Thành lập doanh nghiệp nước ngoài – TƯ VẤN NGUYÊN AN LUẬT
Thành lập doanh nghiệp nước ngoài là một thủ tục pháp lý bắt buộc khi các nhà đầu tư nước ngoài đầu tư tại Việt nam
Theo quy định tại luật đầu tư mới 2020 có hiệu lực ngày 1-1-2021, nhà đầu tư có thể góp vốn gián tiếp vào công ty Việt Nam, góp vốn mua cổ phần từ 1-99% hoặc thành lập một công ty TNHH (LLc) hoặc Cổ phần với 100 vốn nước ngoài tại Việt Nam.
Khái niệm
Công ty có vốn đầu tư nước ngoài được định nghĩa theo Luật Doanh Nghiệp và Luật Đầu tư được hiểu là công ty do nhà đầu tư nước ngoài thành lập để thực hiện hoạt động đầu tư tại Việt Nam hoặc là doanh nghiệp Việt Nam do nhà đầu tư nước ngoài mua cổ phần, sáp nhập, mua lại…
Nhà đầu tư nước ngoài có thể đầu tư trực tiếp vào Việt Nam thông qua hình thức góp một trăm phần trăm (100%) vốn của nhà đầu tư nước ngoài hoặc thành lập liên doanh giữa các nhà đầu tư trong và ngoài nước hoặc đầu tư theo các hình thức hợp đồng: BCC, BO, BTO, BT…
Cơ sở pháp lý về thành lập doanh nghiệp nước ngoài theo luật mới
-
Cam kết WTO
-
Luật Doanh Nghiệp 2020 hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021.
-
Luật Đầu Tư 2020 hiệu lực thi hành từ ngày 1-1-2021.
Các hình thức nhà đầu tư nước ngoài đầu tư vào Việt Nam
Thành lập công ty tại Việt Nam với 100% vốn nước ngoài.
Cùng góp vốn để thành lập công ty với nhà đầu tư tại Việt Nam.
Mua cổ phần vốn góp của công ty Việt Nam.
Thực hiện đầu tư theo hợp đồng hợp tác kinh doanh BCC.
Khách hàng cần xác định những điều sau đây khi quyết định Thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt nam
➼ Ngành nghề dự kiến kinh doanh tại Việt Nam là ngành nào?
➼ Địa điểm đặt trụ sở tại đâu?
➼ Quốc tịch của nhà đầu tư?
➼ Vốn điều lệ thành lập công ty vốn nước ngoài?
➼ Đầu tư với tư cách cá nhân hay công ty vào Việt Nam?
Hồ sơ cần chuẩn bị khi Thành lập doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam
Đối với nhà đầu tư là cá nhân (do cá nhân, các cá nhân người nước ngoài góp vốn thành lập công ty tại Việt Nam)
-
Bản sao công chứng chứng minh thư nhân dân, thẻ căn cước hoặc hộ chiếu.
-
Xác nhận số dư tài khoản ngân hàng của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư tại Việt Nam.
-
Hợp đồng thuê trụ sở, giấy chứng minh quyền thuê của bên cho thuê (giấy chứng nhận quyền sử dụng đất, giấy phép xây dựng, giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh).
Đối với nhà đầu tư là tổ chức (do công ty có trụ sở tại nước ngoài góp vốn, đầu tư vốn thành lập công ty tại Việt Nam)
-
Bản sao giấy chứng nhận thành lập hoặc tài liệu tương đương khác xác nhận tư cách pháp lý đối với nhà đầu tư.
-
Bản sao 1 trong những tài liệu sau: cam kết hỗ trợ tài chính của công ty mẹ, báo cáo tài chính 2 năm gần nhất của nhà đầu tư, xác nhận số dư tài khoản của nhà đầu tư tương ứng với vốn dự kiến đầu tư vào công ty tại Việt Nam.
-
Hộ chiếu công chứng của người đại diện theo pháp luật của công ty tại nước ngoài.
-
Hộ chiếu công chứng của giám đốc – người đại diện theo pháp luật của công ty Việt Nam.
Lựa chọn tốt nhất cho nhà đầu tư khi thành lập công ty vốn nước ngoài là gì?
