Thi vào 10 môn Ngữ văn: Hệ thống kiến thức trọng tâm và phương pháp ôn thi hiệu quả
Ngữ văn là một trong những môn thi quan trọng trong kỳ thi vào 10, vì vậy các bạn học sinh phải nắm được phương pháp ôn luyện hiệu quả bên cạnh kiến thức nền tảng chắc chắn. Hãy cùng theo dõi những lưu ý trong quá trình ôn tập mà cô Đỗ Khánh Phượng – Phó hiệu trưởng Trường THPT Hermann Gmeiner Hà Nội, đồng thời là giáo viên môn Ngữ văn tại Hệ thống Giáo dục HOCMAI chia sẻ trong bài viết dưới đây!
Nội Dung Chính
Hệ thống kiến thức môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi vào 10
Cô Phượng sẽ giúp các bạn hệ thống lại kiến thức thi vào 10 môn Ngữ văn theo cấu trúc đề thi. Đề thi gồm hai phần:
-
Những câu hỏi có nội dung thuộc phần văn xuôi (truyện hiện đại, trung đại, văn bản nhật dụng, văn bản nghị luận,…).
-
Những câu hỏi có nội dung thuộc phần thơ, truyện thơ.
Bên cạnh đó, phạm vi giới hạn của đề rất phong phú trải dài cả ba phần: Tiếng Việt, Văn bản và Tập làm văn. Trong đó, phần Tiếng Việt với kiến thức từ lớp 6 – 9 đều có thể xuất hiện trong đề thi Ngữ văn vào 10, ví dụ như:
-
Từ loại.
-
Cấu tạo từ.
-
Nghĩa của từ.
-
Cụm từ.
-
Phép tu từ.
-
Dấu câu.
-
Các thành phần câu.
-
Các kiểu câu.
Phần Tiếng Việt thường chiếm số điểm trong bài thi khoảng 1,5 đến 2 điểm (1 điểm cho câu hỏi nhận biết và thông hiểu, 1 điểm vận dụng ở viết đoạn văn).
Phần Văn bản là phần chiếm điểm số cao, phần lớn kiến thức văn bản nằm trong chương trình Ngữ văn lớp 9 với các dạng văn bản như:
-
Văn bản nhật dụng.
-
Văn học trung đại.
-
Thơ hiện đại.
-
Truyện ngắn hiện địa
-
Văn bản nghị luận.
-
Văn bản ở phần bài tập, đọc thêm.
Tham khảo thêm: Các tác phẩm ôn thi vào 10
Đặc biệt, thơ hiện đại và truyện hiện đại thường xuất hiện và chiếm số lượng lớn trong bài thi. Phần văn bản nhật dụng, văn học trung đại đã được đưa vào đề thi nhưng có số điểm ít hơn.
Ngoài ra, các bạn học sinh cần lưu ý một dạng câu hỏi thường chiếm khoảng 0,5 – 1 điểm đó là kể tên các tác phẩm, tác giả có cùng đề tài, nội dung hay sử dụng nghệ thuật giống nhau… Phạm vi tác phẩm trong dạng câu hỏi này không chỉ trong chương trình Ngữ văn lớp 9 mà còn có thể ở các lớp 6, 7, 8.
Tham khảo: Ôn thi vào lớp 10 môn Ngữ Văn
Ví dụ: Đề thi năm 2014 – 2015
Dưới đây là đoạn trích trong truyện ngắn “Chiếc lược ngà” (Nguyễn Quang Sáng:
“Trong bữa cơm đó, anh Sáu gắp một cái trứng cá to vàng để vào chén của nó. Nó liền lấy đũa soi vào chén, để đó rồi thất thần hất cái trứng ra cơm văng tung tóe cả mâm. Giận quá và không kịp suy nghĩ anh vung tay đánh vào mông nó và hét lên:
-
Sao mày cứng đầu quá vậy hả?”
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục 2013)
-
Kể tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn 9, trong đó có nhân vật người cha vì chiến tranh mà chia cắt.
Ví dụ: Đề thi năm 2016 – 2017
Ở bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng người cháu nhớ lại:
… “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”…
Rồi trở về thực tại:
“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
-
Hãy nêu tên một tác phẩm khác trong chương trình môn Ngữ văn cấp THCS cũng viết về tình cảm bà cháu và ghi rõ tên tác giả.
Thêm vào đó, các bạn cần đặc biệt lưu ý phần cao điểm nhất là phần Tập làm văn với hai yêu cầu thường gặp:
-
Viết đoạn văn nghị luận văn học.
-
Viết đoạn văn hoặc bài văn nghị luận xã hội.
