Thơ – Cách Làm thơ

SƠ KHẢO VỀ CÁCH LÀM THƠ
(Đang thực hiện)

TỔNG QUÁT

– Có hai cách viết thơ: Thơ Viết Theo Luật và Thơ Tự Do. Bài sơ khảo này bàn về thơ viết theo luật
– Làm thơ ta cần chú trọng về Luật Bằng, Trắc, Vần và Gieo Vần

Thơ Lục Bát và thơ Song Thất Lục Bát là hai thể thơ đặc biệt của Việt Nam.

Bài viết này lần lượt trình bầy về thơ Lục Bát, Thơ 7 Chữ, …

I. THƠ LỤC BÁT

Thơ Lục Bát giản dị về Luật và về cách Gieo Vần.
Qui luật được tóm tắt như sau:

   "Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh":

Các chữ (1,3,5) có thể là Bằng hoặc Trắc, các chữ (2,4,6) phải theo đúng luật.

Thơ Lục Bát gồm các cặp câu sáu chữ và tám chữ. Số cặp câu không giới hạn.

Luật Bằng Trắc:

       b B t T b B       b B t T b B b B

( Các Tự B hoặc T đậm nét phải theo đúng luật Bằng hoặc Trắc)

– Các chữ cuối câu phải là vần Bằng
– Chữ thứ 6 và 8 của câu bát là vần Bằng, một trong 2 chữ Không Dấu, chữ còn lại có Dấu Huyền

Gieo vần:
– Chữ thứ 6 của câu lục vần với chữ thứ 6 của câu bát tiếp theo
– Chữ thứ 8 của câu bát vần với chữ thứ 6 của câu lục tiếp theo

II-THƠ 7 CHỮ

Luật thơ:

   "Nhất Tam Ngũ bất luận, Nhị Tứ Lục phân minh":

Các chữ 1, 3 và 5 tự do, các chữ 2, 4 và 6 có theo luật như sau:

	B(2)  T(4)  B(6) 	T(2)  B(4)  T(6)

Gieo vần


– Vần tréo:

Câu 2 và câu 4 có chữ cuối Bằng vần với nhau, câu 1 và câu 3 có chữ cuối Trắc không cần vần:


Mười ngón tay buồn chưa ráo lệ
Một cung bạch ngọc náo trường CANH
Tay run điệu múa hương rừng thắm
Biển vọng hồi âm ngẩn mắt XANH.

(Đàn Thu Tay Ngọc – Đinh Hùng)

– Vần ba chữ Bằng:


Ôi phím đàn ngọc lan ngón TAY
Mưa nhòa cung bậc trắng mây BAY
Em ban hạnh phúc trầm giai điệu
Khi gió nghiêng mình đến ngủ SAY.


(Đàn Thu Tay Ngọc – Đinh Hùng)


Xin em đưa nhạc lên trời XANH
Ý đẹp tay thơm kết mộng LÀNH
Anh gục đầu lên trang sách ước
Chờ nghe máu chuyển một dư THANH

(Đàn Thu Tay Ngọc – Đinh Hùng)

Các thể thơ khác:

III. THƠ 4 CHỮ

1-Luật thơ:

          x  B  x  Thoặc:     x  T  x  B (Nếu chữ thứ 2 Bằng thì chữ thứ 4 Trắc hoặc chữ thứ 2 Trắc thì chữ thứ 4 Bằng.)  

2-Gieo vần:

– Vần tréo


Mùa thu niên thiếu
Có nắng thướt THA
Và mây yểu điệu
Làm dáng xa XA.

(Khi Lòng Đầy Hương – Đinh Hùng)

– Vần ôm


Nhà anh đầu suối
Nhà em cuối DÒNG
Suối có một LÒNG
Sao tình đôi ngả

(Chong Đèn-Phạm Thiên Thư)

– Vần ba chữ cuối


Mấy ngày có HOA
Rước em sang NHÀ
Bướm vàng đưa lối

Bốn bề chim CA.

(Khi Lòng Đầy Hương – Đinh Hùng)