Thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội như thế nào?
Thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội như thế nào?
Hiện nay cách nhanh nhất để tiếp cận nền kinh tế và xúc tiến đầu tư là thành lập doanh nghiệp. Hà Nội là thủ đô của nước ta, là trung tâm chính trị văn hóa, tập trung nhiều ưu điểm để có thể thành lập doanh nghiệp. Bài viết hôm nay chúng tôi chia sẻ đến các bạn thủ tục thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội.
1. Điều kiện thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
– Điều kiện về chủ thể thành lập công ty
Đối với chủ doanh nghiệp, đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp là công dân Việt Nam hoặc người nước ngoài định cư tại Việt Nam, chủ thể thành lập công ty có thể là các cơ quan, tổ chức, cá nhân có nhu cầu thành lập doanh nghiệp.
Đối với chủ doanh nghiệp là thương nhân nước ngoài có quốc tịch là các nước thành viên WTO, chủ thể thành lập công ty có thể liên doanh với cá nhân, tổ chức tại Việt Nam hoặc thành lập công ty 100% vốn đầu tư nước ngoài.
Thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội.
– Điều kiện về ngành nghề đăng ký khi thành lập doanh nghiệp
Doanh nghiệp được kinh doanh những ngành nghề pháp luật không cấm và có đăng ký ngành nghề kinh doanh với cơ quan quản lý, không được kinh doanh ngành nghề cấm đầu tư kinh doanh; kinh doanh ngành, nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ các điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Đầu tư.
– Điều kiện về vốn điều lệ và vốn pháp định khi thành lập doanh nghiệp
Vốn điều lệ là số vốn do thành viên, cổ đông góp hoặc cam kết góp vốn và được ghi vào Điều lệ công ty. Khác với Vốn pháp định mức vốn tối thiểu phải có để thành lập công ty do pháp luật quy định đối với từng ngành, nghề.
2. Các bước tư vấn thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội
2.1. Tư vấn chuẩn bị thành lập công ty
- Tư vấn lựa chọn loại hình doanh nghiệp phù hợp với điều kiện và chiến lược phát triển của khách hàng;
- Tư vấn số lượng thành viên, cổ đông trong công ty, quyền và nghĩa vụ của thành viên, cổ đông;
- Tư vấn và tra cứu tên công ty theo đúng quy định;
- Tư vấn lựa chọn địa chỉ đặt trụ sở công ty theo quy định;
- Tư vấn lựa chọn ngành nghề kinh doanh, ngành nghề kinh doanh có điều kiện;
- Tư vấn thông tin người đại diện theo pháp luật.
2.2. Soạn thảo và nộp hồ sơ đăng ký kinh doanh
Sau khi tư vấn chi tiết cho khách hàng, nếu khách hàng đồng ý, chúng tôi sẽ tiến hành soạn thảo hồ sơ đăng ký kinh doanh. Tùy vào loại hình doanh nghiệp mà hồ sơ thành lập sẽ khác nhau, nhưng về cơ bản hồ sơ thành lập doanh nghiệp, công ty gồm:
- Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp;
- Dự thảo điều lệ doanh nghiệp;
- Danh sách thành viên đối với công ty TNHH hai thành viên hoặc danh sách cổ đông sáng lập đối với công ty cổ phần;
- Bản sao hợp lệ một trong các giấy tờ chứng thực cá nhân:
- Đối với cá nhân: Chứng minh thư nhân dân hoặc hộ chiếu hoặc thẻ căn cước công dân còn hiệu lực;
- Đối với tổ chức: Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp đối với tổ chức và kèm theo giấy tờ chứng thực cá nhân của người đại diện theo uỷ quyền của tổ chức;
- Quyết định góp vốn, Văn bản cử đại diện theo ủy quyền đối với thành viên công ty, cổ đông công ty là tổ chức;
- Giấy ủy quyền.
2.3. Hỗ trợ sau khi thành lập doanh nghiệp
Sau khi nhận Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chúng tôi sẽ tiến hành khắc dấu, làm thủ tục thông báo mẫu dấu. Ngoài ra bạn còn được tư vấn các công việc cần làm sau khi thành lập doanh nghiệp về Kế toán – Thuế, Lao động, Bảo hiểm,…
3. Cần chuẩn bị gì trước khi thành lập doanh nghiệp
Trước khi muốn thành lập doanh nghiệp bạn cần chuẩn bị những vấn đề sau đây:
3.1. Cung cấp địa chỉ công ty
Hiện tại, không được đặt địa chỉ tại chung cư, trừ căn hộ có mục đích thương mại. Chúng tôi sẽ tiến hành kiểm tra tính hợp lệ về địa chỉ công ty, xem địa chỉ có được chấp nhận hay không.
3.2. Cung cấp tên công ty
Tên riêng của doanh nghiệp được lấy theo cơ sở dữ liệu quốc gia. Cho nên, tên công ty sẽ được đối chiếu, kiểm tra trên toàn quốc xem có bị trùng hay gây nhầm lẫn hay không. Nếu bạn chưa tìm được cái tên phù hợp chúng tôi sẽ hỗ trợ bạn lên ý tưởng và hoàn thiện tên doanh nghiệp.
Bạn cần cung cấp ngành nghề kinh doanh mà công ty hoạt động, chúng tôi sẽ kiểm tra các điều kiện và tư vấn cụ thể cho khách hàng trong từng loại ngành nghề riêng.
Hồ sơ thành lập doanh nghiệp.
3.3. Xác định số vốn điều lệ dự định đăng ký
Nếu công ty có nhiều thành viên cổ đông góp vốn điều lệ các bạn cần chuẩn bị giấy tờ tùy thân của từng thành viên góp vốn, tỷ lệ góp vốn của từng thành viên.
Nếu bạn chọn người đại diện công ty thì cần cung cấp thông tin để chúng tôi kiểm tra người đó có thuộc những trường hợp bị cấm thành lập và quản lý công ty hay không.
Bạn muốn hiểu rõ hơn về Thành lập doanh nghiệp tại Hà Nội như thế nào? trong từng trường hợp cụ thể, đừng ngần ngại trao đổi trực tiếp với Đăng ký kinh doanh nhanh:
Gọi ngay: 0794.80.8888