Thế giới quan là gì? Vai trò và phân loại các thế giới quan?

Thế giới quan giữ một vai trò vô cùng quan trọng trong việc định hướng cho toàn bộ cuộc sống của con người, từ nhận thức cho đến hoạt động thực tiễn. Thế giới quan đóng vai trò định hướng đối với toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn cho đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân. Thuật ngữ thế giới quan đã trở nên khá quen thuộc trong cuộc sống hiện nay. Vậy thế giới quan là gì? Vai trò và phân loại như thế nào?

1. Thế giới quan là gì?

Thế giới quan được hiểu cơ bản chính là toàn bộ những quan niệm của con người về thế giới, bản thân, con người và vị trí của con người trong thế giới đó. Nó đóng vai trò định hướng đối với toàn bộ cuộc sống của con người, từ thực tiễn cho đến hoạt động nhận thức thế giới cũng như tự nhận thức bản thân, xác định lý tưởng, hệ giá lối sống cũng như nếp sống của mình.

Khái niệm thế giới quan thể hiện cái nhìn bao quát về thế giới trong ý thức của mỗi chủ thể bao gồm thế giới bên ngoài, con người và mối quan hệ giữa con người với thế giới đó. Đây cũng được xem chính là kim chỉ nam cho thái độ, hành vi của con người đối với thế giới bên ngoài.

Nguồn gốc của thế giới quan ra đời từ sự sống. Tất cả các hoạt động của con người sẽ đều bị chi phối bởi thế giới quan nhất định. Yếu tố cấu thành nên thế giới quan thực chất đó chính là tri thức, lý chí, tình cảm và niềm tin; chúng sẽ liên kết với nhau tạo thành một thể thống nhất, chi phối đến nhận thức và hành động thực tiễn của con người.

Phương pháp luận là lý luận về phương pháp, hệ thống các quan điểm, nguyên tắc chỉ đạo con người tìm tòi, xây dựng và lựa chọn, vận dụng phương pháp trong thực tiễn và nhận thức. Phương pháp luận cũng sẽ có nhiều cấp độ, trong đó phương pháp luận triết học và phương pháp luật chung nhất.

Thế giới quan và phương pháp luận triết học là lý luận nền tảng cơ bản của chủ nghĩa Mác- Lênin: đó chính là sự kế thừa, phát triển tinh hóa chủ nghĩa duy vật và phép biện chứng trong lịch sử tư tưởng của nhân loại.

Chủ nghĩa duy vật của chủ nghĩa Mác – Lênin được hiểu là chủ nghĩa duy vật biện chứng với tư cách là hạt nhân lý luận của thế giới quan. Các quan điểm duy vật biện chứng về nguồn gốc, động lực và những quy luật chung nhất chi phối sự vận động, phát triển của con người.

Khi các chủ thể nắm vững nội dung cơ bản về thế giới quan và phương pháp luận triết học của chủ nghĩa Mác – Lênin không chỉ là điều kiện tiên quyết để nhằm từ đó có thể nghiên cứu toàn hộ hệ thống lý luận mà còn là điều kiện để vận dụng nó một cách sáng tạo trong hoạt động nhận thức và thực tiễn để giải quyết vấn đề đời sống, xã hội.

2. Thế giới quan khoa học là gì?

Chúng ta hiểu về thế giới quan khoa học như sau:

Thế giới quan khoa học được hiểu là một thế giới khách quan, hiện hữu độc lập với con người, thế giới đó sẽ biến đổi chuyển theo quy luật nhân quả mà con người có tiền năng hiểu được. Thế giới quan đó không trực tiếp hay gián tiếp mà nằm trong tất cả tư duy, cảm quan và xử thế của con người.

Thế giới quan hình thành gồm nhiều yếu tố phụ thuộc và tất cả thuộc về ý thức xã hội, đó là:

– Quan điểm triết học.

– Quan điểm khoa học, chính trị, đạo đức và thẩm mỹ.

– Quan điểm tôn giáo: sản phẩm của thâm thức mô tả kiến thức qua trực giác cảm nhận.

