Thị trường mục tiêu là gì? 4 bước xác định Target Market
Việc xác định thị trường mục tiêu luôn là một bước không thể thiếu đối với mọi doanh nghiệp. Bởi lẽ nếu không xác định được thị trường mục tiêu sẽ có thể dẫn đến việc kinh doanh không hiệu quả, thua lỗ. Vậy thị trường mục tiêu là gì? Tại sao thị trường mục tiêu lại quan trọng như vậy? Làm thế nào để doanh nghiệp có thể xác định thị trường mục tiêu. Cùng Vietnix tìm câu trả lời nhé!
Nội Dung Chính
Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu hay được gọi là Target Market được hiểu là một nhóm người tiêu dùng mà doanh nghiệp mong muốn và hướng các nỗ lực tiếp thị cũng như nguồn hàng hóa đến với nhóm người này. Một thị trường mục tiêu rõ ràng sẽ là yếu tố quyết định trong chiến lược tiếp thị.
Bốn yếu tố cực kỳ quan trọng trong chiến lược tiếp thị đó là: Sản phẩm (Product), giá cả (Grice), khuyến mãi (Promotion) và phân phối (Place). Bốn yếu tố này sẽ quyết định đến sự thành công hay thất bại của một sản phẩm hoặc dịch vụ trên thị trường.
Thị trường mục tiêu là gì?
Thị trường mục tiêu và thị trường khác nhau như thế nào?
Thị trườngThị trường mục tiêuLà chỉ chung tất cả khách hàng hiện tại và khách hàng tiềm năng của các sản phẩm hoặc dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp.
Thị trường là nơi trao đổi giữa người mua và người bán nhằm mục đích đem lại giá trị cho các bên.Thị trường mục tiêu là phần thị trường chỉ bao gồm những khách hàng tiềm năng của doanh nghiệp đó.
Doanh nghiệp sẽ phải thực hiện các chiến lược để thu hút nhóm khách hàng này và đảm bảo đáp ứng được nhu cầu của họ, và đưa họ từ khách hàng trở thành khách hàng trung thành.
Thị trường mục tiêu quan trọng như thế nào đối với doanh nghiệp?
Thị trường mục tiêu là lựa chọn tốt nhất để hoàn thiện sản phẩm
Với cương vị là người sản xuất, là chủ một doanh nghiệp; thì mong muốn của là đem đến những sản phẩm/dịch vụ hoàn thiện cho khách hàng và đáp ứng được nhu cầu của họ. Nhưng thực chất sẽ rất khó để có thể làm ra một sản phẩm phù hợp với nhu cầu của mọi khách hàng.
Do đó bạn cần xác định được đâu là những khách hàng mà sản phẩm của bạn nhắm đến? Khi đã xác định được thị trường mục tiêu cụ thể, chi tiết; thì người sản xuất sẽ nhận định được các tính năng, tiện ích bổ sung mà khách hàng mong muốn; và tạo ra những sản phẩm theo hướng đó.
Giúp doanh nghiệp kiểm soát kỳ vọng dễ dàng hơn
Kiểm soát kỳ vọng là như nào? Tức là khi xác định thị trường mục tiêu rồi thì doanh nghiệp của bạn sẽ có thể hạn chế tình trạng khách hàng có những kỳ vọng thiếu thực tế với sản phẩm hay dịch vụ mà bên bạn cung cấp.
Hơn thế nữa, doanh nghiệp cũng sẽ sở hữu được nhóm khách hàng thực sự hài lòng với sản phẩm/ dịch vụ của bạn và sẵn sàng quay lại và trở thành khách hàng trung thành.
Nâng cao độ hiệu quả quảng cáo
Việc xác định rõ khách hàng tiềm năng và thị trường mục tiêu là yếu tố giúp cho việc quảng cáo trở nên dễ dàng hơn. Bởi vì sao? Vì khi bạn đã nắm được thông tin về thị trường mục tiêu hay nói cách khác là bạn hiểu được hành vi khách hàng; biết được họ thích đọc báo hay tạp chí, họ thường sử dụng mạng xã hội nào, và điều gì khiến họ quyết định mua hàng.
Từ đó, bạn sẽ biết cách quảng cáo đúng trọng tâm, và không cần phải tốn quá nhiều chi phí để thực hiện quảng cáo hàng loạt hình thức.
Chương trình ra mắt dịch vụ VPS NVME tốc độ cao
Các cấp độ của thị trường mục tiêu là gì?
