặc sản xuất vải.

1.2. Ô nhiễm môi trường nước

Một số sản phẩm thời trang như các loại vải dệt tổng hợp tạo ra những mảnh nhựa nhỏ sau mỗi lần mặc và giặt giũ. Những hạt nhựa này được gọi là vi nhựa, là tác nhân gây ô nhiễm đại dương, nguồn nước ngọt, đất liền. Chúng gây ức chế sự phát triển và sinh sản khi các loài động vật. 

Điển hình, các nhà khoa học ở Australia ước tính rằng có thể tìm thấy từ 9,25 đến 15,86 triệu tấn vi nhựa dưới đáy đại dương.

Thêm vào đó, dệt nhuộm cũng là nguyên nhân gây ô nhiễm nguồn nước nghiêm trọng lý do là nước thải từ quá trình nhuộm thường được đổ ra mương, suối hoặc sông mà không được xử lý an toàn.

Và các nhà phân tích đã nên ra về tổng thể, công nghiệp thời trang là nguyên nhân chiếm đến 20% ô nhiễm nguồn nước công nghiệp trên toàn thế giới.

1.3. Sản sinh một lượng lớn khí CO2 gây ô nhiễm môi trường không khí

Mỗi năm, theo các số liệu thống kê, thời trang nhanh thải ra không khí khoảng 1.2 tỷ  tấn CO2. Ngành thời trang thải ra lượng khí thải cacbon chiếm đến 10% lượng khí thải cacbon được tính chung cho các ngành còn lại. Trong khi mỗi năm chỉ có 4 mùa thì ngành thời trang nhanh đã sản xuất ra 52 xu hướng thời trang ứng với 52 mùa trong một năm.

Trong đó, các nhà máy may mặc là những nơi tiêu thụ năng lượng lớn và cũng là nơi phát ra nhiều khí thải gây hiệu ứng nhà kính. Theo ước tính, có đến 80% năng lượng dùng trong ngành thời trang là cho việc sản xuất vải. Người ta sử dụng điện để vận hành máy giặt, làm khô và nhuộm vải.

1.4. Lãng phí tài nguyên nước

Theo các nhà phân tích, trong khi nguồn nước sạch đang dần cạn kiệt, để sản xuất ra một chiếc áo thu cotton cần đến 2.700 lít nước và 7.000 lít nước để tạo ra một cái quần jeans.

Cotton là nguyên liệu sản xuất vải và loài cây tiêu thụ rất nhiều nước. Mặc dù đất nông nghiệp trên thế giới trồng cotton chỉ chiếm 2,4% những loại cây này tiêu thụ tới khoảng 10% tất cả loại hóa chất nông nghiệp và 25% thuốc trừ sâu.

Một ví dụ điển hình là vào thập niên 1960 Liên Xô đã làm thay đổi dòng chảy của 2 dòng sông. Thay vì đổ biển Aral, thì 2 dòng sông chảy vào các đồn điền cotton. Hệ lụy là khi không còn được cung cấp nước từ 2 con sông, gần như toàn bộ biển Aral đã bị cạn kiệt, ngày nay gần như là sa mạc cằn cỗi.

2. Giải pháp nào cho tình trạng trên?

Hiện nay số lượng quần áo mà thế giới tiêu thụ đang tăng 400% so với hai thập kỷ trước. Vì vậy cách mà chúng ta có thể góp phần giảm thiểu ô nhiễm môi trường là hạn chế chạy theo xu hướng mua những quần áo chỉ mặc 1 – 2 lần rồi bỏ, nên mua sắm những món đồ thời trang có thể mặc được nhiều lần hay còn gọi là thời trang bền vững, thân thiện với môi trường (sustainable fashion), mua những trang phục phối được nhiều kiểu. Bên cạnh đó, xu hướng đồ secondhand cũng là một mô hình thời trang bền vững tạo ra xu thế được nhiều người ủng hộ hiện nay.

Hy vọng với những thông tin về “Thời trang nhanh và những ảnh hưởng đến môi trường” sẽ giúp bạn bổ sung thêm thông tin kiến thức cho mình. Moitruonghopnhat.com rất vui lòng nhận được những đóng góp ý kiến từ bạn, nếu có bình luận hoặc cần hỗ trợ thông tin về môi trường, bạn có thể để lại bình luận bên dưới.

Có thể bạn quan tâm: Vấn đề môi trường toàn cầu