Thế nào là một ” Bài báo khoa học” ? – VCED

THẾ NÀO LÀ MỘT “BÀI BÁO KHOA HỌC”?

Bài báo khoa học (tiếng Anh: scientific paper hay có kho viết tắt là paper) là một bài báo có nội dung khoa học được công bố trên một tập san khoa học (scientific journal) đã qua hệ thống bình duyệt (peer-review) của tập san. Ở đây có 2 vấn đề được bàn đến: NỘI DUNG BÀI BÁO, TẬP SAN KHOA HỌC VÀ HỆ SỐ ẢNH HƯỞNG.

1. NỘI DUNG KHOA HỌC CỦA MỘT BÀI BÁO.

– Thứ nhất, bài báo mang tính cống hiến nguyên gốc (original contributions). Hai chữ “nguyên gốc” ở đây có thể hiểu theo hai nghĩa: dữ liệu mới và ý tưởng hoặc phương pháp mới. Một bài báo nguyên gốc là bài báo có dữ liệu chưa từng công bố trước đây. Cách hiểu này để phân biệt với những bài báo tổng quan.

Một công trình nghiên cứu nếu được thiết kế tốt sẽ có hàng loạt bài báo gốc chứ không phải chỉ một bài duy nhất.

Ý nghĩa thứ hai của bài bá “nguyên gốc” là những bài báo có ý tưởng hoặc phương phá mới. Đó là những công trình nghiên cứu đề ra một cách tiếp cận mới, một ý tưởng mới hay một cách diễn giải mới. Có khi một công trình nhiên cứu có thể có nhiều phát hiện mới và cần phải có nhiều bài báo nguyên gốc để truyền đạt những phát hiện này. Cống hiến mới cho khoa học không chỉ phát hiện mới, mà có thể bao hàm phương pháp mới để tiếp cận vấn đề cũ, hay một cách diễn dịch mới cho phát hiện xa xưa. Do đó, các bài báo khoa học ở dạng này cũng có thể xem là những cống hiến nguyên gốc.

Tất cả các bài báo thể hiện những cống hiến nguyên gốc, trên nguyên tắc, đều phải thông qua hệ thống bình duyệt trước khi được công bố. Một bài báo chưa qua hệ thống bình duyệt chưa thể xem là một “bài báo khoa học”.

– Thứ hai, những bài báo nghiên cứu ngắn (short communications, hay research letters hay short paper…v.v…). Đây là những bài báo rất ngắn (chỉ khoảng từ 600-1000 chữ, tùy theo quy định của tập san) mà nội dung chủ yếu tập trung giải quyết một vấn đề rất hẹp hay báo cáo một phát hiện nhỏ nhưng quan trọng. Những bài báo này vẫn phải qua hệ thống bình duyệt nghiêm chỉnh nhưng mức độ rà soát không cao như các bài báo cống hiến nguyên gốc. Cần phải nói thêm ở đây phần lớn các bài báo công bố trên tập san Nature (một tập san uy tín vào hàng số 1 trong kha học) là Letter, nhưng thực chất là bài báo nguyên gốc có giá trị khoa học rất cao, chứ không phải những lá thư thông thường.

– Thứa ba là những báo cáo trường hợp (case reports).

Những báo cáo trường hợp cũng qua bình duyệt, nhưng nói chung không khó khăn như những bài báo nguyên gốc.

– Thứ tư là những bài tổng quan (reviews)

Những bài điểm báo thường tập trung một chủ đề hẹp nào đó mà tác giả phải đọc tất cả những bài báo liên quan, tóm lược lại và bàn qua những điểm chính, cũng như đề ra một số đường hướng nghiên cứu cho chuyên ngành. Những bài điểm báo thường không qua hệ thống bình duyệt, hay có qua bình duyệt nhưng không nghiêm chỉnh như những bài báo khoa học nguyên gốc.

– Thứ năm là những bài xã luận (editorials).

Xã luận cũng không phải là một cống hiến nguyên thủy, do đó giá trị của nó không thể tương đương những bài báo nguyên thủy. Thông thường các bài xã luận không qua hệ thống bình duyệt mà chỉ được ban biên tập đọc qua và góp vài ý nhỏ trước khi công bố.

– Thứ sáu là nhưng thư cho tòa soạn (letters to the editor).

Nhiều tập san dành hẳn một mục cho bạn đọc phản hồi những bài báo đã đăng trên tập san. Đây là những bài viết rất ngắn (chỉ từ 300-500 chữ, hay một trang, tùy theo quy định của tập san) của bạn đọc về một điểm nhỏ nào đó của bài báo đăng. Những thư này thường phê bình hay chỉ ra một sai lầm nào đó trong bài báo khoa học đã đăng. Những thư bạn đọc không phải qua hệ thống bình duyệt nhưng thường gửi cho tác giả bài báo nguyên thủy để họ đáp lời hay bàn thêm. Tuy nói là thư bạn đọc, nhưng không phải thư nào cũng được đăng nếu không nêu được vấn đề một cách súc tích và có ý nghĩa.

– Sau cùng là những bài báo trong kỷ yếu hội nghị. Có 2 loại bài báo trong nhóm này: nhóm 1 gồm những bài báo ngắn (proceeding paper) và nhóm 2 gồm những bìa báo tóm lược (abstracts)

2. TẬP SAN KHOA HỌC VÀ HỆ SỐ ẢNH HƯỞNG.

Tập san khoa học là những tờ báo xuất bản định kỳ, có thể mỗi tuần, mỗi tháng hay mỗi ba tháng, thậm chí 6 tháng 1 lần. Mục tiêu chính của các tập san khoa học là chuyên chở thông tin đến giới nghiên cứu khoa học nhằm từng bước phát triển khoa học. các tập san khoa học còn là những diễn đàn khoa học để giới khoa học có cùng cuyên môn trao đổi học hỏi lẫn nhau.

Uy tín của một tập san thường được đánh giá qua hệ số ảnh hưởng (Impact Factor hay IF). IF được tính toán dựa vào số lượng bài báo công bố và tổng số lần những bài báo đó được tham khảo hay trích dẫn (citations). Do đó tập san nào có hệ số IF cao cũng được hiểu ngầm là có uy tín và ảnh hưởng cao.

3. Ý NGHĨA XÃ HỘI CỦA BÀI BÁO KHOA HỌC.

Một bài báo chỉ khi nào được xem là “bài báo khoa học” nếu nó qua cơ chế bình duyệt và được công bố trên một tập san chuyên môn. Những bài báo xuất hiện dưới dạng bản tóm tắt hay thậm chí bài báo ngắn không thể xem là những bài báo khoa học bởi vì nó không đáp ứng được hai yêu cầu trên.

Theo GS. Nguyễn Văn Tuấn