Thị Trường Trà Sữa Việt Nam, Báo Cáo Về Thị Trường Trà Và Trà Sữa Tại Việt Nam

Diendandoanhnghiep.vn Bạn đã bao giờ đi qua một quán trà sữa và thấy đám đông người trẻ đang xếp hàng dài để tìm kiếm thứ đồ uống đầy màu sắc. Điều gì khiến loại đồ uống này trở nên phổ biến như vậy tại Việt Nam?

Nguồn gốc của trà sữa

Mặc dù có vẻ như là một xu hướng đồ uống tương đối gần đây, nhưng trên thực tế trà sữa trân châu đã trở thành một thức uống phổ biến ở các nước châu Á từ những năm 80 của thế kỷ trước.Ở đâu đó giữa những loại đồ uống ưa thích, món pha chế khá “điên rồ” này dường như đã thu hút sự chú ý của những người trẻ tuổi nhờ sự đa dạng về màu sắc, hương vị và kết cấu của nó.

Bạn đang xem: Thị trường trà sữa việt nam

Shui
Tang.jpg” alt=”*”>

ShuiTang.jpg” alt=”*”>

Quán trànổi tiếng
Chun Shui Tang ở Đài Trung (Đài Loan).

Thức uống đặc trưng thường thấy này dựa trên công thức của người Đài Loan, pha trộn cốt trà nóng hoặc lạnh với sữa, trái cây và nước ép trái cây, sau đó thêm trân châu bột sắn mềm và dai ở dưới cùng.“Tapioca” là một loại tinh bột được chiết xuất từ củ sắn, không chứa gluten và hương vị khá nhạt, nhưng kết cấu tuyệt vời.

Theo một giai thoại ghi lại, trà sữa trân châu được xuất phát từ một quán trà có tên là Chun Shui Tang ở Đài Trung (Đài Loan).Giám đốc phát triển sản phẩm của công ty, Lin Hsiu Hui, cảm thấy buồn chán trong một cuộc họp nhân viên vào một ngày nọ và quyết định bỏ món tráng miệng Đài Loan, fen yuan (một loại bánh bột sắn có đường) vào trà đá Assam và uống nó.Sau đó, thứ đồ uống được ưa chuộng đến mức họ quyết định thêm nó vào thực đơn, và nó sớm trở thành sản phẩm bán chạy nhất của công ty.

Ngay sau khi chứng kiến sự thành công của thức uống này tại quán trà Chun Shui Tang, các công ty nhượng quyền trên khắp Đài Loan đã bắt đầu thêm trân châu bột sắn và các hương vị trái cây khác nhau vào trà đá của họ, và trà sữa trân châu bắt đầu như bây giờ chúng ta biết…

Việt Nam lọt top 3

Theo một báo cáo xuất bản ngày 16/8 vừa qua của Momentum Works và công ty giải pháp thanh toán kỹ thuật số
Qlub cho thấy, niềm yêu thích với món trà sữa trân châu đã lan tỏa khắp Đông Nam Á và khiến ngành công nghiệp này chạm tới mức doanh thu 3,66 tỷ USD trong năm 2021.

Doanh thu ngành trà sữa Việt Nam đã lọt top 3 trong khu vực với 362 triệu USD.

Theo báo cáo này, doanh thu ngành trà sữa Việt Nam đã lọt top 3 trong khu vực với 362 triệu USD, chỉ đứng sau hai thị trường hàng đầu là Indonesia với 1,6 tỷ USD và Thái Lan là 749 triệu USD trong năm 2021.

Trong khi theo một đánh giá của công ty nghiên cứu thị trường Euromonitor, thị trường trà sữa Việt Nam có tốc độ tăng trưởng hàng năm khoảng 20% và đã đạt quy mô gần 300 triệu USD từ năm 2017. Tại Việt Nam, trà sữa đang đứng thứ 2 về lượng người ưa chuộng sử dụng với 23% và hầu hết tập trung vào đối tượng là nữ giới (53%) và người trẻ từ 15 đến 22 tuổi (35%).

Một cuộc khảo sát của cổng dữ liệu Statista của Đức và nhà nghiên cứu thị trường Việt Nam Q & Me gần đây cho thấy, Việt Nam có 439 cửa hàng trà sữa, với hơn một nửa nằm ở Thành phố Hồ Chí Minh, tính đến hết tháng 4 năm 2022. Trong đó, Bobapop, một thương hiệu địa phương, dẫn đầu về địa điểm với 89 cửa hàng. Tiếp theo là ba công ty nước ngoài là Tiger Sugar (48 cửa hàng), The Alley (47) và Gong Cha (42).

Trào lưu nhất thời hay xu hướng?

Mặc dù trà sữa đã du nhập vào Việt Nam từ năm 2002 với thành phần chính ban đầu chỉ là trà, sữa và trân châu đen, nhưng nó chỉ thực sự phát triển mạnh từ năm 2012, bởi các thương hiệu trà sữa Đài Loan đã đưa mô hình kinh doanh dạng chuỗi với thiết kế hiện đại, quy mô lớn vào.