Ví dụ: Đề thi năm 2016 – 2017
Ở bài thơ “Bếp lửa” (Bằng Việt) trong dòng hồi tưởng người cháu nhớ lại:
… “Năm ấy là năm đói mòn đói mỏi”…
Rồi trở về thực tại:
“Giờ cháu đã đi xa, có ngọn khói trăm tàu
Có ngọn lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở
– Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?…”
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
-
Viết một đoạn văn theo cách lập luận diễn dịch (khoảng 12 câu) làm rõ tình cảm sâu nặng của cháu đối với bà ở khổ thơ trên, trong đó có sử dụng phép nối để liên kết và một câu bị động (gạch dưới từ ngữ dùng làm phép nối và câu bị động)
Ví dụ: Đề thi năm 2016 – 2017
Trong bài “Phong cách Hồ Chí Minh”, sau khi nhắc lại việc Chủ tịch Hồ Chí Minh đã tiếp xúc với văn hóa nhiều nước, nhiều vùng miền trên thế giới, tác giả Lê Anh Trà viết:
… “Nhưng điều kì lạ là tất cả những ảnh hưởng quốc tế đó đã nhào nặn với cái gốc văn hóa dân tộc không gì lay chuyển được ở Người, để trở thành một nhân cách rất Việt Nam, một lối sống rất bình dị, rất Việt Nam, rất Phương Đông, nhưng cũng đồng thời rất mới rất hiện đại”…
(Trích Ngữ văn 9, tập 1, NXB Giáo dục Việt Nam, 2015)
-
Em hãy trình bày suy nghĩ (khoảng 2/3 trang giấy thi) về trách nhiệm của thế hệ trẻ đối với việc gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc trong thời kì hội nhập và phát triển.
Với hai dạng bài Đọc hiểu và viết đoạn văn, học sinh cần bám sát những yêu cầu bài làm mà cô Phượng chia sẻ dưới đây:
-
Trả lời chính xác các câu hỏi ở phần Đọc hiểu. Các câu hỏi ở mức độ nhận biết và thông hiểu (tên tác giả, tác phẩm, hoàn cảnh sáng tác, giải nghĩa từ, phát hiện từ loại, biện pháp nghệ thuật và tác dụng, tên tác giả, tác phẩm có cùng đề tài…)
-
Học sinh có kĩ năng viết đoạn văn nghị luận văn học, đoạn văn hoặc bài văn, đoạn văn nghị luận xã hội (kĩ năng tìm ý, lập luận thuyết phục, diễn đạt, liên kết câu, liên kết đoạn, kĩ năng vận dụng để đặt các kiểu câu, thành phần câu hoặc các phép liên kết câu…)
Tham khảo bộ đề thi Ngữ Văn các năm tại đây
Các lỗi học sinh thường gặp khi làm bài thi Ngữ văn vào 10
Phần viết đoạn văn nghị luận văn học
-
Các bạn chưa biết tìm câu chủ đề hoặc đặt câu chủ đề chưa đúng vị trí.
-
Đặt các kiểu câu thành phần câu, các phép liên kết câu,… chưa đúng với yêu cầu của đề.
-
Chưa biết tìm ý hoặc còn thiếu ý.
-
Học sinh thường diễn xuôi thơ hoặc kể lại không chú ý đến nghệ thuật.
-
Không đánh số câu. Viết quá dài hoặc quá ngắn, không gạch chân các yếu tố Tiếng Việt.
Bài văn hoặc đoạn văn nghị luận xã hội
-
Học sinh còn hiểu nhầm là dựa vào chính văn bản để nghị luận.
-
Chưa bám sát kĩ năng làm bài xã hội (các bước như giải thích, nêu biểu hiện, phản đề và liên hệ bản thân) khiến bài văn lộn xộn và thiếu ý.
Các sai lầm học sinh cần tránh khi làm bài thi Ngữ văn
Không xác định đúng yêu cầu hình thức của đề
-
Học sinh không xác định được đề yêu cầu viết bài hay viết đoạn (chỉ viết đoạn văn khi đề nói rõ viết đoạn văn).
-
Xác định sai cấu trúc đoạn văn (diễn dịch, quy nạp, tổng phân hợp).
Không xác định đúng dạng bài
-
Nhầm lẫn nghị luận về tư tưởng đạo lí thành hiện tượng đời sống và ngược lại. Nghị luận về tư tưởng đạo lí thường là những vấn đề mang ý nghĩa khái quát, trừu tượng (lòng dũng cảm, sự biết ơn, tính kiên nhẫn, sự công bằng,…), về hiện tượng đời sống vấn đề nêu ra thường cụ thể (tai nạn giao thông, bạo lực học đường, hoạt động từ thiện…).
-
Không xác định đúng nội dung, sai sót về nội dung.
Xác định sai vấn đề cần nghị luận
-
Do hiểu sai, không hiểu các mệnh đề, khái niệm.
-
Do cẩu thả nên xác định không đúng trọng tâm vấn đề.
