Thời trang bền vững – xu hướng mới của ngành thời trang
Ngành công nghiệp thời trang có tác động mạnh mẽ đến môi trường sống gây nhiều tác động tiêu cực tới xã hội và thời trang bền vững ra đời để giảm thiểu tối đa những tác này và tạo ra nhiều xu hướng phát triển mới trong ngành thời trang.
Theo Liên Hợp Quốc, ngành công nghiệp thời trang là ngành đứng thứ hai về mức độ gây ô nhiễm môi trường, chỉ đứng sau dầu mỏ.
Ngành thời trang tiêu một lượng lớn nguồn tài nguyên nước, tạo ra 10% lượng khí thải CO2 và 20% lượng nước thải trên toàn cầu.
Sợi vải tổng hợp chiếm hơn 60%, vì vậy khi áo quần bị vứt bỏ sẽ khó phân hủy, chưa kể đến các chất hóa học nhuộm màu trong thời trang.
Trái Đất đang ngày một nóng lên, đi kèm với đó là vấn đề về môi trường sống của con người.
Điều này chắc chắn không thể không kể đến trách nhiệm của các thương hiệu thời trang trong việc giảm thiểu tác động đến môi trường trong chính hoạt động kinh doanh của mình.
Nội Dung Chính
Thời trang bền vững – không chỉ là xu hướng mà còn là một giải pháp cần thiết
Vào những năm 80, 90 của thế kỷ trước, thời trang bền vững đã bắt đầu xuất hiện.
Tuy nhiên, ở thời điểm đó “thời trang bền vững” là một khái niệm còn rất xa lạ và gặp nhiều hạn chế trong việc phổ biến rộng rãi.
Thời trang bền vững (sustainable fashion) hay thời trang xanh (eco fashion) là sử dụng các chất liệu an toàn và thân thiện môi trường từ khâu sản xuất cho đến thành phẩm.
Các chất liệu được sử dụng tiêu phổ biến trong thời trang xanh bao gồm:
- Chất liệu vải thiên nhiên: làm từ sợi tự nhiên có thể phân hủy.
- Chất liệu vải hữu cơ: làm từ sợi tự nhiên không sử dụng thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ.
- Chất liệu thủ công: làm bằng tay như đan len, sợi…
Ngoài ra, tại tuần lễ Thời trang quốc tế Việt Nam Xuân Hè 2022 – International Fashion Week Spring – Summer 2022.
Các nhà thiết kế đã sử dụng chất liệu tái chế từ sợi hoa sen, vỏ hàu từ biển xanh, bã cà phê, nhựa tái chế,…
BST H2O của NTK Nguyễn Công Khanh sử dụng vỏ hàu, bã cà phê, sợi sen được pha trộn với chất liệu nhựa.
Thời trang bền vững đi kèm với các tiêu chí sau: 3R:
- Tiết giảm (reduce)
- Tái sử dụng (recycle)
- Tái chế (reuse)
Không chỉ trong khâu sản xuất mà ngay cả công đoạn đưa đến tay khách hành cũng cần “xanh”.
Bao bì và đóng gói là loại bao bì an toàn, thân thiện và không gây độc hại với môi trường.
Không chỉ trong sản xuất, đóng gói và bao bì trong thời trang cũng cần phải “xanh”.
Những tên gọi khác của thời trang bền vững: thời trang sinh thái, thời trang đạo đức, thời trang hữu cơ, thời trang xanh, thời trang thuần chay…
Những bộ sưu tập thời trang xanh của các làng mốt Thế Giới và Việt Nam
Trên Thế Giới – Các “ông lớn” không ngừng đổi đổi mới
1. Nike – Mục tiêu không carbon và chất thải
Trong chiến dịch “Move to Zero”, sứ mệnh mà Nike hướng đến chính là không carbon và không chất thải, với mục tiêu:
”Bảo vệ tương lai của thể thao”.
BST Nike Space Hippie – sử dụng sợi Flyknit có 85% thành phần từ chai nhựa tái chế, 100% thân trên sử dụng nguyên liệu tái chế.
Trong chiến dịch “Move to Zero”, Nike cam kết:
- Sử dụng 100% năng lượng tái tạo tại các nhà máy vào năm 2025.
- Giảm tối thiểu lượng khí thải và chất thải carbon của đế chế “tỷ đô” xuống mức 0.
Bên cạnh đó, Nike “bù đắp” carbon bằng việc đầu tư vào việc trồng cây xanh nhằm giảm lượng khí thải toàn cầu.
Với chiến dịch này, Nike hi vọng rằng có thể sử dụng sức ảnh hưởng của mình để tạo ra sự thay đổi tốt và rộng rãi hơn lên ngành công nghiệp thời trang.
2. Zara – Sử dụng nguyên liệu hữu cơ
Tuyên bố mới nhất từ Inditex, công ty mẹ của Zara.
“Đến năm 2025, toàn bộ các mẫu thiết kế của Zara sẽ sử dụng 100% cotton và linen (lanh) hữu cơ; polyester tái chế và chất liệu viscose khai thác từ nguồn gỗ mọc nhanh”.
