Thế giới đã phát triển thời trang bền vững ra sao ?

Thời trang bền vững là một trong những xu hướng đi đầu trong ngành công nghiệp thời trang hiện nay. Khi kết hợp giữa khái niệm “thời trang” “bền vững” trong sản xuất. Nhằm đáp ứng các nhu cầu may mặc của con người. Cũng như hạn chế những hậu quả lâu dài cho thiên nhiên, môi trường và con người. Trước những hệ quả của Thời trang nhanh đã gây ra như:

  • Rác thải

Theo Pulse of the Fashion Industry 2017, có đến 92 triệu tấn rác thải dệt may được thải ra môi trường vào năm 2015. Với ước tính đạt được 148 triệu tấn vào năm 2030, tương đương 17.5 kg rác/ thải/người/. Lắp đầy môi trường bằng rác thải, tăng các chi phí xử lý và nhiên liệu tiêu hủy. Khối lượng rác như trên khi chôn lấp cao hơn rất nhiều lần so với lượng quần áo được tái chế. Gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến môi trường đất. Vì rác thải dệt may cần trăm năm để phân hủy.

  • Ô nhiễm môi trường nước

Lượng nước thải để sản xuất thời trang chiếm 79 tỷ m3, đủ để lấp đầy 32 triệu bể bơi theo tiêu chuẩn Olympics (theo Pulse of the Fashion Industry 2017). Đây là con số đáng báo động. Trong khi hiện trạng hạn hán, thiếu nước ngọt xảy ra khắp mọi nơi. Đặc biệt là các nước kém phát triển. Năm 2030, lượng tiêu thụ ước tính tăng 50% dẫn đầu nhiều quốc gia sản xuất cotton. Ngành công nghiệp phải đối mặt với tình trạng khan hiếm nước cực đoan.

  • Sự bất công công trong xã hội

Người lao động trong ngành công nghiệp thời trang nhanh đang bị xử lý bất công, trả lương dưới mức trung bình. Cũng nhu sự bốc lột lao động trẻ em ở các quốc qua như Kenya, Ấn Độ, Kazahstan, Zimbabwe… buộc lao thôi học để đi hoạch bông trong những nhày hè.

  1. Thời trang bền vững là gì ?

Thời trang bền vững hay còn gọi là sustainable fashion (eco fashion) là các sản phẩm thời trang, may mặc không tạo ra các tác động gây hại đến môi trường, kinh tế. Bao gồm từ khâu nguyên liệu cho đến khâu sản xuất, quy trình sử dụng, phân hủy và tái chế. Theo các tiêu chí 3R ( Reduce, Reuse, Recycle) trong cả sản xuất và tiêu dùng.

Đây cũng là giải pháp hữu ích để giải quyết sự lãng phí, cải tiến chất liệu an toàn trong các sản phẩm hàng dệt may thời trang. Hướng đến mục tiêu cao cả hơn là thay đổi nhận thức của người tiêu dùng và thương hiệu thời trang. Từ đó tạo ra những sản phẩm thời trang không chỉ đẹp mà còn bảo vệ hệ sinh thái Trái Đất và công bằng xã hội.

  1. Xu hướng thời trang bền vững đã diễn ra như thế nào trên thế?

  • Tập trung vào nguồn gốc thiên nhiên và tái chế

Các doanh nghiệp bắt đâu chú trọng vào việc chế tạo, sử dụng các loại sợi organic trong sản xuất. Với những đặc điểm nhiều lợi ích như không chứa bất cứ các hóa chất độc hại nào trong quá trình canh tác. Nên tránh được các hóa chất gây hại gây hại cho da so với những những loại vải được lấy từ các cây trong tự nhiên như sợi bông, sợi gai…

Ngoài ra, các loại nhựa PET, bã Café… đã được tái chế thành vải, sau khi ngành thời trang dệt may nhận về nhiều cáo buộc về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường. Điều này, giúp giải quyết được những vấn đề về rác thải thời trang đến hệ sinh thái. Và quá trình thực hiện này hoàn khép kín, nên có thể sử dụng và tái chế lâu ngày.

  • Những thương hiệu thời trang lớn nỗ lực theo dõi tính bền vững

Adidas đã bắt đầu thực hiện các chiến lược thời trang bền vững vào năm 2007 với chiến lược Sustainable Strategy. Và từ năm 2016, Adidas đã loại bỏ tất cả các sản phẩm túi nhựa ra khỏi các cửa hàng cửa mình. Và đã cho ra mắt hơn 1 triệu đôi giầy từ nhựa tái chế Parley Ocean vào năm 2017.

H&M cũng là 1 trong những doanh nghiệp, áp dụng thời gian bền vững. Khi đã kêu gọi và thực hiện những dự án tái chế quần áo cũ ở bất cứ nhãn hiệu nào. Và cho ra mắt bộ sưu tập thời trang bền vựng “Conscious” trên Thế giới.

  • Người tiêu dùng

Người dân Châu Âu đã dần thay đổi thói quen sử dụng quần áo bền vững hơn. Thông qua chiến dịch ECAP – Europe Clothing Action Plan. Đáng chú ý nhất tại Đan Mạch và Ý, số lượng quần áo được đưa vào các tổ chức từ thiện đã ra tăng đáng kể.

Tỉ lệ quần áo cũ được thu mua để tái sử dụng tại Đan Mạch tăng từ 9% đến 13%. Tại Đứa tăng từ 5% đến 8%. Với tuổi thọ sử dụng quần áo tăng từ 3.8 đến 4.4 năm từ 2016 đến 2019.