Thị trường là gì? Tại sao phải nghiên cứu thị trường?

Thị trường là gì? Thị trường trong kinh tế và kinh doanh là nơi thực hiện các giao dịch mua bán, chuyển nhượng, trao đổi các loại hàng hóa, dịch vụ, vốn, sức lao động và các nguồn lực khác trong lĩnh vực kinh tế. Sự trao đổi có thể diễn ở mọi thành phố, tại những nơi được gọi là khu mua bán chứ không chỉ riêng ở các chợ. Hãy cùng Muaban.net theo dõi bài viết dưới đây để tìm hiểu thêm về thị trường và những thông tin có liên quan.

Khái niệm thị trường 

Thị trường là gì?Thị trường là gì?

Thị trường trong kinh tế học 

Trong phạm vi kinh tế học, thị trường là bao hàm cả người bán và người mua trao đổi nhau các hàng hóa, xác định giá cả, lượng cung và lượng cầu các hàng hóa và dịch vụ, quá đó sẽ xác định việc phân bổ, sử dụng tài nguyên khan hiếm của xã hội. Các nhà kinh tế quan tâm đến cấu trúc, tiến trình hoạt động và kết quả hoạt động của mỗi thị trường.

Thị trường trong marketing 

Trong ngành marketing, thị trường là bao gồm tất cả khách hàng hiện có và tiềm năng có cùng một nhu cầu hay mong muốn cụ thể có khả năng và luôn sẵn sàng tham gia trao đổi để thỏa mãn nhu cầu hoặc mong muốn đó.

Những người tìm mua bất kỳ một loại sản phẩm nào đó trong thị trường thường có ba đặc điểm như: sự quan tâm, thu nhập và khả năng tiếp cận thị trường.

>>> Tham khảo thêm: Trade Marketing Là Gì?

Phân loại thị trường

Thị trường là gì?Thị trường là gì?

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo là thuật ngữ được sử dụng nhiều trong ngành kinh tế, được xem là mô hình kinh tế lý tưởng. Tại đây không có nhà sản xuất hoặc người tiêu dùng nào có thể tác động thị trường, làm ảnh hưởng đến giá cả.

Thị trường độc quyền thuần túy 

Thị trường độc quyền thuần túy là nơi mà chỉ có một người duy nhất sản xuất và cung ứng một loại hàng hóa hay dịch vụ nào đó cho nhiều người tiêu dùng (người có nhu cầu).

Ví dụ: độc quyền cung ứng năng lượng mặt trời, độc quyền cung ứng dịch vụ điện thoại Oppo và thông tin viễn thông…

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo 

Thị trường là gì?Thị trường là gì?

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo (Imperfect Competition) là những thị trường mà trong đó cạnh tranh hoàn hảo không được đảm bảo vì ít nhất có một người bán hoặc  người mua tương đối lớn, đủ để tác động đến giá cả thị trường. 

 Trong thị trường cạnh tranh không hoàn hảo được chia ra thành:

Thị trường độc quyền tập đoàn (thiểu số độc quyền hay độc quyền đa phương)

Trong thị trường độc quyền tập đoàn chỉ có một số ít người sản xuất và cung ứng cho nhu cầu một loại sản phẩm hàng hóa đồng nhất hoặc sản xuất và cung ứng các sản phẩm khác nhau nhưng có khả năng thay thế tốt cho nhau.

Thị trường cạnh tranh độc quyền

Trong thị trường cạnh tranh độc quyền có nhiều người cung ứng một loại sản phẩm hàng hóa hay dịch vụ nhất định nhưng hàng hóa của từng người cung ứng sẽ không đồng nhất mà ít nhiều khác nhau.

>>> Tham khảo thêm: Top 15 loại camera hành trình ô tô tốt nhất trên thị trường không thể bỏ qua 

Thị trường có chức năng là gì?

Thị trường là gì?Thị trường là gì?

Chức năng thừa nhận công dụng xã hội của hàng hóa và lao động đã chi phí để sản xuất ra nó

Thị trường chỉ thừa nhận những hàng hóa và dịch vụ nếu nó phù hợp với những đòi hỏi của người tiêu dùng. Những hàng hóa vô dụng, kém chất lượng, cung vượt qua cầu… thì sẽ không được chấp nhận.

