Thị trường là gì? Hình thái và chức năng của thị trường

Thị trường là gì? Đây là một thuật ngữ quen thuộc với nhiều người. Tuy nhiên, ý nghĩa thực sự của thị trường là như thế nào và nó có những hình thái nào thì có lẽ khá ít người nắm được. Bài viết sau đây của Mona Media sẽ cung cấp đầy đủ những thông tin về cấu trúc, phân loại, chức năng của thị trường trong Marketing.

Thị trường là gì?

Thị trường là một thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh, là môi trường để các giao dịch có tính chất thương mại được hoạt động.

Thị trường thường sẽ xuất hiện khi việc mua bán mọi hàng hóa giữa người bán và người mua được diễn ra. Hay còn được biết đến như là một nơi để kết hợp giữa khâu tiêu dùng và sản xuất hàng hóa.

Một vài hình thái thị trường là gì?

Thị trường tự do

Đây là hình thái thị trường cho phép hoạt động một cách tự do, không bị can thiệp bởi chính phủ. Trong thị trường tự do này, người mua và người bán có thể thoải mái hoạt động, vậy nên tình trạng tranh giành diễn ra khiến giá cả ngày càng tăng cao, chèn ép người tiêu dùng.

Tuy nhiên, cơ quan chính phủ vẫn có thể can thiệp khi mà thị trường này ảnh hưởng tiêu cực đến thị trường kinh doanh.

Thị trường hàng hóa

Thị trường hàng hóa chính là nơi diễn ra mọi trao đổi, mua bán các sản phẩm hàng hóa nhằm phục vụ mục đích sống hàng ngày.

Các sản phẩm ở thị trường hàng hóa cực kỳ phong phú, đa dạng từ thực phẩm, lương thực, nhiên vật liệu thậm chí là nguồn hàng hóa tài chính

Thị trường tiền tệ

Thị trường tiền tệ là hình thái thị trường lớn nhất trên toàn thế giới, hoạt động 24/7. Ở thị trường này sẽ cho phép các giao dịch được diễn ra ở nhiều đối tượng trên thế giới từ chính phủ, nhà đầu tư, ngân hàng, người tiêu dùng hay là những đối tượng khác.

Thị trường chứng khoán

Thị trường chứng khoán là nơi diễn ra toàn bộ các giao dịch cổ phiếu. Thị trường chứng khoán đến hiện nay đang hoạt động vô cùng sôi nổi, khó có thể kiểm soát bởi tính phức tạp cao. Phần lớn những giao dịch họa động trên thị trường này đều thông qua phương tiện Internet.

Yếu tố cấu thành nên thị trường

Chủ thể tham gia

Chủ thể tham gia chính là cá nhân hoặc tổ chức có hành vi pháp luật và năng lực pháp luật thực hiện các hoạt động giao dịch.

Cụ thể hơn thì chủ thể tham gia là những người bán, người mua trực tiếp hoạt động trên thị trường. Hoặc là những người làm trung gian giữa người bán và người mua hoặc người có nhiệm vụ quản lý và giám sát thị trường.

Khách thể

Khách thể chính là dịch vụ, sản phẩm, hàng hóa thậm chí là sức lao động, nguồn vốn… thứ mà chủ thể tham gia vào thị trường hướng đến. Những tài sản giao dịch dù là vô hình như thương hiệu, bản quyền… hay tài sản hữu hình như lương thực, thực phẩm, tiền tệ… đều là khách thể của thị trường.

Giá cả trên thị trường

Giá cả ở trên thị trường đều được hình thành dựa trên cơ sở cung cầu của hàng hóa. Cụ thể:

  • Nếu cung lớn hơn cầu thì giá sẽ giảm
  • Nếu cầu lớn hơn cung thì giá sẽ tăng

Phân loại thị trường hiện nay

Căn cứ vào hình thái vật chất

Thị trường hàng hóa

Đây được xem là hình thái thị trường diễn ra cực kỳ phổ biến đối với những đối tượng trao đổi chính là hàng hóa hữu hình. Những mặt hàng này có thể là nguyên vật liệu, yếu tố sản xuất hoặc những mặt hàng tiêu dùng hàng ngày. Thị trường này này càng cạnh tranh gay gắt hơn bởi xuất hiện ngày càng nhiều nhà sản xuất kinh doanh.