Có 4 cấp độ của thị trường mục tiêu đó là tiềm năng – thực tế – mục tiêu – đã xâm nhập. Ở cấp độ tiềm năng, số lượng sẽ lớn nhất và theo đó số lượng sẽ giảm dần khi đạt cấp độ cuối cùng. Có thể thấy rằng việc biến khách hàng tiềm năng thành những vị khách trung thành là quá trình gian nan.
Nhưng nếu doanh nghiệp làm được, giữ chân được nhiều khách hàng trung thành, thì doanh nghiệp đó ắt thành công.
Cấp độ thị trường mục tiêu
Cách xác định thị trường mục tiêu là gì?
Bước 1: Doanh nghiệp cần tiến hành nghiên cứu thị trường
Đây được xem là bước cực kỳ quan trọng để bạn hiểu rõ hơn về thị trường và khách hàng. Một khi hiểu rõ về thị trường và khách hàng tiềm năng bạn sẽ gia tăng được cơ hội thành công cho doanh nghiệp.
Nghiên cứu thị trường
Thực tế, nếu doanh nghiệp không thực hiện nghiên cứu thị trường, thì sẽ không thể nào có những chiến lược đúng đắn, đảm bảo được mức độ thành công cao. Bạn sẽ luôn gặp phải nhiều quyết định sai lầm, lãng phí công sức, tiền bạc bởi lẽ không biết tập trung vào khách hàng, thị trường nào.
Cách tiến hành:
- Thu thập thông tin về thị trường.
- Phân tích thị trường từ các dữ liệu đã thu thập được để nắm bắt được thị hiếu, nhu cầu của người tiêu dùng.
- Tổng hợp các mong muốn, nguyện vọng và đánh giá của nhiều đối tượng khách hàng khác nhau về các sản phẩm/dịch vụ trên thị trường.
- Đề ra phương pháp phù hợp, tránh lãng phí tài nguyên của công ty.
>> Xem thêm: Market Research là gì? Nghiên cứu thị trường có vai trò gì đối với doanh nghiệp?
Bước 2: Phân khúc thị trường
Phân khúc thị trường là bước nghiên cứu, xác định việc phân chia khách hàng dựa trên các tiêu chí như: Thu nhập, tuổi tác, giới tính, đặc điểm, tính cách. Bằng cách tạo ra các tập hợp con; hoặc chia thành các nhóm nhỏ của một thị trường bạn sẽ hiểu rõ hơn về đối tượng mục tiêu.
Có 4 hình thức phân khúc thị trường bao gồm: Phân khúc tâm lý, phân khúc nhân khẩu học, phân khúc địa lý và phân đoạn hành vi. Tuy nhiên, phân khúc nhân khẩu học là hình thức phân khúc thị trường được dùng phổ biến nhất và cũng là hình thức mang đến kết quả khả quan nhất. Doanh nghiệp sẽ dựa vào độ tuổi, giới tính, nghề nghiệp, thu nhập; và chủng tộc để phân loại thị trường.
Một phân khúc thị trường hoàn hảo cần các yếu tố sau:
- Đo lường được.
- Có khả năng tiếp cận.
- Phân khúc phải đủ lớn để doanh nghiệp có thể kiếm được lợi nhuận.
- Phải đảm bảo tính khả thi và đáp ứng các chiến lược tiếp thị của doanh nghiệp.
Bước 3: Xác định phân khúc hấp dẫn làm thị trường mục tiêu
Doanh nghiệp cần tổng hợp và so sánh giữa các nhóm phân khúc để đưa ra được kết quả số lượng người tiêu dùng trong mỗi nhóm. Đồng thời xây dựng các tiêu chí cụ thể của khách hàng khi họ sử dụng các sản phẩm/dịch vụ. Để từ đó đưa ra quyết định đúng đắn về phân khúc hấp dẫn cho doanh nghiệp.
Xác định phân khúc thị trường mục tiêu
Bước 4: Triển khai chiến lược marketing hướng đến thị trường mục tiêu
Doanh nghiệp cần thực hiện đánh giá và nghiên cứu các yếu tố sau để đạt được hiệu quả cao.
Thứ nhất, đánh giá tính hấp dẫn của thị trường mục tiêu qua các tiêu chí sau:
- Quy mô của thị trường (tổng doanh thu, tổng sản lượng tiêu thụ và tổng nhu cầu).
- Tốc độ phát triển.
- Tỷ lệ cạnh tranh và mức độ cạnh tranh so với các đối thủ cùng thị trường.
- Quy mô, số lượng và sức mua sản phẩm/dịch vụ của khách hàng.
