Thầy của thầy thuốc! | giaoduc.edu.vn

Hơn 33 năm nay, GS.TS.BS Trn Ngc Sinh (SN 1954) đưc nhiu đng nghip công tác trong ngành giáo dc ln ngành y ưu ái gi bng bit danh đc bit là “bc thy”. Bi vn là nhà giáo ti Trưng ĐH Y Dưc TP.HCM, ông còn là “cha đ” ca Khoa Thn nhân to (BV Ch Ry), trc tiếp cu sng hàng trăm bnh nhân thoát khi ca t.

GS.TS.BS Trần Ngọc Sinh cùng ê-kip thực hiện ca ghép thận năm 2001

Nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II được ông “đỡ đầu” nay đã trở thành những bác sĩ giỏi, thầy giáo giỏi.

Thy giáo cm dao phu thut

Sinh ra và lớn lên ở tỉnh Tây Ninh, từ nhỏ chàng trai Trần Ngọc Sinh đã nuôi giấc mơ trở thành bác sĩ cứu người. 18 tuổi, ông thi đỗ Tú tài 2, rồi một mình lặn lội khăn gói lên Sài Gòn học tại Trường ĐH Y khoa Sài Gòn năm 1974, khi gần đủ các chứng chỉ cho một cử nhân khoa học (ngành sinh hóa) năm 1975, ông tiếp tục học trình Y Khoa (với tên mới là Khoa Y, ĐH Y Dược TP.HCM), đến 1980 thì ra trường. “Sau đó tôi thi đỗ kỳ thi bác sĩ nội trú các bệnh viện nên học tiếp. Sau tốt nghiệp với đề tài “Phẫu thuật trên sỏi san hô khó lấy” được giải thưởng “Khoa học sáng tạo tuổi trẻ” do Bộ Y tế và Trung ương Đoàn trao tặng, tôi được nhận về giảng dạy tại Trường ĐH Y Dược TP.HCM, bộ môn Tiết niệu học; đồng thời tham gia giảng dạy lâm sàng tại Khoa Tiết niệu – BV Chợ Rẫy” – GS.TS.BS Trần Ngọc Sinh nhớ lại.

Ông nói, năm 1987, trăn trở trước những ca bệnh suy thận không có cách cứu chữa, ông đã chắp vá những máy móc cũ, điều trị thành công cho nhiều trường hợp suy thận phù phổi cấp. Không lâu sau, ông lập ra đơn vị thận nhân tạo, là nơi điều trị suy thận cấp và mạn, những ca thận nhân tạo đầu tiên tại đây (tiền thân của Khoa Thận nhân tạo bây giờ).

Từ năm 1990, ông được cử tham gia vào nhóm ghép tạng Việt Nam, đến năm 1992 thì tham gia vào ê-kíp thực hiện 3 trường hợp ghép thận đầu tiên ở Học viện Quân Y (Hà Đông). Khi đó ông còn rất trẻ. Sau đó ông được đi Pháp tu nghiệp về ghép tạng. 1995, ông trở về, trở thành phẫu thuật viên ghép thận.

Từ 1998 trở đi, GS.TS.BS Trần Ngọc Sinh trở thành phẫu thuật viên ghép thận chính tại BV Chợ Rẫy. Năm 2004, ông phát triển kỹ thuật phẫu thuật lấy thận qua nội soi sau phúc mạc (kế thừa kỹ thuật có nguồn gốc Ấn Độ), góp phần rút ngắn chiều dài vết thương và thời gian hồi phục của người bệnh, đảm bảo thẩm mỹ vết thương sau hồi phục. Hơn 33 năm nay, hàng chục thế hệ sinh viên, đồng nghiệp biết đến ông với 2 nghề song song: là thầy giáo đào tạo thế hệ kế thừa vừa cầm dao phẫu thuật. “Nói là một lúc làm 2 nghề cũng không có gì đặc biệt lắm, bởi vì đều trong chuyên môn, chỉ khác một điều là lúc cấp bách thì trực tiếp cầm dao ở trong phòng mổ, lúc lại đứng trên giảng đường; thời gian cũng gần như không có lúc thảnh thơi nhưng trách nhiệm và tâm huyết khiến tôi không thể lơ là nhiệm vụ nào” – GS.TS.BS Trần Ngọc Sinh thổ lộ.

Gi 3 k lc ghép thn

GS.TS.BS Trần Ngọc Sinh được trao tặng 2 kỷ lục ghép thận tại Bà Rịa – Vũng Tàu vừa qua

Tại Hội nghị ghép tạng Việt Nam lần thứ 4 vừa diễn ra ở Bà Rịa – Vũng Tàu, GS.TS.BS Trần Ngọc Sinh được Tổ chức Kỷ lục Việt Nam trao tặng 2 kỷ lục: “Người thực hiện trường hợp ghép thận từ người hiến thận chết não đầu tiên tại Việt Nam” và “Người thực hiện trường hợp phẫu thuật lấy và ghép thận từ người hiến thận tim ngừng đập đầu tiên tại Việt Nam”. Trước đó, vào năm 2014, ông được trao tặng kỷ lục “Người thực hiện ghép thận nhiều nhất tại Việt Nam” với 350 trường hợp. Cho đến thời điểm này, ông là người duy nhất được trao tặng 3 danh hiệu kỷ lục về ghép tạng trong nền y khoa nước nhà.