Thị trường dịch vụ

Thị trường dịch vụ có đối tượng tham gia là những loại mặt hàng không thể cầm nắm được, nó giúp con người thỏa mãn nhu cầu dạng phi vật chất. Với hình thái thị trường này, quá trình tiêu dùng và sản xuất sẽ diễn ra song song.

Căn cứ mối quan hệ cung cầu

Thị trường thực tế

Đây là dạng thị trường vô cùng quan trọng trong chiến lược kinh doanh của một doanh nghiệp. Thị trường bao gồm những khách hàng đã và đang dùng sản phẩm của doanh nghiệp để thỏa mãn nhu cầu của mình. Các doanh nghiệp khi thực hiện kinh doanh đều hy vọng có thể giữ vững và mở rộng dạng thị trường này, đảm bảo rằng số lượng khách hàng thực tế có thể trung thành với doanh nghiệp.

Thị trường tiềm năng

Đây là thị trường mọi doanh nghiệp nhắm đến với mục đích mở rộng kinh doanh. Những người trong nhóm thị trường này phù hợp với mọi hàng hóa của doanh nghiệp nhưng chưa trở thành khách hàng. Tuy nhiên, họ có thể là nhóm người mà doanh nghiệp kỳ vọng rằng sẽ dùng sản phẩm, dịch vụ.

Nhóm thị trường này sẽ là giá trị tương lai dành cho doanh nghiệp.

Thị trường lý thuyết

Đây là thị trường gồm cả thị trường tiềm năng và thị trường thực tế. Thị trường lý thuyết cho phép những nhà đầu tư có thể thấy được khả năng của doanh nghiệp và tiềm năng phát triển trong tương lai.

Cấu trúc thị trường hiện nay

Cấu trúc thị trường chính là thuật ngữ sử dụng để chỉ hoạt động trao đổi mọi hàng hóa diễn ra giữa người bán và người mua trong thị trường. Và đề cập đến mức độ cạnh tranh tại thị trường.

Cạnh tranh hoàn toàn

Cạnh tranh hoàn toàn gồm có rất nhiều người bán và người mua, không phân biệt quy mô nhỏ to. Tại đây, mọi sản phẩm trên thị trường là như nhau, bất kỳ ai cũng có quyền ra vào thị trường một cách tự do mà không có bất cứ một rào cản nào.

Vì vậy, mỗi doanh nghiệp chỉ có một thị phần nhỏ nên không có bất kỳ ai tác động được lên mức giá bán của hàng hóa.

Cạnh tranh độc quyền

Mặc dù số lượng người bán và người mua khá lớn nhưng các sản phẩm ở đây đều có sự khác biệt. Dựa vào điểm khác biệt để có thể thỏa mãn được nhu cầu tiêu dùng của con người.

Đối với cấu trúc thị trường này, cho phép người bán được định mức giá cao hơn để phù hợp với ngành hàng.

Độc quyền hoàn toàn

Độc quyền hoàn toàn là cấu trúc thị trường chỉ có một người bán, một hãng duy nhất kiểm soát toàn bộ thị trường. Tại đây mức giá bán hoàn toàn do người bán quyết định có thể rất cao, người mua không thể tác động vào mức giá này.

Tại cấu trúc thị trường này người mua hoàn toàn mất đi mọi quyền tác động. Tuy nhiên, thị trường này cực kỳ hiếm, ở Việt Nam chỉ có ngành hàng mà Nhà nước cung cấp.