BST Denim của Zara – sử dụng bông tái chế và bông trồng hữu cơ.Một trong những sản phẩm của BST eco-friendly “Join Life” của Zara.
Ngoài ra, các cửa hàng Zara cũng sẽ được trang bị với những thùng tái chế quần áo.
Zara sẽ thu thập những sản phẩm thời trang cũ của khách hàng và tái sử dụng chất liệu cho những thiết kế mới.
3.UNIQLO – Tái chế từ chai nhựa
Mới đây, UNIQLO ra mắt chiến dịch“The Power of Clothing” .
Với mục tiêu hướng tới tính bền vững các nguồn tài nguyên thiên nhiên cũng như môi trường sống.
UNIQLO sử dụng polyester tái chế từ chai nhựa trong việc sản xuất những chiếc áo Polo Dry-EX của hãng.
BTS áo nam Polo Dry-EX sử dụng polyester tái chế từ chai nhựa.
UNIQLO đang từng bước hiện kế hoạch sản phẩm từ chất liệu tái chế lên đến 50% trong tổng cơ cấu sản phẩm đến năm 2030.
Áo khoác chống UV bỏ túi gấp gọn với, 41-54% sợi vải được làm từ nhựa tái chế chiết xuất từ chai nhựa.
Việt Nam – Đổi mới nhưng vẫn giữ nét thuần Việt
1. ShoeX – Tận dụng bã cà phê
ShoeX là thương hiệu giày được làm từ cà phê đầu tiên tại Việt Nam, áp dụng công nghệ ScanFit 4.0 để khách hàng lựa chọn được đôi giày vừa vặn nhất.
Phần vải bên trên đôi giày ShoeX được nhập sợi được dệt từ bã cà phê Starbuck tại Đài Loan.
Còn phần đế giày ShoeX đang sở hữu công nghệ, thông qua đó sử dụng cà phê cũng như ly nhựa thải ra ở Việt Nam.
Theo đó, một đôi giày sneaker làm từ rác thải ly nhựa và bã cà phê với tỷ trọng đạt khoảng 20% tổng nguyên liệu – bao gồm 12 cốc nhựa và 150 gram cà phê.
ShoeX là thương hiệu giày sử dụng bã cà phê đầu tiên tại Việt Nam.Trong tương lai, ShoeX sẽ sản xuất những sản phẩm đi kèm làm từ bã cà phê như tất, lót giày…
2. TheBlueTshirt – Tiết kiệm nước và hạn chế chất thải
Tiếp nối những dự án về môi trường, TheBlueTshirt mang tới cho công chúng những sản phẩm thử nghiệm được làm từ vải sợi tre.
Bộ sưu tập lần mang tới 6 items basic, tất cả đều được thiết kế từ bột gỗ tre, và tơ tre tự nhiên – nguồn nguyên liệu thuần Việt.
BST Bamboo – Comfort comes naturally
Bên cạnh đó, Bamboo-Kun trong sợi tre còn có khả năng kháng khuẩn, khử mùi và dành da nhạy cảm.
Cùng với đó, TheBlueTshirt sử dụng công nghệ Close looped system (hệ thống vòng lặp khép kín), tái sử dụng 99% hợp chất trong quá trình kéo tơ.
Giúp tiết kiệm lượng nước sử dụng, hạn chế tối đa chất thải và tác động xấu đến môi trường.
BST xuất phát từ nhu cầu của người tiêu dùng và bảo vệ môi trường.
3. TimTay – Mục tiêu không vải thừa
Lụa 01 là bộ sưu tập đầu tiên TimTay áp dụng kỹ thuật cắt không vải thừa (zero waste design) với 70% thiết kế đạt tiêu chí không thừa vải khi cắt, giảm tối đa sự lãng phí trong thời trang.
Bộ sưu tập kết hợp nhiều chi tiết thủ công như ráp vải (patchwork), xếp ly, xoắn vải, thêu, móc và tạo hình hoạ tiết bằng dây vải.
Tất cả tạo nên một tổng thể thiết kế hài hoà của sự tiết chế và tính độc nhất.
Chất liệu trong sản xuất có nguồn gốc tự nhiên như sợi lanh, sợi bông, tơ tằm nguyên chất … để quá trình phân huỷ trong môi trường có thể diễn ra nhanh nhất.
BST Lụa 01 của TimTay sử dụng sợi lanh, sợi bông, tơ tằm nguyên chất.Các thiết kế của TimTay theo tiêu chí “không vải thừa”.
Vải thừa trong quá trình sản xuất luôn được giữ lại để tái sử dụng, tái chế thành sản phẩm.
Hầu hết các thiết kế của TimTay đều sáng tạo theo tiêu chí cắt không vải thừa để hạn chế tối đa sự lãng phí nguyên phụ liệu.
Kết luận
Thời trang bền vững ra đời tạo nên sự đổi mới, sự sáng tạo và sự đa dạng trong ngành thời trang, ngoài ra cũng là giải pháp bảo vệ môi trường mà thời trang truyền thống đã không thể làm được.