Ông khẳng định: Trước năm 1992 tại Việt Nam chưa có ai thực hiện được ghép thận, sau đó, bắt đầu ghép thận từ người cho sống, người cho chết não (tim còn đập, phải có hội đồng y khoa thẩm định). Tuy nhiên người cho thận có giới hạn trong phạm vi gia đình, người thân, do đó số lượng trường hợp được ghép là rất ít. Năm 2006, luật “Hiến lấy, ghép mô và bộ phận cơ thể người…” được ban hành, tuy nhiên đến năm 2008 mới có trường hợp hiến thận đầu tiên được thực hiện. Chính ông là người trực tiếp cầm dao phẫu thuật thực hiện ca mổ có ý nghĩa trọng đại này.

Kể về những hồi ức đáng nhớ, GS.TS.BS Trần Ngọc Sinh bày tỏ: Trong hơn 350 ca phẫu thuật đã thực hiện, mỗi ca đều có những dấu ấn nhất định, nhưng có lẽ ông không thể quên được ngày 11-2-2010. “Hôm đó BV tiếp nhận liên tiếp 2 bệnh nhân là phụ nữ bị tai nạn giao thông. Người đầu tiên là bà N.T.H (1944), nguyên là bác sĩ trong kháng chiến nghỉ hưu. Khi nhập viện bà được nhanh chóng phẫu thuật nhưng các bác sĩ thần kinh xác định bà không thể qua khỏi. Chồng và 2 con trai của bà ấy tìm đến đơn vị điều phối – BV Chợ Rẫy trình bày nguyện vọng hiến tạng vợ, mẹ cho y học, đó cũng là di nguyện cao cả của bà lúc còn sống. Trong ngày hôm đó, 4 người bệnh khác được may mắn ghép thận nhờ tấm lòng cao cả của người cho”, ông nhớ lại.

Bc thy ca nhng ngưi thy

Hay tin ông được trao tặng 2 danh hiệu kỷ lục về ghép tạng, TS.BS Dư Thị Ngọc Thu  – Trưởng Đơn vị Điều phối ghép các bộ phận cơ thể người tại BV Chợ Rẫy (người từng được GS.TS.BS Trần Ngọc Sinh hướng dẫn thực hiện luận văn BS chuyên khoa II và luận án tiến sĩ) – xúc động: “Từ lâu nay, tất cả đồng nghiệp trong ngành đều kính trọng, công nhận và vinh danh thầy ở trong lòng. Đến nay, thầy có danh hiệu chính thức cũng là niềm vui rất đặc biệt”.

Kể về người thầy đáng kính của mình, TS. Dư Thị Ngọc Thu vẫn nhớ như in: “Khoảng năm 2004 đến 2006, tôi được thầy hướng dẫn thực hiện luận văn BS chuyên khoa II. Quá trình nghiên cứu, tôi cũng nhiều lần bị thầy quở trách vì chưa thật sự cẩn thận. Một lần nọ, đã sắp đến ngày bảo vệ luận án, thầy phát hiện tôi sử dụng một sự kiện lâm sàng được định nghĩa chưa đúng, liền yêu cầu tôi hủy bỏ tất cả số tài liệu đã in, viết và in lại cẩn thận trước khi nộp luận án cho thầy phản biện. Quá hoang mang, tôi đã khóc, nhưng ngay lập tức phải lấy lại bình tĩnh để xử lý tình huống. Một lần khác, tôi thu thập số liệu 100 hồ sơ bệnh án nhưng chỉ nhận được 98 hồ sơ. Trong khi một số người sẽ cho rằng đó là con số nhỏ, có thể “du di” thì thầy lại yêu cầu tôi phải xuống các phòng lưu trữ lục cho ra bệnh án, hoặc biên bản phẫu thuật, hoặc hồ sơ xuất nhập viện, nếu mất phải có giải trình rõ ràng… Đối với nghề nghiệp thầy đặc biệt khó tính, trách nhiệm; trong cuộc sống lại tình cảm, yêu thương. Chính nhờ những năm tháng được làm việc cùng thầy, tôi mới nghiệm ra: Tuyệt đối không bao giờ được làm việc cẩu thả, nhất là trong ngành y”.

Không chỉ TS. Dư Thị Ngọc Thu, nhiều tiến sĩ, thạc sĩ, bác sĩ chuyên khoa II, chuyên khoa I và hàng chục thế hệ sinh viên Y khoa được GS.TS.BS Trần Ngọc  Sinh “đưa đò” đều dành một tình cảm đặc biệt cho ông. Nhiều người trân trọng gọi ông là “bậc thầy của những người thầy”. Trong số những người từng được ông hướng dẫn, nay đã trở thành những bác sĩ giỏi, kế thừa và phát huy tốt những thành tựu y học nước nhà; đồng thời  là những người thầy trong nghề như: PGS.TS Ngô Xuân Thái (Trưởng bộ môn Tiết niệu học – Khoa Y, ĐH Y Dược TP.HCM), TS.BS Châu Quý Thuận (Phó Trưởng khoa Ngoại tiết niệu – BV Chợ Rẫy), TS. Trần Thái Thanh Tâm… Ông cũng thực hiện hàng trăm bài báo khoa học đăng trên nhiều tạp chí khoa học quốc tế được giới chuyên môn đánh giá rất cao.

Thương Thương