Độc quyền nhóm

Một số công ty trên thị trường hiện nay có cấu trúc dạng độc quyền nhóm, tức là chỉ cho một lượng khoảng 3 -5 công ty có thể chi phối thị trường những mặt hàng độc quyền đó. Các nhà độc quyền quyết định số lượng và mức giá sản phẩm tung ra thị trường, vì vậy khi có sự thay đổi sẽ ảnh hưởng lớn đến tổng cung của thị trường.

Cấu trúc độc quyền nhóm là dạng cấu trúc mà các doanh nghiệp Startup rất khó hoặc không thể nào gia nhập.

Xem thêm:

Tầm quan trọng của thị trường trong Marketing

Thị trường trong Marketing

Thị trường trong Marketing bao gồm tất cả người mua mà không có người bán. Bởi đối với Marketing thì nơi tập hợp người bán chính là ngành.

Nghiên cứu thị trường thật sự quan trọng?

Nghiên cứu thị trường giúp cho mọi người hiểu rõ hơn về khách hàng, thị trường và đối thủ cạnh tranh, từ đó sẽ có nhiều cơ hội để thành công trong kinh doanh. Ngoài ra, khi nghiên cứu thị trường bạn sẽ biết chính xác vị trí sản phẩm và từ đó chọn được chiến lược định vị, chiến lược phát triển sản phẩm, chiến lược truyền thông, chiến lược giá thích hợp.

Việc nghiên cứu thị trường sẽ giúp doanh nghiệp giảm thiểu khả năng thất bại, hạn chế tối đa những quyết định sai lầm. Vậy nên, để nghiên cứu thị trường chuẩn xác nhất bạn cần đầu tư về tiền bạc, thời gian, kỹ năng và kiến thức.

Quy trình nghiên cứu thị trường hiệu quả

Bước 1: Xác định vấn đề và mục tiêu

Xác định vấn đề và mục tiêu là bước đầu tiên và quan trọng nhất trong quy trình nghiên cứu. Bạn cần phải nắm được mục tiêu muốn hướng đến, vấn đề từ đâu mà có để triển khai các bước tiếp theo trong nghiên cứu thị trường. Càng nắm rõ được vấn đề thì việc nghiên cứu càng hiệu quả hơn.

Bước 2: Chọn phương pháp thực hiện nghiên cứu

Liệt kê tất cả các phương pháp nghiên cứu thị trường như: khảo sát, phỏng vấn cá nhân, phỏng vấn nhóm, đối tượng tiến hành nghiên cứu để đưa ra được nguồn dữ liệu chính xác. Sau đó, triển khai thử các phương pháp và chọn một phương pháp phù hợp nhất với mục tiêu muốn hướng đến.

Bước 3: Chuẩn bị khảo sát

Thiết kế các công cụ nghiên cứu phù hợp với phương pháp đã chọn để chuẩn bị khảo sát người tiêu dùng. Với những câu hỏi có ở trong bảng khảo sát cần được thiết kế chi tiết và phù hợp với mục tiêu nghiên cứu. Đồng thời, chuẩn bị những công cụ liên quan đầy đủ để tiến hành nghiên cứu.

Bước 4: Thu thập thông tin và phân tích dữ liệu

Đây được xem là bước quyết định đến kết quả nghiên cứu thị trường. Kết quả thu về được từ buổi khảo sát, phỏng vấn sẽ được đem đi phân tích cẩn thận. Mỗi thông tin sẽ đóng góp một phần vào kết quả cuối cùng nhận được.

Bước 5: Trình bày kết quả nghiên cứu

Tổng hợp tất cả dữ liệu đã thu thập được và tiến hành phân tích thành một bài báo cáo để trình bày kết quả đã được nghiên cứu, xử lý. Đồng thời đánh giá mục tiêu đưa ra trước đó có khả thi hay không.

Hy vọng, bài viết có thể cung cấp đến bạn những thông tin cần biết như thị trường là gì, hình thái, cấu trúc của thị trường. Cũng như có thể nhận thấy được tầm quan trọng của phân tích thị trường trong kinh doanh.

Xem thêm: