Thời gian chỉ định nghỉ thêm khi xuất viện có được tính chế độ ốm đau?

Nếu sức khỏe người bệnh còn yếu, khi xuất viện, các bác sĩ sẽ chỉ định nghỉ thêm để có thời gian điều dưỡng sức khỏe. Vậy thời gian nghỉ thêm sau khi xuất viện có được hưởng chế độ ốm đau không?

3. Thời gian nghỉ thêm sau khi xuất viện được tính mức hưởng thế nào?

2. Có giới hạn thời gian chỉ định nghỉ thêm khi xuất viện không?

1. Thời gian được bác sĩ chỉ định nghỉ thêm có được hưởng BHXH?

1. Thời gian được bác sĩ chỉ định nghỉ thêm có được hưởng BHXH?

Một trong những điều kiện được Điều 25 Luật Bảo hiểm xã hội (BHXH) năm 2014 đặt ra đối với việc hưởng chế độ ốm đau đó là phải có xác nhận về việc bị ốm đau, tai nạn của cơ sở khám, chữa bệnh có thẩm quyền theo quy định của Bộ Y tế.

Theo Điều 100 Luật BHXH, việc xác nhận nghỉ ốm đau, tai nạn sẽ được thể hiện tại một trong 02 loại giấy tờ sau:

– Giấy ra viện: Đối với trường hợp điều trị nội trú.

– Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH: Đối với trường hợp điều trị ngoại trú.

Theo hướng dẫn cách ghi mẫu giấy ra viện được quy định tại Thông tư 56/2017/TT-BYT, trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú, bác sĩ phụ trách sẽ ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ thêm để điều trị ngoại trú sau khi ra viện tại phần ghi chú.

Căn cứ khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT, nếu giấy ra viện có nội dung chỉ định nghỉ thêm để điều trị ngoại trú thì cơ quan BHXH sẽ giải quyết quyền lợi cho người lao động như sau:

Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện thì cơ quan bảo hiểm xã hội căn cứ số ngày nghỉ ghi tại phần ghi chú của giấy ra viện để làm căn cứ thanh toán chế độ bảo hiểm xã hội theo quy định.

Như vậy, có thể khẳng định, thời gian mà bác sĩ chỉ định nghỉ thêm tại giấy ra viện cũng được tính hưởng chế độ ốm đau.

thoi gian nghi them khi xuat vien co duoc huong che do om dau

2. Có giới hạn thời gian chỉ định nghỉ thêm khi xuất viện không?

Giấy ra viện được cấp cho người bệnh hiện đang sử dụng theo mẫu quy định tại Phụ lục 3 của Thông tư 56/2017/TT-BYT như sau:

thoi gian nghi them khi xuat vien co duoc huong che do om dau

Tại phần hướng dẫn ghi giấy ra viện, Thông tư 56 cũng nêu rõ:

II. Phần ghi chú:

Ghi lời dặn của thầy thuốc, Cách ghi lời dặn của thầy thuốc trong một số trường hợp:

– Trường hợp người bệnh cần nghỉ để điều trị bệnh hoặc để ổn định sức khỏe sau khi điều trị nội trú: Ghi rõ số ngày mà người bệnh cần nghỉ để điều trị ngoại trú sau khi ra viện. Việc quyết định số ngày nghỉ phải căn cứ vào tình trạng sức khỏe của người bệnh nhưng tối đa không quá 30 ngày.

Theo đó, thời gian cần nghỉ thêm để ổn định sức khỏe sau khi xuất viện sẽ do các bác sĩ quyết định dựa trên tình trạng sức khỏe của bệnh nhân. Tuy nhiên, số ngày được phép chỉ định nghỉ thêm là không quá 30 ngày.

3. Thời gian nghỉ thêm sau khi xuất viện được tính mức hưởng thế nào?

Theo khoản 2 Điều 21 Thông tư 56/2017/TT-BYT, thời gian được chỉ định nghỉ thêm tại phần ghi chú của giấy ra viện cũng được cơ quan BHXH lấy làm căn cứ để thanh toán chế độ BHXH theo quy định.

Theo đó, thời gian nghỉ thêm sau khi xuất viện vẫn được tính hưởng chế độ ốm đau theo quy định tại Điều 28 Luật BHXH. Cụ thể:

– Trường hợp nghỉ ốm đau thông thường:

Mức hưởng

=

75%

x

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

:

24

x

Số ngày nghỉ

– Trường hợp nghỉ do mắc bệnh cần điều trị dài ngày

Mức hưởng

=

100%

x

Tiền lương đóng BHXH của tháng liền kề trước khi nghỉ

:

24

x

Số ngày nghỉ

Trên đây là giải đáp cho câu hỏi: “Thời gian nghỉ thêm khi xuất viện có được hưởng chế độ ốm đau?” Nếu không được giải quyết hưởng chế độ ốm đau như nội dung bài viết đề cập, bạn đọc gọi ngay tổng đài 1900.6192 để được tư vấn chi tiết.