Ví dụ: Làm thế nào để phát huy lòng tốt? – trọng tâm là bài học nhận thức và hành động để nhân lên lòng tốt chứ không phải là nghị luận về lòng tốt.
Học sinh lập luận thiếu dẫn chứng hoặc đưa ra dẫn chứng không tiêu biểu, không có sức thuyết phục
Học sinh không xác định được lập luận của bài làm
Lỗi diễn đạt, lập luận
-
Bố cục bài viết không hợp lí. Phần lớn do học sinh chưa nắm được vững các bước nghị luận.
-
Lặp ý, các ý sắp lộn xộn: do chưa thuần thục trong việc sử dụng các thao tác lập luận.
-
Diễn đạt vụng về: do dài dòng hoặc thiếu các thành phần câu.
Một số định hướng giúp học sinh ôn tập phần Văn bản hiệu quả
Các câu hỏi thường gặp ở phần Đọc – hiểu
-
Yêu cầu chép để hoàn thiện khổ thơ (học sinh phải thuộc lòng các khổ thơ).
2. Yêu cầu nêu tên tác phẩm và tác giả (viết chính xác tên tác giả, tác phẩm không thừa, không thiếu, không sai lỗi chính tả).
3. Yêu cầu nêu hoàn cảnh sáng tác (học sinh nêu thời gian sáng tác sau đó nêu hoàn cảnh sáng tác của tác phẩm).
4. Yêu cầu thuyết minh về tác giả, tác phẩm (ít xuất hiện).
5. Yêu cầu giải thích một từ hoặc cụm từ (học sinh trả lời chính xác hoặc bằng các từ đồng nghĩa, gần nghĩa,…).
6. Yêu cầu chỉ ra các kiến thức như từ loại, cấu tạo từ, biện pháp tu từ, cụm từ, thành phần câu, các kiểu câu, dấu câu, lời thơ, hiệu quả nghệ thuật,…
7. Giải thích nhan đề.
8. Yêu cầu phát hiện thể thơ, phương thức biểu đạt, mạch cảm xúc của bài thơ.
9. Yêu cầu chỉ ra tác phẩm, tên tác giả có đề tài giống, cách sử dụng từ, nghệ thuật, kết cấu giống (phạm vi có thể trong chương trình lớp 9 hoặc các lớp 6, 7, 8).
10. Xác định tình huống truyện.
11. Phân tích giá trị của một chi tiết truyện.
Cách ghi nhớ hệ thống kiến thức cơ bản
Ở mỗi đơn vị kiến thức, các bạn học sinh có thể ghi nhớ các thông tin cơ bản bằng cách sử dụng sơ đồ tư duy. Sau đây là những gợi ý của cô Phương về các đơn vị kiến thức cụ thể:
-
Kiến thức cơ bản về Tác giả:
-
Tên
-
Năm sinh, năm mất
-
Quê quán
-
Phong cách
-
Đề tài chủ yếu
-
Cuộc đời sự nghiệp sáng tác
-
Các tác phẩm
-
-
Kiến thức cơ bản về phần Thơ:
-
Tác giả, xuất xứ, hoàn cảnh sáng tác
-
Thể thơ, cách ngắt nhịp, gieo vần,…
-
Phương thức biểu đạt
-
Mạch cảm xúc, bố cục
-
Nhan đề
-
Nhân vật trữ tình
-
Đặc sắc nội dung, nghệ thuật.
-
-
Kiến thức cơ bản về phần Truyện:
-
Tác giả, xuất xứ truyện
-
Thể loại
-
Chi tiết truyện
-
Tình huống truyện
-
Nhan đề
-
Nhân vật chính, trung tâm
-
Nghệ thuật
-
Hoàn cảnh sáng tác
-
Trên đây là những tư vấn của cô Đỗ Khánh Phượng để giúp các em chuẩn bị và ôn tập hiệu quả môn Ngữ văn. Để xem thêm những bài giảng chi tiết về các đơn vị kiến thức trọng tâm ôn thi vào 10, các bạn học sinh có thể tham khảo khóa học HM10 Tổng ôn của HOCMAI.
Không chỉ cung cấp cho học sinh kho bài giảng chất lượng mà còn rất nhiều bài tập tự luyện giúp học sinh vận dụng được lý thuyết để ghi nhớ lâu hơn. Với những ưu điểm vượt trội, HM10 Tổng ôn là khóa học hiệu quả giúp học sinh hệ thống được kiến thức, rèn kỹ năng qua các dạng bài và mở rộng thêm nhiều kiến thức nâng cao.
>>> ĐỪNG BỎ LỠ CƠ HỘI HỌC THỬ MIỄN PHÍ KHÓA TỔNG ÔN KIẾN THỨC VÀO 10 MÔN NGỮ VĂN KHI ĐĂNG KÝ TẠI: https://hocmai.link/tong-on-Ngu-van-vao-10-0511