Thành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poir

Sau đây là mẫu Khóa luận tốt nghiệp Hóa hữu cơ với đề tài là Thành phần hóa học của cây phèn đen Phyllanthusreticulatus poir. Hy vọng đề tài Khóa luận tốt nghiệp này sẽ giúp các bạn có thêm tài liệu tham khảo khi viết Khóa luận tốt nghiệp của mình. Một số tài liệu có phí, các bạn xem thêm nội dung dưới bài viết để biết cách tải nhé. Nếu các bạn có nhu cầu hỗ trợ viết Khóa luận tốt nghiệp, các bạn có thể tham khảo quy trình, và bảng giá viết đề tài khóa luận tại bài viết này.

1 LỜI MỞ ĐẦU Ngày nay, cùng với sự phát triển vượt bậc của khoa học kỹ thuật, ngành hóa học đóng một vai trò rất quan trọng trong sự phát triển của xã hội. Bằng những con đường khác nhau, các nhà hóa học đã tạo ra những sản phẩm có ứng dụng trong các lĩnh vực như: y học, dược học, sinh học và nông nghiệp,… Tuy nhiên, những sản phẩm được tạo ra bằng cách tổng hợp mặc dù có kết quả nhưng lại gây ra nhiều tác dụng phụ cho con người và môi trường. Vì thế, hóa học các hợp chất thiên nhiên ngày càng được quan tâm hơn. Các nhà hóa học đã tiến hành tách chiết, cô lập, bán tổng hợp ngày càng nhiều những hợp chất có hoạt tính sinh học để tạo ra những sản phẩm hữu ích từ cây cỏ để nâng cao chất lượng cuộc sống. Các nghiên cứu trước đây cho thấy những loài thuộc chi Phyllanthus chứa nhiều loại hợp chất có hoạt tính sinh học như: alkaloid, triterpenoid, tannin, lignan, sesquiterpen,…Ngoài ra, Y học dân gian đã phát hiện khoảng 20 loại cây cỏ có khả năng chữa trị viêm gan, đặc biệt trong đó là các loài thuộc chi Phyllanthus (họ Thầu dầu, Euphorbiaceae) [4]. Cây Phèn đen (Phyllanthus reticulatus Poir.) là thực vật thuộc chi Phyllanthus được dùng trong Y học cổ truyền của Việt Nam và nhiều nước trên thế giới. Các bộ phận của cây đều được sử dụng làm thuốc: rễ Phèn đen thường được dùng trị lỵ, viêm ruột, ruột kết hạch, viêm gan, viêm thận và trẻ em bị cam tích… Lá thường dùng chữa sốt, kiết lỵ, tiêu chảy, phù thũng, ứ huyết do đòn ngã, huyết nhiệt sinh đinh nhọt… Vỏ thân được dùng để chữa lên đậu có mủ và tiểu tiện khó khăn… Với mong muốn đi sâu hơn làm sáng tỏ kinh nghiệm sử dụng trong dân gian, nâng cao tính hiệu quả, an toàn của dược liệu, đưa dược liệu vào sử dụng một cách khoa học hơn và có thể đẩy mạnh khai thác sử dụng cây thuốc này vào việc phòng và chữa bệnh cho nhân dân trong cộng đồng nên chúng tôi quyết định chọn cây Phyllanthus reticulatus Poir. để làm đề tài nghiên cứu. Hy vọng rằng kết quả nghiên cứu sẽ mang lại những hiểu biết mới về mặt hóa thực vật của cây Phèn đen, cũng như qua đó góp phần làm tăng giá trị ứng dụng của cây vào thực tế cuộc sống.
13. 3 CHƯƠNG 1 TỔNG QUAN
14. 4 1.1. ĐẶC ĐIỂM THỰC VẬT CÂY PHÈN ĐEN [2] Tên thông thường: Phèn đen Tên gọi khác: Nỗ, Sáp tràng thảo, Tảo phàn diệp, Diệp hạ châu mạng. Thuộc họ Thầu dầu (Euphorbiaceae) Tên khoa học: Phyllanthus reticulatus Poir. Hình 1: Trái phèn đen Hình 2: Thân, lá phèn đen 1.1.1. Mô tả chung [2] Phèn đen là cây bụi mọc tự nhiên ở bờ bụi, ven đường, ven rừng, cây cao 2-4m, cành gầy mảnh đen nhạt, đôi khi họp từ 2 đến 3 cành trên cùng một đốt dài 10-20cm. Lá có hình dạng thay đổi, hình trái xoan, hình bầu dục hay hình trứng ngược nhọn, hay tù ở hai đầu, phiến lá rất mỏng, dài 1,5 – 3cm, rộng 6 – 12mm, mặt trên có màu sẫm hơn mặt dưới, lá kèm hình tam giác hẹp. Cụm hoa hình chùm, mọc dưới nách lá, riêng lẻ hay xếp 2-3 cái một. Quả hình cầu, khi chín màu đen, dài 5 mm, rộng 3 mm. Hạt hình 3 cạnh, màu nâu, có những đốm rất nhỏ. Cây ra hoa kết quả từ tháng 8 -10 hàng năm. 1.1.2. Vùng phân bố, thu hái [2] Phèn đen là loài cây nhiệt đới nên có phân bố rất rộng, vùng Đông Nam Á, Nam Trung Quốc, Tây và Nam Phi. Ở nước ta, Phèn đen mọc thành bụi tự nhiên, có thể tìm dễ dàng ở bờ bụi ven đường, ven rừng. 1.2. CÁC NGHIÊN CỨU VỀ DƯỢC TÍNH Các loài cây thuộc chi Phyllanthus (Euphorbiaceae) được sử dụng rộng rãi trong y học dân tộc của nhiều nước như chữa bệnh thận, tiểu đường, viêm gan B,…[8].