– Kiến thức khoa học nhắm đến mục tiêu và phương hướng thực tiễn, trực tiếp cho người trong tự nhân, xã hội dựa theo quan sát và dữ kiện từ thực tiễn, phân tích tổng hợp chặt chẽ và có kiểm nghiệm đối với sự khách quan với thực tiễn.

– Nguyên tắc về tiêu chuẩn đạo đức đóng vai trò điều chỉnh các quan hệ qua lại và hành vi của con người.

– Những quan điểm thẩm mỹ quy định những quan hệ với môi trường xung quanh với hình thức, mục tiêu và kết quả của hoạt động.

3. Phân loại thế giới quan:

Phân loại thế giới quan cụ thể như sau:

Thế giới quan huyền thoại có nguồn gốc xã hội nguyên thủy trong giai đoạn sơ khai lịch sử bằng cách xây dựng nên các huyền thoại nhằm phản ánh các kết quả cảm nhận ban đầu của người nguyên thủy về nhận thức khách quan tự nhiên, đời sống xã hội. Ví dụ như dân tộc Việt Nam có truyền thuyết Lạc Long Quân – Âu Cơ để giải thích về nguồn gốc của dân tộc hay truyền thuyết Sơn Tinh- Thủy Tinh,….

Đặc điểm của thế giới quan huyền thoại đó chính là yếu tố thực và ảo, cái thần và cái người, lý trí và tín ngưỡng hòa quyện với nhau. Do con người không giải thích được các hiện tượng đặc trưng trong xã hội nên thường đưa ra các yếu tố tưởng tượng có tính huyền bí để giải thích. Thế giới quan huyền thoại xuất hiện và nó không phản ánh hiện thực một cách khách quan.

– Thế giới quan tôn giáo:

Thế giới quan tôn giáo sẽ phản ánh hiện thực khách quan một cách hư ảo, ra đời trong bối cảnh trình độ nhận thức của con người còn hạn chế. Thế giới quan tôn giáo giải thích dựa trên cơ sở thừa nhận sự sáng tạo của một loại năng lực thần bí, siêu nhiên.

Đặc trưng cơ bản của thế giới quan tôn giáo này đó chính là niềm tin dựa vào sự tồn tại và sức mạnh của lực lượng siêu nhiên, thần thánh và con người hoàn toàn bất lực và hoàn toàn phụ thuộc vào thế giới siêu nhiên đó.

Trong thế giới quan tôn giáo, con người thực chất chỉ là kẻ cầu xin và phục tùng. Ở một khía cạnh nào đó, thế giới quan tôn giáo ra đời là nhằm để có thể thể hiện khát vọng được giải thoát khỏi đau khổ, hướng đến một cuộc sống hạnh phúc. Cũng chính vì nguyên nhân đó, đã giúp cho thế giới quan tôn giáo tồn tại trong đời sống tinh thần ngày nay.

– Thế giới quan triết học:

Thế giới quan triết học được ra đời trong điều kiện trình độ tư duy và thực tiễn của con người và có bước phát triển cao hơn so với thế giới quan khoa học của tôn giáo và huyền thoại. Điều đó cũng đã làm cho tính tích cực trong tư duy của con người có bước thay đổi về chất.

Thế giới quan triết học thực tiễn được xây dựng dựa trên hệ thống lý luận, phạm trù, quy luật. Thế giới quan triết học không đơn giản chỉ là khái niệm, phạm trù, quy luật; thế giới quan triết học còn nỗ lực tìm cách giải thích, chứng minh cho tính đúng đắn của các quan điểm bằng lý luận, logic.

4. Tìm hiểu về thế giới quan duy vật và thế giới quan duy tâm:

Trong thế giới quan luôn luôn tồn tại 02 hình thức, đó là thế giới quan duy vật và duy tâm. Tuy nhiên ta nhận thấy rằng, thực chất thì cả 02 hình thức này lại ẩn chứa những đặc điểm cũng như cách nhìn nhận khác nhau.