Trà sữa là trào lưu nhất thời hay xu hướng tương lai?

Tại Việt Nam, những nghiên cứu thị trường trà sữa gần đây cho thấy, đồ uống này ngày càng trở thành một cơn sốt và không có dấu hiệu hạ nhiệt khi số lượng các cửa hàng mở bán trà sữa đang liên tục tăng nhanh. Càng ngày thị phần của trà sữa ngày càng được mở rộng, hiện đã trở thành một mô hình kinh doanh mới tại Việt Nam.

Tuy nhiên, có một thực tế cho thấy, mặc dù có tỷ suất lợi nhuận cao (60%-70%), nhưng trà sữa vẫn là một ngành hàng khó cạnh tranh do các sản phẩm dễ sao chép và các vấn đề về chuỗi cung ứng. “Đây là một ngành công nghiệp mà 90% cửa hàng thất thu”, nghiên cứu chung của Momentum Works và Qlub lưu ý.

Có thể thấy, sau những thời điểm khó khăn do sự bùng nổ của đại dịch COVID-19 trên toàn thế giới trong vài năm qua, thị trường trà sữa được coi là sẽ tiếp tục khởi sắc và tăng trưởng mạnh. Và với một thị trường đầy hứa hẹn với tỷ suất lợi nhuận cao như trà sữa, đó có vẻ không phải là một trào lưu nhất thời, mà sẽ là xu hướng trong nhiều năm tới. Những doanh nghiệp nào nắm bắt được xu hướng này, có thể sẽ tìm kiếm được động lực tăng trưởng trong tương lai.

Xem thêm: Hướng Dẫn Cách Đan Khăn Len Kiểu Hàn Quốc Giá Tốt Tháng 2, 2023

Trong những năm gần đây, chúng ta có thể nhìn thấy thị trường trà sữa Việt Nam đang bước vào thời kỳ hoàng kim. Nhiều doanh nghiệp nhận thấy việc kinh doanh này là mỏ vàng cần được khai thác. Không có gì lạ lẫm khi một tuyến đường trên Hà Nội có đến hàng chục quán trà sữa được mở ra. Nhưng thực sự, thị trường này có thật sự dễ kiếm và tồn tại lâu dài hay không? Làm cách nào để các thương hiệu trà sữa có thể tồn tại được?

Tổng quan thị trường trà sữa Việt Nam

Có thể bạn không tin, nhưng theo nghiên cứu khảo sát thì trà sữa là thức uống được yêu thích thứ 2 tại Việt Nam, nó là món đồ uống giải khát khoái khẩu của rất nhiều bạn trẻ, học sinh, sinh viên và đặc biệt là nhân viên văn phòng độtuổi từ 18 – 39. Nhưng thị trường này chỉ phát triển mạnh mẽ ở các trung tâm thành phố lớn như Hà Nội, Hải Phòng, Thành phố Hồ Chí Minh…. giao động trung bình một ly trà sữa có thể từ 30 đến 70 nghìn đồng tùy từng thương hiệu, kích cỡ…

Chính vì giới trẻ có đam mê và có những người nghiện trà sữa với các loại topping mà chúng ta có thể thấy sự trỗi dậy của trà sữa, nó gần như thống trị thị trường nước uống. Chúng ta dễ dàng có thể kể được những cái tên đình đám nổi tiếng như Gong cha, KOI, Ding Tea, The Coffee House, Tocotoco, Bobapop…

*

Thị trường trà sữa là mỏ vàng cần được khai thác

Các quán trà sữa này mọc san sát như nấm, các tuyến đường Hà Nội mà bạn có thể kể tên như đường Hồ Tùng Mậu, Tây Hồ, đường Thanh Niên… Các thương hiệu trà sữa này đang nỗ lực hết mình để có thể trở thành đế vương và phủ sóng toàn đất nước Việt Nam. Nếu bạn là chủ của 1 trong những thương hiệu nào đó thì hãy cố gắng tìm cách xây dựng thương hiệu trong tâm trí người tiêu dùng bằng cách nhượng quyền thương hiệu.

Xu hướng việc sử dụng trà sữa tại Việt Nam

Thị trường trà sữa Việt Nam đang phát triển rất mạnh mẽ và nó là xu hướng mới của ngành giải khát Việt Nam. Theo khảo sátthị trườngtrà sữa thì tần suất sử dụng loại đồ uống này ở mức rất cao và vô cùng cao. Ở đây có ai tự tin nói rằng mình uống trà sữa ít nhất 2 lần/ tuần thậm chí nhiều hơn con số 2? Vâng, theo khảo sát nhu cầu uống trà sữa trên địa bàn Hà Nội gần đây thì 50% số người được hỏi mua trà sữa ít nhất 1 lần/ tuần, đơn giản vì trà sữa ngon, hợp khẩu vi, nhanh, gọn, lẹ và giá cả phù hợp, thuận tiện cho việc mang đi.

