Thanh thản một chữ TÂM

(Cadn.com.vn) – Nghe tiếng “thơm” về Bệnh viện Quân y 13- Cục Hậu cần Quân khu 5 (đóng chân ở TP Quy Nhơn, Bình Định) đã lâu, nhưng lần này về đơn vị, tôi mới hiểu vì sao ở đây bác sĩ không mở phòng khám tư nhân như các nơi vẫn làm.

Từ Nghị quyết Đảng ủy Bệnh viện

Có mặt tại lễ kỷ niệm 40 năm ngày truyền thống Bệnh viện Quân y 13 (BVQY) (13-10-2012), bác sĩ Mai Nhẫn, nguyên Giám đốc BV những năm từ 1984-1995 kể về hành trình của đơn vị liên quan đến một quyết định tồn tại đến bây giờ…

Sau những năm tháng phục vụ chiến trường Campuchia, từ năm 1990, BV QY 13 không có trong biên chế tổ chức của Bộ Tổng tham mưu (năm 2001 mới được biên chế trở lại). Bên cạnh sự hỗ trợ của BTLQK, Ban Giám đốc đã làm mọi cách để BV đứng vững. Mở dịch vụ y tế là phương án tối ưu. Đây vừa là biện pháp chia sẻ tình hình quá tải của các bệnh viện dân y, vừa có phần tích lũy để xây dựng lại bệnh viện và có nguồn thu cải thiện đời sống cán bộ, nhân viên. Vậy là, BV đã trở thành mô hình tiên tiến trong toàn quân về làm dịch vụ y tế, một địa chỉ tin cậy về khám chữa bệnh của nhân dân trong khu vực, được nhiều đơn vị trong cả nước về tham quan học tập, là yếu tố cơ bản để BV được Nhà nước tặng danh hiệu AHLLVTND thời kỳ đổi mới.

 Thiếu tướng Nguyễn Trọng Huy, PTLQK 5 với các bác sĩ trẻ BV QY 13.

Bác sĩ Mai Nhẫn nhớ lại những ngày đầu tiên ấy: “Năm 1990, từ Nghị quyết Đảng ủy Quân khu, Đảng ủy BV ra Nghị quyết cấm bác sĩ hành nghề y dược tư nhân dưới mọi hình thức. Bởi đây là giai đoạn quyết định, sống còn của BV. Nếu bác sĩ mở phòng mạch riêng chắc chắn sẽ kéo bệnh nhân ra ngoài, không tập trung cho dịch vụ y tế. Từng chi bộ, khoa ban sinh hoạt thống nhất, tán thành nghị quyết. Chúng tôi giao cho tài vụ theo dõi sát sao toàn bộ nguồn thu từ dịch vụ y tế, công khai rõ ràng, bồi dưỡng xứng đáng cho cán bộ, nhân viên hàng tháng, hàng quý…”.

Bác sĩ Mai Nhẫn nhớ lại những ngày đầu tiên ấy: “Năm 1990, từ Nghị quyết Đảng ủy Quân khu, Đảng ủy BV ra Nghị quyết cấm bác sĩ hành nghề y dược tư nhân dưới mọi hình thức. Bởi đây là giai đoạn quyết định, sống còn của BV. Nếu bác sĩ mở phòng mạch riêng chắc chắn sẽ kéo bệnh nhân ra ngoài, không tập trung cho dịch vụ y tế. Từng chi bộ, khoa ban sinh hoạt thống nhất, tán thành nghị quyết. Chúng tôi giao cho tài vụ theo dõi sát sao toàn bộ nguồn thu từ dịch vụ y tế, công khai rõ ràng, bồi dưỡng xứng đáng cho cán bộ, nhân viên hàng tháng, hàng quý…”.

Đến nay đã qua 4 lần thay đổi giám đốc nhưng BV vẫn duy trì chủ trương không để thầy thuốc BV mở phòng mạch riêng. Ông Lê Hữu Lộc, Chủ tịch UBND tỉnh Bình Định đánh giá rất cao vai trò của BV QY 13 trên địa bàn: “Thời gian qua, BV QY 13 đã tham gia khám và điều trị cho nhân dân rất hiệu quả. Các bác sĩ còn dành nhiều thời gian về khám chữa bệnh cho nhân dân các huyện miền núi, cấp phát thuốc miễn phí, chúng tôi rất cảm kích về nghĩa cử này. Chuyện bác sĩ BV không mở phòng mạch riêng để toàn tâm toàn ý cho đơn vị, chúng tôi đã nghe từ lâu và rất khâm phục”.