Cung cấp thông tin cho người sản xuất và tiêu dùng về cơ cấu hàng hóa, giá cả, chất lượng

Thị trường cho người sản xuất biết thông tin nên cung cấp sản phẩm hàng hóa nào, khối lượng bao nhiêu, khi nào, cho ai và ở đâu. Hỗ trợ cho người tiêu dùng biết nên tìm kiếm mặt hàng mình cần ở đâu và nên chọn mặt hàng nào phù hợp với khả năng của mình.

Chức năng điều tiết, kích thích hoạt động sản xuất và tiêu dùng.

Sự vận động của các quy luật kinh tế thông qua quan hệ cung cầu và giá cả hàng hóa dịch vụ sẽ dẫn đến chức năng điều tiết của thị trường với sản xuất và lưu thông và tiêu dùng của xã hội.

>>> Tham khảo thêm: Kinh doanh bất động sản và một số ý tưởng hiệu quả

Đặc điểm của các loại thị trường 

Thị trườngThị trường

Thị trường cạnh tranh hoàn hảo 

  • Có nhiều người mua và nhiều người bán: Trong thị trường cạnh tranh hoàn hảo, có một số lượng lớn doanh nghiệp hoạt động độc lập với nhau.
  • Sản phẩm đồng nhất: Đặc trưng này là hàm ý sản phẩm mà các doanh nghiệp cạnh tranh chào bán giống hệt nhau, cả về các thuộc tính vật chất và quan niệm của người mua.
  • Tự do gia nhập và rời bỏ: Đặc trưng này có nghĩa là không có bất kỳ rào cản hay trở ngại nào đối với sự gia nhập của các doanh nghiệp mới hoặc là sự rời bỏ thị trường của các doanh nghiệp đang hoạt động trên thị trường.
  • Hiểu biết và tính động cơ hoàn hảo: Người mua và người bán hiểu biết rõ và đầy đủ về thị trường, tất cả người mua đều có thể tiếp cận người bán mà không gặp trở ngại gì.

Thị trường cạnh tranh thuần túy

Thị trườngThị trường

  • Chỉ có duy nhất một người bán và nhiều người mua: Sự cân bằng thị trường cũng như sự cân bằng cá nhân của người cung ứng không diễn ra như trong điều kiện thị trường cạnh tranh hoàn hảo.
  • Đường cầu trùng với đường giá của nhà độc quyền: Nhà độc quyền có đối thủ cạnh tranh hiện thời vì thế nên thế lực thị trường của nó rất mạnh. Có thể đặt ra chính sách giá hay chính sách khối lượng sản xuất và cung ứng tối ưu của mình.

Thị trường cạnh tranh không hoàn hảo

Trong môi trường cạnh tranh hoàn hảo, các tiêu chí sau phải được đáp ứng:

  • Các công ty sẽ bán sản phẩm giống hệt nhau.
  • Các công ty không thể tác động  đến giá  mà họ đã tính cho các sản phẩm này. 
  • Thị phần thì không ảnh hưởng đến giá cả Mọi người đều được biết thông tin như nhau. 
  • Các công ty có thể tham gia hoặc rời khỏi thị trường mà không phải chịu bất kì chi phí nào  

Cạnh tranh không hoàn hảo tạo cơ hội để tạo ra nhiều lợi nhuận hơn, không giống như  môi trường cạnh tranh hoàn hảo, nơi các doanh nghiệp chỉ kiếm được vừa đủ để duy trì hoạt động.

Các bước cơ bản để thực hiện nghiên cứu thị trường 

Thị trường Thị trường

Nghiên cứu thị trường là gì?

Nghiên cứu thị trường là quá trình tìm hiểu và xác định các thông tin thị trường. Từ đó, có thể nắm bắt được những cơ hội kinh doanh mang lại lợi nhuận. Quá trình nghiên cứu này cũng giúp nắm bắt được nhu cầu, mong muốn và phản ứng của khách hàng để có thể cải tiến hàng hóa một cách tối ưu nhất.

Nếu các doanh nghiệp chủ quan không thực hiện việc nghiên cứu hay nghiên cứu một cách hời hợt, thì việc đưa ra quyết định có thể mang lại rủi ro cao. 

6 bước cơ bản để thực hiện nghiên cứu thị trường 

Thị trường là gìThị trường là gì

Bước 1: Xác định mục tiêu hoặc vấn đề của doanh nghiệp

Việc nghiên cứu có giúp ích cho các doanh nghiệp hay không phụ thuộc vào việc bạn có xác định đúng đắn vấn đề doanh nghiệp đang gặp phải hoặc mục tiêu của cuộc nghiên cứu này. Qua đó việc nghiên cứu được xem là một bước cần thiết trong mọi quy trình nghiên cứu thị trường.

