Thành lập doanh nghiệp là gì?

Thành lập doanh nghiệp là gì? Các loại hình doanh nghiệp phổ biến hiện nay là những loại hình nào? Và để đăng ký doanh nghiệp thì cần hồ sơ thủ tục gì? Dưới đây là nội dung giải đáp thắc mắc của bạn, mời bạn cùng tham khảo thêm chi tiết nhé!

Về mặt khái quát thì việc thành lập doanh nghiệp được hiểu tóm gọn là một thủ tục pháp lý được tiến hành tại cơ quan nhà nước có thẩm quyền theo quy định, tất nhiên, để được xem xét chứng nhận đăng ký doanh nghiệp, chủ doanh nghiệp cần thực hiện các thủ tục đúng theo yêu cầu tùy vào loại hình doanh nghiệp dự định đăng ký. Việc đăng ký thành lập doanh nghiệp là thủ tục bắt buộc nhằm xác lập tư cách pháp lý của chủ thể tham gia kinh doanh.

– Thứ nhất, về mặt khái niệm thì: Doanh nghiệp là tổ chức có tên riêng, có tài sản, có trụ sở giao dịch, được đăng ký thành lập theo quy định của pháp luật nhằm mục đích kinh doanh; và việc thành lập doanh nghiệp phải tuân theo quy định của pháp luật trên cơ sở thực hiện các thủ tục đăng ký doanh nghiệp theo quy định để được công nhận. Thành lập doanh nghiệp là việc đăng ký xác lập tư cách pháp lý cho doanh nghiệp, xác lập tính hợp pháp của các hoạt động kinh doanh dưới sự bảo hộ bởi pháp luật của Nhà nước nói chung.

– Thứ hai, hiện nay tại Việt Nam có 4 loại hình doanh nghiệp phổ biến cụ thể như sau:

1. Loại hình doanh nghiệp trách nhiệm hữu hạn: Loại hình doanh nghiệp này gồm có 2 mô hình là công ty TNHH Một thành viên và công ty TNHH Hai thành viên:

2. Loại hình doanh nghiệp công ty Cổ phần

3. Loại hình doanh nghiệp công ty Hợp Danh

4. Loại hình doanh nghiệp tư nhân

– Thứ ba, các loại hình doanh nghiệp thích hợp khi chọn lựa đăng ký thành lập: Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp tất yếu phụ thuộc vào quy mô, ngành nghề kinh doanh, thành viên/cổ đông góp vốn…, cụ thể:

+ Trường hợp chỉ có 1 thành viên góp vồn thì bắt buộc phải chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH 1 thành viên hoặc Doanh nghiệp tư nhân

+ Trường hợp có 2 thành viên góp vốn thì loại hình doanh nghiệp nên chọn là Công ty TNHH hai thành viên, Công ty Hợp danh

+ Trường hợp có trên 2 thành góp vốn thì có thể lựa chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH Hai thành viên hoặc công ty cổ phần

* Lưu ý: Việc lựa chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH hay Công ty cổ phần còn phụ thuộc vào ngành nghề kinh doanh, quyền và nghĩa vụ của thành viên công ty (Ví dụ: Thông thường các công ty hoạt động trong lĩnh vực tư vấn, cung cấp dịch vụ hay lựa chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty TNHH, Công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất hay lựa chọn loại hình doanh nghiệp là Công ty Cổ phần).

– Thứ tư, về hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp:

Tùy theo từng loại hình doanh nghiệp mà chủ doanh nghiệp dự định thành lập cần chuẩn bị các loại hồ sơ khác nhau. Sau đây là hồ sơ thành lập doanh nghiệp đối với từng loại hình doanh nghiệp theo quy định của pháp luật, cụ thể:

1. Hồ sơ thành lập doanh nghiệp tư nhân, gồm có:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân.

– Các giấy tờ xác minh đủ điều kiện kinh doanh các ngành nghề có điều kiện theo quy định

2. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty hợp danh, gồm có:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên.

– Bản sao Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

3. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty trách nhiệm hữu hạn, gồm có:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách thành viên.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các thành viên là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của thành viên là tổ chức. Đối với thành viên là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

4. Hồ sơ đăng ký thành lập doanh nghiệp của công ty cổ phần, gồm có:

– Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp.

– Điều lệ công ty.

– Danh sách cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài.

– Bản sao các giấy tờ sau đây:

+ Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của các cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là cá nhân;

+ Quyết định thành lập, Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương khác của tổ chức và văn bản ủy quyền; Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo ủy quyền của cổ đông sáng lập và cổ đông là nhà đầu tư nước ngoài là tổ chức. Đối với cổ đông là tổ chức nước ngoài thì bản sao Giấy chứng nhận đăng ký doanh nghiệp hoặc tài liệu tương đương phải được hợp pháp hóa lãnh sự;

+ Giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với nhà đầu tư nước ngoài theo quy định của Luật đầu tư.

* Lưu ý: Giấy đề nghị đăng ký doanh nghiệp cần đảm bảo thể hiện rõ các nội dung sau:

– Tên doanh nghiệp.

– Địa chỉ trụ sở chính của doanh nghiệp; số điện thoại, số fax, thư điện tử (nếu có).

– Ngành, nghề kinh doanh.

– Vốn điều lệ; vốn đầu tư của chủ doanh nghiệp tư nhân.

– Các loại cổ phần, mệnh giá mỗi loại cổ phần và tổng số cổ phần được quyền chào bán của từng loại cổ phần đối với công ty cổ phần.

– Thông tin đăng ký thuế.

– Số lượng lao động.

– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của chủ doanh nghiệp tư nhân và thành viên hợp danh.

– Họ, tên, chữ ký, địa chỉ thường trú, quốc tịch, số Thẻ căn cước công dân, Giấy chứng minh nhân dân, Hộ chiếu hoặc chứng thực cá nhân hợp pháp khác của người đại diện theo pháp luật của doanh nghiệp đối với công ty trách nhiệm hữu hạn và công ty cổ phần.

Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đề cập ở trên có thể giúp bạn hiểu hơn về việc đăng ký doanh nghiệp hiện nay nhé! Trường hợp bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm thông tin hoặc muốn biết chi tiết về dịch vụ thành lập doanh nghiệp trọn gói do công ty chúng tôi cung cấp, bạn có thể liên hệ Kế toán Sài Gòn để được tư vấn thêm nhé! Chúc bạn thành công!