Thanh thản một chữ tâm

Đại tá Nguyễn Ngọc Triết, Phó Giám đốc Bệnh viện, trước đây là bác sĩ khoa Tai- Mũi- Họng có nhà mặt tiền ở TP Quy Nhơn rất thuận lợi nếu hành nghề. Bạn bè cùng lớp không ít lần khuyên anh làm thêm và cũng nhiều lần mời anh đi mổ ngoài giờ với họ. Có người bảo anh chỉ cần đứng tên để người khác mở phòng mạch là mỗi tháng có trong tay 10 triệu đồng. Trong khi anh nhận từ quỹ hỗ trợ dịch vụ y tế của BV cũng chỉ trên dưới 2 triệu đồng. Vợ trước đây bán hàng ở BV, sau đó bị bệnh phải nghỉ ở nhà, không có chế độ gì. Nội ngoại ở quê cần phụng dưỡng, hai đứa con tuổi ăn học. Chỉ cần anh gật đầu, cuộc sống đã thay đổi hẳn…Anh cười khi nhắc lại những ngày tháng đã qua: “Mình không làm thêm, nên có thời gian chăm con cái, nhờ thế cả hai đều ngoan, học giỏi”.

Thượng tá  bác sĩ Huỳnh Ngọc Cẩn, Trưởng khoa Nội chung nói, về BV QY 13 hơn 20 năm, anh đã quen với cường độ công việc cao vì bệnh nhân đông, cả ngày miệt mài với bệnh án, soát xét công việc ngày mai cho khoa, tham gia các hoạt động thể thao, chưa kể 2 đến 3 đêm trực… Tại cuộc giao lưu các bí thư chi bộ tiêu biểu Quân khu năm 2012 mà anh là một trong những đại diện, câu chuyện “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” từ những điều cụ thể của anh và đội ngũ y bác sĩ khoa Nội chung làm mọi người xúc động và càng thêm khâm phục người bác sĩ  nhân hậu này. Ở BV 13 có hai cha con trở thành đồng chí là Đại tá Trần Văn Chương và  Đại úy Trần Đình Dương, đều có học hàm chuyên khoa 1, cùng khoa Chuyên khoa, bộ phận Răng-Hàm-Mặt. Ngoài giờ thể thao ở BV để rèn luyện sức khỏe, bác sĩ Trần Đình Dương dành nhiều thời gian nghiên cứu tài liệu, trao đổi chuyên môn, phối hợp với các bác sĩ trong BV làm nhiều đề tài khoa học.

 Khám chữa bệnh ở khu dịch vụ y tế. 

Được biết, ở BV 13, chất lượng chẩn đoán, điều trị ngày càng đựơc nâng cao. BV đã điều trị thành công nhiều kỹ thuật vượt tuyến như lấy máu tụ nội sọ, phẫu thuật Basedow, sỏi san hô đài bể thận, sỏi đường mật… Về nội khoa, có nhiều tiến bộ trong nội soi tiêu hóa để chẩn đoán và cắt đốt Polip, tiêm cầm máu, lấy dị vật ở dạ dày, đại tràng; tai biến nặng, nhồi máu cơ tim, viêm não màng não, suy thận cấp, suy gan cấp. 8 năm qua, BV có hơn 40 đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài có giá trị cao, được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng.

Được biết, ở BV 13, chất lượng chẩn đoán, điều trị ngày càng đựơc nâng cao. BV đã điều trị thành công nhiều kỹ thuật vượt tuyến như lấy máu tụ nội sọ, phẫu thuật Basedow, sỏi san hô đài bể thận, sỏi đường mật… Về nội khoa, có nhiều tiến bộ trong nội soi tiêu hóa để chẩn đoán và cắt đốt Polip, tiêm cầm máu, lấy dị vật ở dạ dày, đại tràng; tai biến nặng, nhồi máu cơ tim, viêm não màng não, suy thận cấp, suy gan cấp. 8 năm qua, BV có hơn 40 đề tài nghiên cứu khoa học, nhiều đề tài có giá trị cao, được ứng dụng rộng rãi trên lâm sàng.

Bác sĩ, Đại tá Nguyễn Mạnh Hùng, Chính ủy BV QY 13 khẳng định: “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh, tất cả thầy thuốc, nhân viên y tế BV đều hết lòng phục vụ nhân dân, cố gắng làm tròn trách nhiệm của người thầy thuốc, không để xảy ra tình trạng “phong bì”, hiện tượng vòi vĩnh, sách nhiễu bệnh nhân. Nhờ đó, 100% cán bộ, nhân viên chuyên môn luôn đạt tiêu chuẩn “Chiến sĩ quân y làm theo lời Bác”. Năm 2011 sơ kết 4 năm thực hiện cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” trong ngành quân y, BV được Tổng cục Hậu cần tặng Bằng khen, được đi báo công ở làng Sen quê Bác”.

Bài và ảnh: Hồng Vân