Thiết kế nghiên cứu – Marketing – mix của công ty cổ phần đầu tư thương mại dịch vụ hoài linh –
Một phần của tài liệu MARKETING – MIX CỦA CÔNG TY CỔ PHẦN ĐẦU TƯ THƯƠNG MẠI DỊCH VỤ HOÀI LINH
6. Kết cấu của luận văn
2.1.1. Thiết kế nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu là kế hoạch, cấu trúc và chiến lược nghiên cứu nhằm trả
lời những câu hỏi nghiên cứu. Thiết kế nghiên cứu bao gồm các kế hoạch chi tiết
cho việc thu thập, đo lường và phân tích dữ liệu.
Những sự lựa chọn nghiên cứu:
– Chiến lược nghiên cứu
– Kỹ thuật thu thập và thủ tục phân tích dữ liệu
– Khung thời gian
Việc lựa chọn thiết kế nghiên cứu có thể xem xét từ nhiều góc độ khác nhau:
Góc độ làm sáng tỏ vấn đề nghiên cứu
Nhìn từ góc độ mục tiêu nghiên cứu
Nhìn từ góc độ phương pháp
Nhìn từ góc độ thời gian
Nhìn từ góc độ môi trường
Lựa chọn thiết kế nghiên cứu dựa vào mức độ:
Nghiên cứu khám phá: Khám phá “điều gì đang xảy ra; Tìm các kiến thức mới;
Đưa ra các câu hỏi và đánh giá các hiện tượng trong hiểu biết mới. Nghiên cứu này
đặc biệt hữu ích khi muốn làm sáng tỏ sự hiểu biết về một vấn đề. Có ba cách thức
chính trong việc tiến hành nghiên cứu khám phá:
• Tìm kiếm nghiên cứu đã có
• Phỏng vấn các chuyên gia về chủ đề
• Tiến hành phỏng vấn nhóm tiêu điểm
Nghiên cứu chính thức
Lựa chọn thiết kế nghiên cứu dựa vào phương pháp:
Nghiên cứu dữ liệu thứ cấp
Nghiên cứu điều tra
Xây dựng khung nghiên cứu
Thiết kế nghiên cứu
Thu thập dữ
li uê
Nghiên cứu quan sát
Nghiên cứu thực nghiệm
Lựa chọn thiết kế nghiên cứu dựa vào mục tiêu:
Nghiên cứu mô tả: Mô tả đặc điểm và tính chất của vấn đề:
•Đối tượng của nghiên cứu mô tả là “phác họa đặc điểm chính xác của
người, sự kiện, hay tình huống”.
• Điều này có thể là việc mở rộng, mở đường cho phần nghiên cứu có tính
khám phá, hay phần nghiên cứu giải thích.
• Cần thiết có một hình ảnh rõ ràng về các hiện tượng trước khi thu thập dữ
liệu.
Nghiên cứu giải thích: Giải thích mối quan hệ giữa các biến số (nghiên cứu
quan hệ tương quan, nhân quả). Những nghiên cứu thiết lập các quan hệ tương quan,
nhân quả giữa những biến số
2.1.2. Quy trình nghiên cứu
Sơ đồ 2.1. Quy trình nghiên cứu của luận văn
(Nguồn: Tác giả xây dựng)
Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu nghiên cứu.
Ở đây vấn đề nghiên cứu và mục tiêu nghiên cứu của đề tài xuất phát từ ý
Xác định vấn đề
và mục tiêu nghiên
cứu
Tìm hiểu cơ sở lý
thuyết
Kết quả
nghiên cứu
và báo cáo
Phân tích
dữ liệu
nghiên cứu
tưởng của cá nhân tác giả. Để phục vụ cho những mục tiêu đó tác giả tập trung
nghiên cứu theo hướng trả lời các câu hỏi: cần phải nghiên cứu những tài liệu nào,
tìm hiểu lý thuyết về vấn đề nào, của tác giả nào,… Việc này đã được tác giả thực
hiện ở phần đầu của Luận văn.
Bước 2: Tìm hiểu cơ sở lý thuyết
Sau khi mục tiêu của luận văn và những vấn đề lý thuyết cốt lõi cần nghiên
cứu đã được xác định rõ, tác giả tiến hành tìm hiểu về cơ sở lý thuyết. Tác giả đã
tiến hành nghiên cứu tổng quan các tài liệu, công trình nghiên cứu ở trong và ngoài
nước, các bài báo, nghiên cứu khoa học và các website cung cấp các thông tin có
liên quan.
Bước 3: Xây dựng khung nghiên cứu
Xuất phát từ mục tiêu nghiên cứu của đề tài, từ những lý luận, lý thuyết và
thực tiễn trước đó, ở bước này tác giả thực hiện xác định mô hình nghiên cứu dựa
trên cơ sở lý thuyết nhằm xác định các biến ảnh hưởng đến chất lượng dịch vụ, hình
thành các giả thuyết phù hợp với mục tiêu nghiên cứu.
Mô hình nghiên cứu được tác giả kế thừa từ các công trình đã có cùng với
việc áp dụng những phương pháp phù hợp để đưa ra mô hình phù hợp với mục tiêu
cần nghiên cứu. Những nội dung về lý thuyết có liên quan đã được tác giả trình bày
ở Chương 1.
Bước 4: Thiết kế nghiên cứu
Trong phần này, tác giả xác định mô hình nghiên cứu, những bằng chứng cần
thiết, phương pháp và cách thức thu thập được các bằng chứng đó. Để thực hiện
được điều đó, tác giả sử dụng phương pháp là nghiên cứu định tính
Bước 5: Thu thập dữ liệu
Trong Bước 5 này, tác giả thực hiện những công việc sau:
Tác giả sử dụng kỹ thuật đóng vai để thu thập dữ liệu bổ sung cho việc xây
dựng yếu tố cấu thành và điều chỉnh thang đo lần 1. Tiếp theo, các biến quan sát cho
thang đo sẽ được lựa chọn và điều chỉnh bảng câu hỏi lần 2 sao cho phù hợp, xác
định số lượng mẫu cần thu thập, từ đó thực hiện thu thập số liệu.
Từ dữ liệu thu thập được, đối với dữ liệu thứ cấp sẽ được tác giả tiến hành
phân tích đánh giá. Đối với dữ liệu sơ cấp, tác giả sẽ tiến hành làm sạch, mã hóa dữ
liệu, và phân tích.
Bước 7: Kết quả nghiên cứu và báo cáo
Sau khi tiến hành phân tích dữ liệu, tác giả sẽ đưa ra các kết luận.