Thứ hai, phân tích lợi thế cạnh tranh của doanh nghiệp dựa vào các tiêu chí:
- Chất lượng của sản phẩm/dịch vụ.
- Dịch vụ chăm sóc khách hàng.
- Uy tín của thương hiệu.
- Các chương trình khuyến mãi.
- Bao bì của sản phẩm.
- Hình thức để thanh toán.
- Độ phủ của các kênh phân phối, chi nhánh, điểm giao dịch.
- Đội ngũ nhân viên.
>> Có thể bạn chưa biết: 7 bước xây dựng quy trình bán hàng hoàn hảo cho doanh nghiệp
Làm sao để tiếp cận các thị trường mục tiêu
Chiến lược bao phủ chung
Có nghĩa là doanh nghiệp sẽ gộp tất cả các phân khúc lại thành một và sẽ phục vụ tất cả các khách hàng trong một phân khúc lớn theo một cách giống nhau. Chiến lược này phù hợp với doanh nghiệp đang cung ứng sản phẩm, dịch vụ có ít các đối thủ cạnh tranh, độc quyền.
Chiến lược bao phủ phân biệt để tiếp cận thị trường mục tiêu là gì?
Chiến lược bao phủ phân biệt là phục vụ tất cả các phân khúc; những sản phẩm/dịch vụ sẽ mang tính chuyên biệt cho từng phân khúc một. Chiến lược này phù hợp với những doanh nghiệp có nguồn lực dồi dào và mục tiêu là nắm phần lớn thị phần trên thị trường.
Chiến lược bao phủ chung
Chiến lược thị trường vi mô để tiếp cận thị trường mục tiêu là gì?
Chiến lược này hướng đến mục tiêu cung cấp các sản phẩm/dịch vụ theo các nhu cầu của từng khách hàng khác nhau, hoặc là một nhóm nhỏ khách hàng khác nhau trong một phân khúc thị trường. Chiến lược này đòi hỏi nguồn lực về tài chính dồi dào. Và với chi phí cao thì việc tiếp cận thị trường – khách hàng mục tiêu lại đạt được hiệu quả rất cao.
Chiến lược thị trường ngách để tiếp cận thị trường mục tiêu là gì?
Chiến lược thị trường ngách tập trung vào các phân khúc có mức độ cạnh tranh thấp và quy mô nhỏ. Chiến lược này phù hợp với các doanh nghiệp, cơ sở kinh doanh có quy mô và nguồn lực nhỏ như các công ty khởi nghiệp.
Yếu tố tâm lý trong việc Marketing đến các thị trường mục tiêu
Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng các chiến lược marketing ở thị trường mục tiêu đều dựa trên sự suy luận của khách hàng về các điểm giống nhau của quảng cáo (ở các khía cạnh như: hình ảnh nguồn, ngôn ngữ được sử dụng, lối sống,…) và tính cách của khách hàng (tính cách hiện tại, tính cách mong muốn có được). Khách hàng sẽ bị thuyết phục bởi các tính cách được phô bày ra trong quảng cáo; hoặc tính cách của những khách hàng khác.
>> Cso thể bạn chưa biết: Marketing Mix là gì? Tổng quan về Marketing Mix
Câu hỏi thường gặp
Ví dụ về thị trường mục tiêu là gì?
Khách hàng mục tiêu là cá nhân có nhiều khả năng mua sản phẩm của bạn nhất. Và đó là một tập hợp con của thị trường mục tiêu rộng lớn hơn. Ví dụ: Nếu thị trường mục tiêu của bạn là các vận động viên nữ trong độ tuổi từ 13 đến 25, thì khách hàng mục tiêu có thể là các vận động viên nữ trong độ tuổi cụ thể từ 13 đến 16.
4 thị trường mục tiêu là gì?
Địa lý, nhân khẩu học, tâm lý học và hành vi là bốn cấp độ phân khúc có thể giúp xác định đối tượng mục tiêu chính của doanh nghiệp của bạn.
Các loại thị trường mục tiêu?
Các loại thị trường mục tiêu phổ biến là – Phân khúc theo địa lý (dựa trên vị trí), phân khúc theo nhân khẩu học (dựa trên dân số), phân khúc theo tâm lý học (dựa trên lối sống và kinh tế xã hội) và phân khúc theo hành vi.
Lời kết
Qua bài viết này, Vietnix đã giải đáp thị trường mục tiêu là gì? Hay Target Market là gì? Vai trò và cách để xác định được thị trường mục tiêu. Mong rằng Vietnix đã đem lại những thông tin hữu ích cho bạn.