Thêm nữa, các quán trà sữa hiện nay mở ra rất nhiều, cơ sở vật chất khang trang hơn rất nhiều, cửa hàng được mở rộng đầu tư thiết bị công nghệ cao nên người mua có thể ngồi chờ rất thuận lợi.

Nhưng do sự phát triển quá ghê gớm của thị trường này, là chủ của thương hiệu, doanh nghiệp bạn cần phải xây dựng được một chiến lược Marketing để tạo ra sự khác biệt cũng như lợi thế cho mình. Sức mạnh của Digital Marketing rất mạnh mẽ.

*

Có rất nhiều các thương hiệu trà sữa nổi tiếng

Nghiên cứu thị trường trà sữa Việt Nam

Nghiên cứu thị trường là điều bạn cần làm đầu tiên nếu muốn mở một quán trà sữa hay nhượng quyền thương mại. Đơn giản, nó giúp bạn hiểu được nhu cầu của khách hàng, mong muốn của người tiêu dùng là gì và đặc biệt, thương hiệu của bạn ghi được trong tâm trí của khách hàng.

Có rất nhiều quán trà sữa đã phải đóng cửa khi chưa kịp biết đến tên và có nhiều người phải dừng việc kinh doanh béo bở này lại. Tuy màu mỡ nhưng xu hướng của người trẻ luôn luôn muốn sự mới lạ và yêu thích cái lạ nên đây không phải cuộc chiến cho những thương hiệu không chịu thay đổi, chịu làm mới mình.

Và hiện nay, có rất nhiều công ty trà sữa nghiên cứu thị trường để có thể nắm được thị hiếu của người tiêu dùng. Các bước cơ bản nghiên cứu thị trường như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Mục tiêu nghiên cứu bao giờ cũng là bước rất quan trọng để bạn xác định được vấn đề mình muốn nghiên cứu và cái đích của vấn đề nghiên cứu.

Sau đó bạn cần dành thời gian cũng như chi phí cho việc nghiên cứu để thu thập dữ liệu như phỏng vấn, quan sát, điều tra, khảo sát, dùng bảng câu hỏi

Bước 2: Phương pháp nghiên cứu

Bạn cần có những phương pháp nghiên cứu khác nhau, phù hợp với doanh nghiệp của mìnhđể có được kết quả tốt nhất, tuy nhiên các phương pháp nghiên cứu này bạn sẽ phải tốn khá nhiều thời gian, tiền bác như các mối quan hệ…

– Phỏng vấn nhóm: khảo sát các nhóm khách hàng thông qua các câu hỏi trắc nghiệm ví dụ như những điều bạn quan tâm khi chọm mua trà sữa, thương hiệu, chất lượng hay giá cả.

– Phỏng vấn các nhân: là hình thức trực tiếp phỏng vấn nhóm hoặc một cá nhân nào đó, từ kết quả đó bạn sẽ có được cái nhìn sâu sắc về thái độ của khách hàng

– Quan sát: có rất nhiều trường hợp câu trả lời của khách hàng không có sự đồng nhất với hành vi của họ.Vì vậy, quan sát sẽ là cách tốt nhất để biết được mong muốn của khách mà không cần họ phải nói ra

-Điều tra, khảo sát (dùng bảng câu hỏi): dùng bản câu hỏi ngắn gọn, đi thẳng vào vấn đề thông qua Google, mail, điện thoại áp dụng trên nhóm khách hàng mẫu đại diện cho thị trường. Số mẫu khách hàng càng lớn thì số liệu càng đáng tin.

Bước 3: Chuẩn bị

Bước tiếp theo của quy trình là bạn cần chuẩn bị tất cả các công cụ cần thiết cho quá trình nghiên cứu thị trường trà sữa như bảng khảo sát, thuê người tham sự khảo sát, thiết kế câu hỏi cho buổi khảo sát…

*

Nghiên cứu hành vi người sử dụng trà sữa

Bước 4: Tổng hợp

Bạn cần tổng hợp lại mọi thông tin và bắt đầu phân tích chúng. Ở bước này, hãy cố gắng sử dụng những phần mềm kỹ thuật, phân tích chuyên sâu để đưa ra con số chính xác cũng như giúp bạn tiết kiệm thời gian.

Không những thế, bạn cũng cần phân tích đối thủ cạnh tranh cả mình là ai để xem xét điểm mạnh và điểm yếu từ đó có kế hoạch phát triển sản phẩm, thương hiệu hợp lý.Ngoài ra, khi phân tích đối thủ, bạn cũng có thể định mức được giá cả cũng như định lượng nguyên liệu cho menu quán trà sữa của mình

Muốn kinh doanh được trà sữa trên thị trường trà sữa Việt Nam đầy biến động không phải đơn giản. Tồn tại hay chết của một thương hiệu phụ thuộc hết vào sự đổi mới và sáng tạo của doanh nghiệp. Bạn cần biết mình là ai để định vị được thương hiệu trên thị trường, bên cạnh hình thức bán hàng trực tiếp bạn cũng có thể bán theo hình thức online thông qua các khoá học kinh doanh để có được những kiến thức đó và áp dụng vào cửa hàng của mình.