Bước 2: Lựa chọn phương pháp nghiên cứu phù hợp

Khi đã xác định được mục tiêu và vấn đề của doanh nghiệp thì có một số phương pháp nghiên cứu phổ biến để các doanh nghiệp có thể lựa chọn một phương pháp phù hợp, đó là:

  • Điều tra, khảo sát: Công cụ để thực hiện được nghiên cứu bằng phương pháp này đó chính là bảng câu hỏi. 
  • Phỏng vấn nhóm: Người phóng vấn sẽ sử dụng một chuỗi các câu hỏi được soạn sẵn hay các chủ đề để dẫn dắt cuộc thảo luận giữa một nhóm người.
  • Phỏng vấn cá nhân: Giống như một cuộc phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân bao gồm nhiều câu hỏi mở có tính chất tìm hiểu sâu. 
  • Quan sát: Khi quan sát hành động của khách hàng được ghi lại trong hệ thống camera đặt tại cửa hàng, nơi công cộng, bạn có thể quan sát rõ cách thức họ mua sắm và sử dụng sản phẩm/dịch vụ của bạn. 
  • Thử nghiệm: Bạn sẽ đặt những sản phẩm mới vào một vài cửa hàng nào đó để thử phản ứng của khách hàng trong các điều kiện bán hàng thực tế. 

Bước 3: Thiết kế và chuẩn bị khảo sát

Tùy vào phương pháp nghiên cứu được lựa chọn mà sự chuẩn bị là khác nhau. Trong bước này, bạn cần phải thiết kế công cụ nghiên cứu.

Ví dụ như doanh nghiệp của bạn chọn phương pháp nghiên cứu thị trường là điều tra, khảo sát thì cần phải liệt kê các câu hỏi, từ đó thiết kế một bảng hỏi trực tiếp hoặc online. Mặt khác, nếu các doanh nghiệp nhận thấy phương pháp phỏng vấn cá nhân mang lại hiệu quả nhất, thì doanh nghiệp cần chuẩn bị một số câu hỏi chính và  thiết bị cần thiết cho phỏng vấn.

Bước 4: Thu thập thông tin

Đây chính là bước mà bạn cần phải  tiến hành đưa bản khảo sát trên thị trường, hoặc thực hiện các buổi phỏng vấn nhóm, phỏng vấn cá nhân hay quan sát, thực nghiệm. Trong quá trình thực hiện phỏng vấn, các câu trả lời hay thậm chí mọi thái độ hành vi của khách hàng đều được thu thập và ghi lại.

Bước 5: Tổng hợp và phân tích dữ liệu

Từ những thông tin được ghi chép, bạn  tổng hợp những thông tin đó lại thành bản dữ liệu hoàn chỉnh. Tiếp theo là việc sử dụng các phần mềm chuyên xử lý, phân tích dữ liệu là cần thiết và chúng sẽ đem lại cho doanh nghiệp của bạn kết quả nhanh chóng và chính xác nhất.

Một số phần mềm phân tích dữ liệu phổ biến hiện nay, đó là Excel, SPSS, Minitab.

Bước 6: Minh họa dữ liệu và trình bày kết quả

Cuối cùng, đây chính là bước mà bạn có thể trình bày về cả quá trình nghiên cứu cũng như kết quả thu được để trả lời cho câu hỏi được đưa ra bước 1. Hãy đảm bảo là tất cả các thông tin, dữ liệu thu thập được biểu thị một cách khoa học, logic và dễ theo dõi.

Vậy nghiên cứu thị trường là một quá trình quan trọng, giúp cho doanh nghiệp  đưa ra quyết định đúng đắn. Với 6 bước cơ bản, nghiên cứu hoàn toàn có thể giúp bạn xác định đó là rủi ro hay cơ hội khi tiến vào một thị trường mới.

Khái niệm thị trường là gì sẽ giúp doanh nghiệp nắm rõ được các hành vi khách hàng. Từ đó có được nhiều lợi thế cạnh tranh và nâng cao lợi nhuận kinh doanh cho doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về khái niệm cũng như biết cách phân loại thị trường một cách chính xác. Hãy theo dõi Muaban.net thường xuyên để có thể cập nhật được những thông tin mới nhất.

Nguyễn Ánh 

 >>> Xem thêm: