Thổ cẩm là gì? Khăn choàng thổ cẩm – một nét văn hóa đắt giá

Thổ cẩm là một nét văn hóa từ những người anh em dân tộc thiểu số dọc dải đất hình chữ S. Nay nó trở lại trên chiếc khăn choàng thổ cẩm

Thổ cẩm là gì?

Thổ cẩm là một loại vải tự dệt thủ công, được tạo nên bởi những dân tộc ít người. Nó rất giàu họa tiết đặc trưng của vùng miền, được tạo ra bằng các phương pháp truyền thống. Các họa tiết này thường nổi lên trên bề mặt vải giống như được thêu, thực chất là được làm ra ngay trong quá trình dệt vải.Ở Việt Nam, vải khá đặc trưng và phổ biến ở các vùng núi phía Bắc và các vùng Tây Nguyên, Ninh Thuận.

Thổ cẩm là gì? Khăn choàng thổ cẩm

Các sản phẩm chỉ đơn giản là quần áo, váy, túi xách, ví cầm tay hay khăn mà thôi. Hiện nay, phát triển thêm cả những sản phẩm như khăn trải bàn, chăn – ga – gối, giày hài… Đó cũng là những món quà rất được ưa chuộng của những vị khách du lịch (cả trong nước và nước ngoài) khi đến với những miền đất vùng cao nước ta. Và thực ra người Kinh cũng có vải thổ cẩm đặc trưng riêng, nhưng nó mỏng và ít họa tiết hơn.Không phải chỉ ở mỗi Việt Nam mới có chất liệu thổ cẩm, mà ở các nước như Lào, Thái Lan, Campuchia đều có. Bởi các nước đó cũng chịu ảnh hưởng của nền văn hóa Đông Nam Á.

Khăn choàng thổ cẩm, nét văn hóa đắt giá

Nghề dệt thổ cẩm khá phát triển trong cộng đồng dân tộc ít người. Nó là một loại vải được dệt một cách thủ công. Giàu họa tiết vùng miền, được tạo ra bằng các phương pháp truyền thống. Các họa tiết được làm nổi lên bề mặt vải. Trên thực tế, trong quá trình dệt, các nghệ nhân đã khéo léo tích hợp các sợi vải trong lúc dệt để tạo được độ nổi của sợi vải.

Thổ cẩm là gì? Khăn choàng thổ cẩm

Loại vải này phổ biến ở các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên ở nước ta. Ban đầu, nó chỉ được dùng làm quần áo, khố, váy, túi xách, ví cầm tay mà thôi. Nhưng ngày nay, cùng với sự độc đáo và cái chất riêng trong thiết kế, vải thổ cẩm còn xuất hiện ở những sản phẩm như khăn trải bàn, chăn gối, giày, … Những sản phẩm được làm từ chất liệu này rất được ưa chuộng, không chỉ bởi du khách trong nước mà còn cả nước ngoài, vì sự độc lạ và tính dân tộc trong từng thớ vải. Những họa tiết đặc trưng của thổ cẩm không chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Nó còn xuất hiện ở Lào, Thái Lan, Campuchia,… Bởi nó vốn là một nét văn hóa đặc trưng của vùng Đông Nam Á.

Đặc điểm của khăn choàng thổ cẩm

Có thể nói mỗi tấm vải thổ cẩm đều như một tác phẩm nghệ thuật. Nó được chế tác vô cùng tỉ mỉ và công phu.

– Nguyên liệu: Vải Thổ cẩm chủ yếu được dệt từ sợi cây lanh, gai hoặc bông.

– Tùy vào từng dân tộc và đặc trưng vùng miền mà các họa tiết được dệt trên vải sẽ có sự biến hóa khác nhau. Có nơi là vẻ đẹp núi rừng thiên nhiên. Có chỗ lại là vẻ đẹp của chim muông, thú vật. Từng chút một được tạo nét tỉ mỉ trong từng ô vuông nhỏ của thớ vải diệu kì, cân đối. Màu sắc các họa tiết thường rất rực rỡ. Nó tạo cảm giác hoang sơ huyền bí. Tất cả điều đó thể hiện quan niệm, nhân sinh quan của từng dân tộc.

– Màu nhuộn vải đều được lấy từ cây rừng thiên nhiên, như cây tràm, cây nghệ, …không chút pha trộn của màu hóa học. Do vậy mà những tấm vải khi được nhuộm lên có nhược điểm là cứng, hơi thô và rất dễ bị bay màu.