Thông thường các loại hình thành lập công ty có vốn nước ngoài tại Việt Nam được chia thành 3 loại chính:
Công ty TNHH 1 thành viên (dành cho 1 cá nhân hoặc 1 tổ chức đầu tư)
Công ty TNHH 2- 50 thành viên (dành cho 2 cá nhân trở lên hoặc 2 tổ chức trở lên)
Công ty cổ phần có từ 3 cổ đông trở lên.
Điều kiện thành lập công ty phân phối tại Việt Nam
Hoạt động phân phối của công ty bao gồm bán buôn hoặc bán lẻ. Hoạt động phân phối không bao gồm hoạt động xuất nhập khẩu hàng hoá. Doanh nghiệp được phép thu mua lại sản phẩm từ nhà cung cấp để phân phối ra thị trường.
Nhà đầu tư cần đáp ứng được những điều kiện sau:
Nhà đầu tư thuộc các nước, vùng lãnh thổ tham gia điều ước quốc tế mà Cộng hoà xã hội chủ nghĩa Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường về hoạt động mua bán hàng hoá.
Các mặt hàng phân phối không thuộc danh mục các mặt hàng cấm kinh doanh và không được quyền phân phối theo điều ước quốc tế mà phải phân phối theo lộ trình cam kết của điều ước quốc tế nếu thuộc danh mục hàng hoá có lộ trình phân phối.
Phạm vi phân phối: bán buôn và bán lẻ.
Được Bộ Công Thương chấp nhận bằng văn bản.
Thủ tục cấp Giấy phép kinh doanh bán lẻ hàng hóa cho công ty vốn nước ngoài
Công ty vốn nước ngoài phải xin giấy phép kinh doanh bán lẻ và các hoạt động liên quan đến phân phối hàng hóa trước khi kinh doanh.
Điều kiện cấp Giấy phép kinh doanh
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên có cam kết mở cửa thị trường cho hoạt động mua bán hàng hóa và các hoạt động liên quan trực tiếp đến mua bán hàng hóa
Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
Trường hợp nhà đầu tư nước ngoài không thuộc nước, vùng lãnh thổ tham gia Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên
Đáp ứng điều kiện về tiếp cận thị trường tại Điều ước quốc tế mà Việt Nam là thành viên;
Có kế hoạch về tài chính để thực hiện hoạt động đề nghị cấp Giấy phép kinh doanh;
Không còn nợ thuế quá hạn trong trường hợp đã thành lập tại Việt Nam từ 01 năm trở lên.
Đáp ứng tiêu chí sau:
Phù hợp với quy định của pháp luật chuyên ngành;
Phù hợp với mức độ cạnh tranh của doanh nghiệp trong nước trong cùng lĩnh vực hoạt động;
Khả năng tạo việc làm cho lao động trong nước.
Khả năng và mức độ đóng góp cho ngân sách nhà nước
Dịch vụ thành lập Thành lập doanh nghiệp nước ngoài của Luật Nguyên An:
✅ Tư vấn điều kiện thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài: tỷ lệ góp vốn của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam; điều kiện kinh doanh các ngành nghề; địa điểm thực hiện dự án; lưu ý các thủ tục trước và sau thành lập công ty vốn đầu tư nước ngoài;
✅ Tư vấn lựa chọn loại hình công ty phù hợp cho nhà đầu tư: Công ty TNHH hay Công ty cổ phần;
✅ Tư vấn mở tài khoản chuyển vốn, thời hạn góp vốn;
✅ Tư vấn hướng dẫn nhà đầu tư chuẩn bị tài liệu cần thiết để thành lập công ty có vốn đầu tư nước ngoài;
✅ Tư vấn, soạn thảo hồ sơ thành lập công ty cho nhà đầu tư;
✅ Đại diện nhà đầu tư làm việc với các cơ quan nhà nước có thẩm quyền của Việt Nam trong quá trình thực hiện thủ tục thành lập công ty cho nhà đầu tư (Xin cấp Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, Giấy phép kinh doanh, Giấy phép theo yêu cầu chuyên ngành, làm dấu pháp nhân, công bố mẫu dấu, thủ tục sau thành lập công ty,…;
✅ Tư vấn toàn diện, thường xuyên, dịch vụ kế toán, pháp luật thuế trọn gói các hoạt động phát sinh trong quá trình thực hiện kinh doanh tại Việt Nam cho nhà đầu tư.
Bài viết liên quan
Thay đổi người đại diện theo pháp luật
Tách đổi giấy phép đầu tư
Thay đổi địa chỉ kinh doanh trên hóa đơn