Thời Trang Và Tuổi Trẻ – Tài liệu text
Thời Trang Và Tuổi Trẻ
Bạn đang xem bản rút gọn của tài liệu. Xem và tải ngay bản đầy đủ của tài liệu tại đây (62.5 KB, 2 trang )
Thời Trang Và Tuổi Trẻ
Cuộc sống đang đi vào những bề bộn của xã hội. Con người đang cố
rướn mình để đáp ứng nhu cầu ngày càng cao của cuộc sống. Trong
thời buổi như vậy, việc chạy theo các “mốt” đang rất “moden” là rất
phổ biến. Phải chăng, chính vì lẽ đó mà tuổi trẻ ngày nay đang đổ xô
chạy theo những món đồ thời trang với giá “trên trời” để được gọi là
người biết thời đại, không lạc hậu. Những hành động trên báo động
một hiện tượng “nguy hiểm” trong nhận thức về thời trang của giới trẻ
hiện nay.
Dạo quanh một vòng trên con đường đến trường, tôi thấy cơ man là
những món đồ thời trang: thời trang dày dép, thời trang quần áo, thời
trang di động, thời trang tóc,… những “thứ” thời trang mà bạn trẻ
chúng ta ngày nay rất quan tâm và “ưa chuộng”. Giới trẻ hiện nay
đang bị cuốn vào vòng xoáy của những “thứ” hào nhoáng đó.
Hằng ngày đến trường, tôi vẫn nhận ra được sự đồng nhất trong cách
ăn mặc của các bạn học sinh: áo trắng quần đen và một chiếc thẻ học
sinh đeo trên cổ, rất đơn giản nhưng cũng rất “môden”. Trong sự
chỉnh chu trong sáng ấy, tôi nhìn thấy một cái gì đó rất thời trang, thời
trang học sinh, thời trang của tuổi áo trắng. Học sinh chúng ta đẹp
nhất khi ở trong những bộ trang phục chỉnh tề như vậy. Trong hoàn
cảnh đó, chúng ta luôn là những người “thời trang nhất”, “mốt” nhất.
Chúng ta “thời trang” trong phong cách học tập, trong điểm số, trong
kết của học tập của mình. Nếu các bạn chú ý một chút bạn sẽ thấy
những bạn học sinh có cách ăn mặc đơn giản mà hay bị người khác
nói là “lỗi mốt”, lạc hậu lại là những học sinh có thành tích học tập rất
cao. Họ xứng đáng được nhận những lời tán thưởng, những lời trầm
trồ thán phục của mọi người hơn những người chỉ lo chăm sóc bề
ngoài của mình mà lại mang một cái đầu rỗng không kiến thức mà cứ
tỏ ra mình là một con người “sành điệu”.
Chắc hẳn ai cũng đã từng bắt gặp những cô gái, chàng trai đang
trong độ tuổi học sinh, sinh viên lại có những mái tốc “bồng bệnh
lượn sóng” cùng với “bảy sắc cầu vồng” trên đầu ngồi nhún nhảy trên
những chiếc xe máy được đi với vận tốc của ánh sáng. Các bạn đó
mang trên mình những chiếc quần được xé thành từng lỗ lên đến tận
đầu gối “kết hợp” với những chiếc dép cao đến 10cm hay những đôi
dày cao gót lêu khêu. Những ngày lễ như 20-11 hay mùng 8-3, các
bạn học sinh không còn đồng nhất trong những bộ trang phục trước
sau như một nữa mà là những bộ trang phục với đầy đủ kiểu dáng và
màu sắc.
Các bạn học sinh được sống trong một gia đình khá giả đa số chẳng
bao giờ không thay đổi “mốt”. Đã thế, họ cứ luôn cho mình là người
hợp thời trang, biết cách ăn mặc nên cứ hễ gặp người khác là lại “ca
lên những câu ca bất hủ” như “người nay hợp thời trang” “người này
biết cách ăn mặc” hay “con kia trông lạc hậu, nhà quê quá”.
Thời trang không phải là chủ đề để lứ tuổi học sinh như chúng ta quan
tâm. Vì vậy hãy chú tâm hơn vào việc học hơn là việc bình luận
ai là người “sành điệu” ai là người “lỗi mốt”. Hãy luôn nhớ rằng
thời trang mà tóc xanh đỏ, áo quần ngắn cũn cỡn cho dù có được
trầm trồ trong xã hội thì rồi cũng bị thay thế bởi những lọa thời
trang khác “sành điệu” hơn vì nó cũng sẽ “lỗi mốt” theo thời
gian mà. Chỉ có thời trang về mặt tinh thần là sẽ mãi mãi tồn tại
vĩnh hằng trong cuộc sống, mãi mãi được con người ưa chuộng
và “đón chào”./
Phạm Viết Huân
Hà Tĩnh, ngày 22 tháng 07 năm 2013
trong độ tuổi học sinh, sinh viên lại có những mái tốc “bồng bệnhlượn sóng” cùng với “bảy sắc cầu vồng” trên đầu ngồi nhún nhảy trênnhững chiếc xe máy được đi với vận tốc của ánh sáng. Các bạn đómang trên mình những chiếc quần được xé thành từng lỗ lên đến tậnđầu gối “kết hợp” với những chiếc dép cao đến 10cm hay những đôidày cao gót lêu khêu. Những ngày lễ như 20-11 hay mùng 8-3, cácbạn học sinh không còn đồng nhất trong những bộ trang phục trướcsau như một nữa mà là những bộ trang phục với đầy đủ kiểu dáng vàmàu sắc.Các bạn học sinh được sống trong một gia đình khá giả đa số chẳngbao giờ không thay đổi “mốt”. Đã thế, họ cứ luôn cho mình là ngườihợp thời trang, biết cách ăn mặc nên cứ hễ gặp người khác là lại “calên những câu ca bất hủ” như “người nay hợp thời trang” “người nàybiết cách ăn mặc” hay “con kia trông lạc hậu, nhà quê quá”.Thời trang không phải là chủ đề để lứ tuổi học sinh như chúng ta quantâm. Vì vậy hãy chú tâm hơn vào việc học hơn là việc bình luậnai là người “sành điệu” ai là người “lỗi mốt”. Hãy luôn nhớ rằngthời trang mà tóc xanh đỏ, áo quần ngắn cũn cỡn cho dù có đượctrầm trồ trong xã hội thì rồi cũng bị thay thế bởi những lọa thờitrang khác “sành điệu” hơn vì nó cũng sẽ “lỗi mốt” theo thờigian mà. Chỉ có thời trang về mặt tinh thần là sẽ mãi mãi tồn tạivĩnh hằng trong cuộc sống, mãi mãi được con người ưa chuộngvà “đón chào”./Phạm Viết HuânHà Tĩnh, ngày 22 tháng 07 năm 2013