Thế giới quan duy tâm được hiểu như sau:

Thế giới quan duy tâm ra đời và nó đã thừa nhận rằng bản chất của thế giới chính là tinh thần. Thế giới quan duy tâm là cái cơ trước và cũng là cái có quyết định đối với thế giới của con người và vật chất. Trong thế giới quan duy tâm lại tồn tại cả thế giới quan duy tâm khách quan và thế giới quan duy tâm chủ quan. Hai hình thức này lại khác nhau trong quan niệm về tinh thần. Chủ quan coi tinh thần là ý chí, tình cảm, tư tưởng còn khách quan lại coi tinh thần là ý niệm, một ý niệm tuyệt đối.

Có thể nói sự hình thành và phát triển của thế giới quan duy tâm sẽ thường được gắn liền với cả lịch sử hình thành và phát triển của chủ nghĩa duy tâm trong triết học. Về cơ bản thì thế giới quan duy tâm sẽ phủ nhận tính khách quan và quy luật khách quan của thế giới vật chất và con người. Bên cạnh đó thì thế giới quan duy tâm thừa nhận ý thức, tư tưởng, ý niệm, ý niệm tuyệt đối là cái có trước, cái sẽ quyết định đến thế giới vật chất, con người.

Nói chung, ta nhận thấy, thế giới quan duy tâm theo như đánh giá của các nhà khoa học thì nó có phần đối lập với thế giới quan khoa học, đa số phụ thuộc vào nhận thức của con người cũng như điều kiện lịch sử nhất định.

Thế giới quan duy vật được hiểu như sau:

Khác so với thế giới quan duy tâm, thế giới quan duy vật thì nó lại thừa nhận bản chất của thế giới là vật chất. Vật chất là cái có trước, thế giới quan duy vật quyết định ý thức cũng như thừa nhận vai trò của con người ở trong cuộc sống hiện tại. Bên cạnh đó thì thế giới quan duy vật còn khẳng định sự thống nhất ở tính vật chất. Cụ thể là hoàn toàn không do lực lượng siêu nhiên hay tinh thần của con người sinh ra. Vì vậy thế giới quan duy vật không tự mất đi mà tồn tại vĩnh viễn, vô tận và vô hạn.

Thêm vào đó thì thế giới quan duy vật sẽ còn khẳng định được sự hình thành, phát triển và vận động của xã hội đều phụ thuộc vào quy luật khách quan. Chính ý thức và tinh thần cũng sẽ phần nào có thể phản ánh bộ não của con người về hiện thực khách quan, ý thức, tinh thần có nguồn gốc vật chất, bị vật chất quyết định nhưng thế giới quan duy vật chứa tính sáng tạo và năng động.

5. Vai trò của thế giới quan trong cuộc sống:

Thế giới quan có những vai trò cơ bản sau đây:

Thế giới khách quan khoa học được đánh giá là kim chỉ nam giúp con người đến với các hoạt động tích cực theo sự phát triển của xã hội. Thế giới khách quan khoa học đóng vai trò quan trọng đối với mỗi con người, cộng đồng và xã hội nói chung. Thế giới quan đúng đắn sẽ hướng con người hoạt động theo những tư duy phát triển, góp phần vào sự tiến bộ của xã hội. Đây cũng chính là cơ sở cho sự hình thành tư tưởng về mặt nhân cách, chính trị, hành vi và đạo đức.

Vai trò của thế giới quan trong cuộc sống được thể hiện qua những yếu tố cụ thể sau:

– Vai trò của thế giới quan trong cuộc sống được thể hiện qua việc xác định được các mối liên kết chung giữa thế giới và con người đã giúp chúng ta tạo nên những định hướng về lý tưởng sống thông qua các mục tiêu và định hướng phương pháp hoạt động cụ thể.

– Vai trò của thế giới quan trong cuộc sống được thể hiện qua tri thức chung về thế giới, bản chất của con người, niềm tin, tình cảm trong thế giới quan mà chúng ta nhận thức được sẽ sâu sắc hơn thông qua các hoạt động thực tiễn đang diễn ra.