Quy trình dệt nên một tấm vải thổ cẩm

Thổ cẩm được dệt hoàn toàn thủ công nên người ta phải chuẩn bị hết mọi công đoạn. Để tạo ra được một sản phẩm tốn rất nhiều thời gian và công sức.

Bởi nguyên liệu chính để làm nên chất liệu là bông và sợi lanh. Nên những người phụ nữ vùng cao phải trồng bông và lanh để thu hoạch sợi. Ngoài ra, họ còn khái thác những loài cây khác như cây sui (vỏ cây sui) để kéo thành sợi, tạo nên các sản phẩm phong phú khác nhau.

Họ kéo sợi rồi dệt vải qua một trong hai loại khung: khung dệt dạng tấm (Dệt ra khăn, áo,…) và khung dệt dạng dải (dệt ra dây lưng, ca-vát,…). Độ chặt – lỏng, cứng – mềm sẽ phụ thuộc vào ý thích của người dệt.

Thổ cẩm - một nét văn hóa đắt giá

– Màu đen: được điều chế từ lá chùm bầu với bùn non, ngâm trộn từ năm đến bảy ngày.

– Màu chàm: từ cây chàm.

– Màu nâu hoặc màu đỏ sẫm lấy từ các loại vỏ cây.

– Màu đỏ: từ vỏ cây krung già.

– Màu xanh: nung từ vỏ ốc suối thật khô, ngâm thành vôi rồi trộn với nước lá krum.

– Màu vàng: nhuộm từ củ nghệ.

Màu nhuộm được tạo ra từ nhiều chất liệu thiên nhiên để có những màu sắc phong phú khác nhau:

Thổ cẩm trong thời trang khăn choàng

Họa tiết thổ cẩm trong thời trang rất phong phú, đa dạng và ấn tượng. Giờ đây, không chỉ quen thuộc với các dân tộc ít người mà còn rất thân thuộc với tất cả mọi người. Đặc biệt là sự săn đón của các bạn trẻ. Không thể chất hơn khi sở hữu những món đồ mạnh mẽ, cuốn hút. Khăn choàng thổ cẩm mang đến cho bạn mặc một phong cách thời trang phóng khoáng, gần gũi với thiên nhiên, mang hơi thở của tinh thần tự do. Bản thân chất liệu thổ cẩm đã gây ấn tượng mạnh về màu sắc, họa tiết. Nhưng nếu bạn để ý kĩ hơn thì những họa tiết, màu sắc ấy đi theo những quy luật riêng của nó. Điều đó lại càng tạo thêm vẻ ấn tượng cho bộ trang phục thổ cẩm.

 thời trang

Chúng ta có đến 54 dân tộc với các kiểu trang phục truyền thống khác nhau tạo nên điểm đặc trưng từng vùng miền và sự phong phú của thời trang Việt. Đặc biệt nhất chính là những sắc màu rực rỡ bởi những họa tiết vải thổ cẩm. Cùng tìm hiểu về Khăn choàng thổ cẩm, nét văn hóa đắt giá..Nghề dệt thổ cẩm khá phát triển trong cộng đồng dân tộc ít người. Nó là một loại vải được dệt một cách thủ công. Giàu họa tiết vùng miền, được tạo ra bằng các phương pháp truyền thống. Các họa tiết được làm nổi lên bề mặt vải. Trên thực tế, trong quá trình dệt, các nghệ nhân đã khéo léo tích hợp các sợi vải trong lúc dệt để tạo được độ nổi của sợi vải.Loại vải này phổ biến ở các vùng Tây Bắc và Tây Nguyên ở nước ta. Ban đầu, nó chỉ được dùng làm quần áo, khố, váy, túi xách, ví cầm tay mà thôi. Nhưng ngày nay, cùng với sự độc đáo và cái chất riêng trong thiết kế, vải thổ cẩm còn xuất hiện ở những sản phẩm như khăn trải bàn, chăn gối, giày, … Những sản phẩm được làm từ chất liệu này rất được ưa chuộng, không chỉ bởi du khách trong nước mà còn cả nước ngoài, vì sự độc lạ và tính dân tộc trong từng thớ vải. Những họa tiết đặc trưng của thổ cẩm không chỉ xuất hiện ở Việt Nam. Nó còn xuất hiện ở Lào, Thái Lan, Campuchia,… Bởi nó vốn là một nét văn hóa đặc trưng của vùng Đông Nam Á.

Trang phục thổ cẩm